Tình hình đền bù cho các hộ dân khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển Khu kinh tế từ năm 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế vân đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2017 2019 (Trang 63 - 69)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đời sống người dân trên địa bàn

3.3.1. Tình hình đền bù cho các hộ dân khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển Khu kinh tế từ năm 2017 – 2019

Để phục vụ các dự án phát triển đô thị, phát triển công nghiệp dịch vụ đô thị và xây dựng các khu đô thị tập trung của Vân Đồn từ năm 2017 – 2019, đã thu hồi tổng diện tích 2.821,1 ha đất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới tổng số 3.237 hộ dân, với tổng số tiền đền bù, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nông nghiệp là 595,5tỉ đồng (Bảng 3.9).

Để thực hiện thu hồi đất các dự án sử dụng đất đã bố trí các khu tái định cư.

Trong 3 năm (2017 – 2019), đã bố trí cho 344 hộ tái định cư, góp phần quan trong cho công tác thu hồi đất của địa phương.

Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả thu hồi đất Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019

Năm

Diện tích đất thu hồi

(ha)

Tổng số hộ bị thu hồi

Tổng số hộ tái định cư

Tổng số tiền hỗ trợ (tỷ đồng)

2017 1.120,0 1.168 186 237,5

2018 1.220,5 1.319 75 230,2

2019 480,6 750 83 127,8

Tổng số 2.821,1 3.237 344 595,5

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Vân Đồn) 3.3.2. Ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đời sống người dân trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2019

3.3.2.1. Tình hình khái quát các hộ điều tra

Đặc điểm của người lao động bao gồm đặc điểm về nhân khẩu (độ tuổi, giới tính, dân tộc, quy mô và kiểu hộ gia đình, tình trạng hôn nhân), đặc điểm về giáo dục (học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề), đặc điểm về kinh tế (mức sống, thu nhập, quy mô và thói quen chi tiêu, nhà ở, tài sản...), đặc điểm về văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, tác phong lao động ... có ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. Do đó để đánh giá mức

độ ảnh hưởng từ việc thu hồi đất sản xuất tới đời sống người dân đề tài đã thu thập chi tiết chỉ số thông tin đối tượng khảo sát.

Kết quả được trình bày tại bảng 3.10 cho thấy:

- Trong số 120 hộ điều tra có 42 chủ hộ có tuổi đời từ 18 - 40 chiếm 35,00

%, 47 hộ có tuổi đời từ 41 - 60 chiếm tỉ lệ 39,17 % còn lại 31 hộ có tuổi đời trên 60 chiếm tỉ lệ 25,83 %.

- Có 67 hộ đại diện chủ hộ là nam và 53 hộ chủ hộ là nữ.

- Trình độ văn hóa: 24 người dân đại diện chủ hộ tham gia khảo sát có trình độ tiểu học, 20,00 %; 45 người dân đại diện chủ hộ tham gia khảo sát có trình độ trung học cơ sở, 37,50 %; 33 người dân đại diện chủ hộ tham gia khảo sát có trình trung học phổ thông, 27,50 %; 18 người dân đại diện chủ hộ tham gia khảo sát có trình độ cao đẳng, đại học, 15,00 %. Như vậy mẫu đối tượng khảo sát đã tương đối đầy đủ các nhóm tuổi, ngành nghề, trình độ.

Bảng 3.10. Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ điều tra

TT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Tuổi của chủ hộ 120 100,00

1.1 Tuổi chủ hộ từ 18 - 40 42 35,00

1.2 Tuổi chủ hộ từ 41 - 60 47 39,17

1.3 Tuổi chủ hộ trên 60 31 25,83

2 Giới tính của chủ hộ 120 100,00

2.1 Nam 67 55,83

2.2 Nữ 53 44,17

3 Trình độ văn hóa 120 100,00

3.1 Số chủ hộ học hết tiểu học 24 20,00

3.2 Số chủ hộ học hết THCS 45 37,50

3.3 Số chủ hộ học hết THPT 33 27,50

3.4 Số chủ hộ qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH..) 18 15,00 (Nguồn: Số liệu điều tra)

3.3.2.2. Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của hộ trước và sau thu hồi đất Số liệu tổng hợp từ điều tra 120 hộ tại bảng 3.11 cho thấy:

- Về tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ dân trước thu hồi đất: Với tổng số 120 hộ điều tra, có 112 hộ trước đây có việc làm (cả thường xuyên và thời vụ) tương đương với 93,33% số hộ: Trong đó 78/120 hộ sản xuất nông nghiệp đạt 65,00 %, 9 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại là 7,5 %, 8 hộ sản xuất thủ công nghiệp là 6,67 %, 4 hộ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là 3,33 % và chỉ có 8 hộ không có việc làm là 6,67 %.

- Sau khi thu hồi đất được hỗ trợ tiền đền bù, đào tạo nghề cho người lao động đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu lao động trong các ngành nghề: Số hộ sản xuất nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 21/120 người (giảm 47,50 %), số hộ tham gia phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại tăng 7,50 %, số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng 17 hộ đạt 14,17 %, số hộ tham gia nghề xây dựng tăng 16 hộ đạt 13,33 %, nghề khác tăng 3,33 %. Tuy nhiên tổng số người có việc làm sau khi thu hồi đất giảm xuống còn 101/120 người và tổng số người không có việc làm tăng lên con số 19/120 người (15,83 %).

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của hộ trước và sau thu hồi đất

TT Nghề nghiệp của hộ

Trước thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất Tăng/giảm

Số hộ

Tỉ lệ (%)

Số hộ

Tỉ lệ (%)

Số hộ

Tỉ lệ (%) 1 Có việc làm 112 93,33 101 84,17 -11 -9,17

1.1 Nông nghiệp 78 65,00 21 17,50 -57 -47,50

1.2 Kinh doanh TM-

DV 9 7,50 18 15,00 9 7,50

1.3 Thủ công nghiệp 8 6,67 25 20,83 17 14,17

1.4 Xây dựng 4 3,33 20 16,67 16 13,33

1.5 Nghề khác 13 10,83 17 14,17 4 3,33

2 Không có việc làm 8 6,67 19 15,83 11 9,17 (Nguồn: Số liệu điều tra)

Như vậy, nhìn một cách tổng thể mặc dù cơ cấu lao động đang chuyển biến tích cực nhưng kéo theo đó là số người thất nghiệp lại đang có xu hướng tăng khi bị mất đất sản xuất từ các dự án thu hồi đất của Khu kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển đặc khu.

3.3.2.3. Tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến thu nhập của hộ gia đình Để đánh giá tác động của phát triển Khu kinh tế đến thu nhập của hộ gia đình, phần mềm IBM SPSS Statistics 20 đã hỗ trợ phân tích 120 phiếu điều tra tại 4 xã thị trấn của Vân Đồn. Kết quả khảo sát từ người dân được đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ như sau:

1: Hoàn toàn không đồng ý/rất yếu;

2: Không đồng ý/yếu;

3: Phân vân/trung bình;

4: Đồng ý/mạnh;

5: Hoàn toàn đồng ý/rất mạnh.

Số liệu xử lý thống kê SPSS về tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến thu nhập của hộ gia đình tại bảng 3.12 cho thấy:

Bảng 3.12. Đánh giá tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến thu nhập của hộ gia đình

TT Chỉ tiêu Nhóm A Nhóm B Nhóm C TB chung

1 Thu nhập tăng 3,40 3,48 4,35 3,74

2 Thu nhập như cũ 3,28 3,80 4,34 3,81

3 Thu nhập giảm 3,45 2,53 1,75 2,58

Ghi chú: 1,00 - 1,79: Rất yếu 1,80 - 2,59: Yếu

2,60 - 3,39: Trung bình 3,40 - 4,19: Mạnh 4,20 - 5,00: Rất mạnh.

(Nguồn: Số liệu điều tra) - Đánh giá chung cả 3 nhóm hộ điều tra cho thấy:

+ Thu nhập của hộ dân tăng lên sau thời gian thu hồi đất để phát triển Khu kinh tế, đạt chỉ số 3,74 – cấp độ mạnh. Như vậy phát triển Khu kinh tế có tác động tích cực đến thu nhập của người dân.

+ Tuy nhiên, chỉ số phân tích thống kê lại đạt mức mạnh (3,81) ở tiêu chí đánh giá thu nhập không đổi. Điều này cũng nói lên mặt khá tích cực của quá trình phát triển Khu kinh tế.

+ Đánh giá chung về tiêu chí thứ 3 là thu nhập giảm thì chỉ số chỉ đạt 2,58, ở mức yếu. Điều này cho thấy phát triển Khu kinh tế không làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ gia đình.

- Đánh giá cho từng nhóm: Khác biệt lớn nhất là nhóm A (Nhóm có đất bị thu hồi 100 %) đã cho rằng phát triển Khu kinh tế đã làm cho thu nhập của họ giảm, chỉ số đánh giá ở mức mạnh. Điều này cũng khá rõ vì khi bị thu hồi 100 % đất, nhất là đất sản xuất, bước đầu đã làm cho họ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

3.3.2.4. Tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến môi trường sống tại địa phương Đánh giá tác động của phát triển Khu kinh tế đến môi trường sống tại địa phương, kết quả khảo sát từ người dân được xử lý thống kê SPSS và đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ như mục 3.3.2.3.

Số liệu đánh giá 5 tiêu chí tại bảng 3.13 cho thấy:

Cả 3 nhóm hộ điều tra đều có đánh giá khá giống nhau về cả 5 tiêu chí môi trường sống. Đánh giá chung cho thấy:

- Có 3 tiêu chí được đánh giá đạt ở mức tác động rất mạnh, đạt chỉ số đánh giá 4,21 – 4,41. Đó là mật độ xây dựng tăng lên, hệ thống nước sạch tốt lên và tình trạng cung cấp điện tốt lên.

- Còn 2 tiêu chí được đánh giá phát triển Khu kinh tế đã tác động tiêu cực đến môi trường sống, chỉ số đánh giá 2,42 – 3,30. Đó là môi trường không khí bị ô nhiễm và an ninh trật tự kém hơn.

Như vậy, cho thấy khá rõ những mặt tích cực và tiêu cực của phát triển Khu kinh tế đến đời sống của người dân ở Vân Đồn.

Bảng 3.13. Đánh giá tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến môi trường sống tại địa phương

TT Chỉ tiêu Nhóm A Nhóm B Nhóm C TB

chung 1 Môi trường không khí tốt lên 2,42 2,49 2,35 2,42 2 An ninh, trật tự tốt lên 3,22 3,33 3,34 3,30 3 Mật độ xây dựng tăng lên 4,15 4,53 4,32 4,33 4 Hệ thống nước sạch tốt lên 4,32 4,18 4,14 4,21 5 Tình trạng cung cấp điện tốt lên 4,62 4,38 4,24 4,41

Ghi chú: 1,00 - 1,79: Rất yếu 1,80 - 2,59: Yếu

2,60 - 3,39: Trung bình 3,40 - 4,19: Mạnh 4,20 - 5,00: Rất mạnh.

(Nguồn: Số liệu điều tra) 3.3.2.5. Mong muốn của người dân trước tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trong tương lai

Để bổ sung thêm vào giải pháp, đề tài đã khảo sát nguyện vọng của người dân trước tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trong tương lai. Kết quả khảo sát tại bảng 3.14 cho thấy:

Bảng 3.14. Mong muốn của người dân trước tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trong tương lai

TT Diễn giải Ý kiến hộ điều tra

Số hộ %

1 Hỗ trợ cho người dân khi bị thu hồi đất 118 98,33

2 Đơn giá bồi thường phải hợp lý 103 85,83

3 Bố trí việc làm 80 66,67

4 Đào tạo nghề 85 70,83

5 Có quy hoạch sử dụng đất cụ thể và lâu dài 120 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra)

- Đại đa số người dân đều mong muốn:

+ Được hỗ trợ cho người dân khi bị thu hồi đất để có chỗ ở khi bị thu hồi hết đất ở, có đất sản xuất và kinh doanh…, 98,33 % đề nghị.

+ Phải có quy hoạch sử dụng đất cụ thể và lâu dài thông báo trước cho người dân, 100 % đề nghị.

+ Phải điều chỉnh đơn giá bồi thường hợp lý, tránh chênh lệch quá lớn giữa giá quy định và giá thị trường, 85,83 % đánh giá.

+ Ngoài ra cần chú trọng bố trí việc làm và đào tạo nghề cho người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế vân đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện vân đồn tỉnh quảng ninh giai đoạn 2017 2019 (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)