6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3. Các chỉ tiêu phân tích đánh giá rủi ro tín dụng
1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay
- Kết cấu dư nợ cho vay: Dựa vào kết cấu dư nợ cho vay mà ta có thể xác định rủi ro của ngân hàng cho vay cao hay thấp. Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định hoặc cho vay tiêu dùng quá nhiều sẽ có rủi ro lớn do mức độ tập trung vốn cho vay cao. Như vậy dựa vào kết cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế, đối tượng, nghề nghiệp…kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan tới khách hàng có thể đánh giá là rủi ro cao hay thấp.
Tỷ lệ nợ quá hạn = (số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ) x 100%
- Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ quá hạn chưa thu hồi được. Tỷ lệ nợ này cho biết cứ 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng đã quá hạn. Tỷ lẹ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh số dư thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.
- Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTN thường chia nợ quá hạn thành các nhóm sau:
Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày, có khả năng thu hồi Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (Nợ khó đòi)
- Các ngân hàng cho vay và khách hàng vay đều muốn tránh tình trạng nợ quá hạn. Về phía khách hàng đi vay, nếu quá hạn không trả được nợ sẽ mất uy tín, phải chịu một lãi suất quá hạn cao hơn lãi suát trong hạn, đối với ngân hàng cho vay, nợ quá hạn sẽ làm tặng tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay. Tỷ lệ này gián tiếp cho ta thấy quy mô của các khoản cho vay có vấn đề của ngân hàng thương mại. Nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ các hợp đồng cho vay là kém, ngân hàng phải xem xét lại khả năng, đánh giá lại quy trình, thủ tục cho vay, đặc biệt là phải xem xét lại khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cho vay.
- Tuy nhiên nợ quá hạn chưa phải là tổn thất đối với ngân hàng thương mại, đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp, bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn này đều dẫn đến tổn thất.
- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất trên dư nợ quá hạn = (Nợ có khả năng mất vốn/Dư nợ quá hạn) x 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/dư nợ quá hạn là một chỉ tiêu trực tiếp phản ánh rủi ro. Nó cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng bị tổn thất. Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh mức độ có thể gây ra rủi ro trong số nợ quá hạn của ngân hàng cho vay.
Nợ quá hạn có khả năng tổn thất thường bao gồm những khoản nợ quá hạn có thời gian quá hạn lớn (từ 6 tháng trở lên). Đối với ngân hàng cho vay việc duy trì các chỉ tiêu này với các tỷ lệ cao trong báo cáo tài chính đều là khó chấp nhận.
Ngân hàng cho vay luôn tìm cách giảm chỉ tiêu này xuống và biện pháp duy nhất là tích cực truy thu các khoản vay này. Những khoản này thực sự không thu hồi được phải hạch toán vào chi phí hoạt động và lấy quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất.
Tỷ lệ tổng dư nợ có có nợ quá hạn = (Tổng dư nợ có nợ quá hạn/Tổng dư nợ)x100%
Chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên. Vì vậy nó phản ánh chính xác hơn mức độ RRTD của ngân hàng.
- Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn
Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = (Tổng số khách hàng quá hạn/Tổng số khách hàng có dư nợ)x 100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao phản ảnh chính sách tín dụng ngân hàng là không hiệu quả. Ngoài ra nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu nợ quá hạn cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn. Ngoài ra nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu nợ quá hạn cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nhỏ.
- Chỉ tiêu cơ cấu nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = (Nợ ngắn hạn quá hạn/Nợ ngắn hạn)x100%
Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn = (Nợ dài hạn quá hạn/Nợ dài hạn)x100%
- Khả năng thu hồi nợ quá hạn:
Để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng người ta còn phân loại nợ quá hạn theo hai tiêu chí sau:
NQH có khả năng thu hồi vốn= (Nợ quá hạn có khả năng thu hồi/Nợ quá hạn)x100%
1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu.
Nợ xấu (Non-Performance Loans NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/ Tổng dư nợ)x100%
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu.
Như vậy tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Nọ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.
1.3.3. Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD:
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD= (Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập/Dư nợ bình quân)x100%
Tủy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phái trích lập dự phòng từ 0% đến 100%
giá trị từng khoản vay (sau khi trừ đi tài sản đảm bảo đã được định giá lại). Như vậy nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao. Thông thường tỷ lệ từ 0% đến 5%.
Những khoản nợ khó đồi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD. Như vậy một ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn nên chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này (thường từ 2% trở lên) thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề.
- Các chỉ tiêu phân tán rủi ro:
Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành thông tư 36/2014/TT-NHNN, quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (Thông tư 36).
Đây là văn bản pháp lý tạo lập khuôn khổ pháp lý mới điều chỉnh toàn diện về giới hạn, hạn chế, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Thông tư 36 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 , cụ thể như sau:
Kế thừa quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 36 quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
hợp nhất ở mức 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.
Về hệ số rủi ro của tài sản có được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100%
và 150%. Trong đó, đáng chú ý là Thông tư 36 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% đối với 3 nhóm tài sản có là: các khoản cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng.