Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 88 - 93)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ MỸ

3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Phú Mỹ

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

* Nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng

- Ngân hàng Nhà nước cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn đối với ngân hàng trong việc báo cáo thông tin tín dụng theo yêu cầu của trung tâm CIC chậm và không chính xác bởi trong thực tế hiện nay có rất nhiều ngân hàng thường xuyên cung cấp các báo cáo tín dụng định kỳ và không định kỳ trễ hạn hoặc là không chính xác về số liệu.

- Chất lượng và thời gian cung cấp các thông tin của trung tâm CIC cho các ngân hàng thường không đầy đủ và kịp thời. Việc có báo cáo CIC một cách kịp thời, đúng lúc sẽ giúp các ngân hàng có quyết định tín dụng đúng đắn, giảm thiểu được rủi ro cho vay.

- Cần cải tiến trang web của CIC để trang web luôn hoạt động tốt, cập nhật thường xuyên các thông tin tín dụng của ngân hàng, đảm bảo các ngân hàng luôn lấy được thông tin chính xác và kịp thời.

- Hiện tại trung tâm CIC mới chỉ cung cấp trường dư nợ tín dụng và trường tài sản đảm bảo. Cần mở rộng thêm các trường về tình hình tài chính, uy tín năng lực của đơn vị, cụ thể hơn thông tin của các trường ví dụ như trường dư nợ chi cung cấp tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng, ghi chú có phát sinh nợ xấu tại tổ chức tín dụng nào không, trung tâm CIC nên cung cấp cụ thể dư nợ của khách hàng tại từng tổ chức tín dụng, ngày phát sinh, mục đích sử dụng vốn vay, số ngày phát sinh nợ xấu, nguyên nhân phát sinh nợ xấu tạo điều kiện cho các ngân hàng có thêm nguồn thông tin tin cậy trong việc thẩm định nhu cầu vốn vay của khách hàng.

* Phát huy vai trò đầu mối giao lưu, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng.

Hiện nay các khóa đào tạo nghiệp vụ do ngân hàng nhà nước tổ chức còn rất khan hiếm, nên chăng ngân hàng nhà nước cần tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo và mời các ngân hàng cử cán bộ tham gia, thông qua các khóa đào tạo này, các cán bộ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc cung cấp tín dụng một cách có hiệu quả cũng như chia sẻ các thông tin tín dụng. Ngoài ra các buổi hội thảo định kỳ mà ngân hàng nhà nước là đầu mối với sự tham gia của các ngân hàng thương mại, sẽ giúp cho các ngân hàng mạnh dạn trình bày ý kiến về những bất cập của những quy định có liên quan cần phải được sửa chữa cũng như là nơi để các lãnh đạo ngân hàng nhà nước giải thích, hướng dẫn về việc thực thi các quy định chính sách mới cho ngân hàng, tránh tình trạng các ngân hàng lúng túng dẫn đến việc thực thi sai các quy định của NHNN cũng như của Chính phủ.

Tất cả các TCTD đều đươc thành lập và hoạt động theo quy định của NHNN.

Tuy nhiên cho đến nay những văn bản của NHNN vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và

vẫn chưa phát huy hết chức năng của mình. Vì vậy cần phải tiếp tục hoàn thiện và chỉnh sửa một số vấn đề cơ bản sau:

- Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới chuẩn mực quốc tế.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều kiện và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN.

- Nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. Trung tâm tín dụng CIC là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần vào việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân gây hạn chế khả năng phân tích tín dụng, phòng ngừa rủi ro hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được những điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Phối hợp chặt chẽ các NHTM, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm thông tin về những DN hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài đầu tư tại Việt Nam để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro khi Ngân hàng Việt Nam cho các đối tượng này vay vốn.

+ Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các đoạn xử lý để tạo nhiều sản phẩm thông tin.

+ Xây dựng và hoàn thiện các quy chế có liên quan đến thực hiện nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân

thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở.

+ Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu.

KÉT LUẬN

Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận/rủi ro luôn là mục tiêu mà BIDV Phú Mỹ hướng tới. Tuy nhiên đây cũng là bài học khó đối với BIDV Phú Mỹ, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Luận án đã hoàn thành với các nội dung cơ bản sau:

- Một là, hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM, tìm hiểu bài học kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại một quốc gia từ đó rút ra bài học đối với NHTM Việt Nam.

- Hai là nghiên cứu thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Mỹ trong thời gian qua trên các tiêu chí quy mô, chất lượng. Trên cơ sở đó đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.

- Ba là đề xuất các giải pháp trực tiếp, các giải pháp hỗ trợ và một số kiến nghị góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng theo hướng hợp lý, hiệu quả tại BIDV Phú Mỹ trong thời gian tới. Với những nội dung cơ bản luận án đã thực hiện, nghiên cứu sinh hi vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện cơ sở lý luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM và góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng có hiệu quả tại BIDV Phú Mỹ nói riêng và các NHTM nói chung.

Để thực hiện luận án này, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trần Thị Thùy Linh và sự hỗ trợ nhiệt tình của các anh/chị/em đồng nghiệp ban QLRR tại BIDV Phú Mỹ. Tuy nhiên do còn hạn chế nhiều mặt nên luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nghiên cứu sinh mong nhận được những ý kiến và sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý để luận án có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)