CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ MỸ
3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Phú Mỹ
3.2.3. Hoàn thiện các quy trình về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Hiện nay ngân hàng đã có quy đinh vận hành hoạt động tín dụng. Tuy nhiên do các quy định được xây dựng tại các thời kỳ khác nhau, do nhiều bộ phận đầu mối xây dựng, phục vụ mục tiêu từng giai đoạn, được chỉ đạo bởi nhiều cấp lãnh đạo…cho nên hiện có một số quy định chồng chéo, khó thực hiện. Do vậy, để đảm bảo hoạt động tín dụng vận hành hiệu quả, minh bạch, dễ phân trách nhiệm đòi hỏi ngân hàng phải rà soát và chẩn hóa, xây dựng các quy định, quy trình phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm:
- Các quy định về sản phẩm tín dụng, tài sản bảo đảm, đối tượng khách hàng,
- Các quy trình thẩm định tín dụng, quản lý tín dụng và lập hồ sơ tín dụng.
- Các quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, bao gồm cả các thẩm quyền phê duyệt các trường hợp ngoại lệ.
- Các hướng dẫn cho từng hình thức, loại hình cấp tín dụng.
- Các hạn mức RRTD và các giới hạn cấp tín dụng tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro tín dụng.
- Các quy định về phân cấp thẩm quyền đối với việc trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định.
- Các quy định về xác đinh lãi suất cấp tín dụng.
- Các quy định về vai trò và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan đến cấp tín dụng và quản lý tín dụng.
- Quy định về quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.
- Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Đặc biệt, trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị ngân hàng và đặc biệt là quản trị RRTD, các quy định và quy trình liên quan đến hoạt động tín dụng cần rà soát và chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu của hệ thống công nghệ thông tin, hướng tới tính tự động hóa cập nhật thông tin, phân tích đánh giá và báo cáo.
3.2.4.Nâng cao chất lượng thẩm định rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác về khả năng trả nợ dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cấp tín dụng, chất lượng thẩm định tốt sẽ hạn chế rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định tín dụng là tổ chức bố trí cán bộ thẩm định hợp lý, tránh sự chồng chép, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, năng lực của từng cán bộ. Đồng thời cần có những chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định. Thẩm định tín dụng dựa vào thông tin được cung cấp do đó cần tăng chất lượng thu thập
thông tin nhằm tăng chất lượng tín dụn, nâng cao chất lượng nguồn tin cán bộ thẩm định nhận từ khách hàng.
Ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thông tin khác về doanh nghiệp từ các nguồn tin tin cậy. Ngân hàng nên kiểm tra chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp thông qua các công ty kiểm toán để biết được tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính. Cán bộ thẩm định luôn có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Ngoài ra ngân hàng cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng tín dụng như áp dụng công nghệ phần mềm và thẩm định dự án, tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn, phát huy sử dụng hiệu quả nguồn vốn, mở rộng địa bàn đầu tư đi cùng với chất lượng tín dụng vẫn luôn được đảm bảo, chính sách ưu tiên về lãi suất để thu hút khách hàng tốt và nâng cao công tác tái thẩm định…
3.2.4.1.Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin
Việc thường xuyên nắm chính xác và kịp thời đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn là công việc rất phức tạp và có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cho vay.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin về kinh tế, thị trường và khách hàng nhằm có thể dự báo kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, nắm bắt kịp thời về tình hình biến động cung cầu về vốn trong từng thời kỳ để có biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp.
- Việc thẩm định khách hàng cần thông qua phỏng vấn trực tiếp, xem xét các giấy tờ cá nhân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức tín dụng mà khách hàng đã từng quan hệ… sẽ giúp Ngân hàng xác định được phong cách làm việc, năng lực quản lý điều hành, mức độ trung thực, tính cách của khách hàng. Ngân hàng có thể lập ra một bản chi tiết về các vấn đề hoặc câu hỏi cần tìm hiểu khách hàng và đưa ra các phương án trả lời. Sau đó đối chiếu với câu trả lời của khách hàng. Đây là cơ sở để CBTD đưa ra kết luận về tư cách khách hàng dễ dàng và chủ động hơn trong việc giao tiếp với khách hàng, hướng khách hàng trả lời
xác và thực tế hơn, tránh được tổn thất do thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến uy tín.
- CBTD là người thường xuyên tiếp cận khách hàng, trong buổi phỏng vấn, cán bộ cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của khách hàng. Qua đây cán bộ tín dụng cũng có thể xác định được độ thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà khách hàng đưa ra.
3.2.4.2.Nâng cao chất lượng nhận biết rủi ro tín dụng
Trên cơ sở nhận biết rủi ro, các nhà quản trị sẽ tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo, đây là một trong các nội dụng quan trọng nhất trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Để nhận biết rủi ro cần xem đến các dấu hiệu của rủi ro tín dụng, trên cơ sỏ đó phân tích rủi ro, đánh giá và nhận biết rõ bản chất của rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đó đển tín dụng của ngân hàng.
Trên cơ sở các dấu hiệu của rủi ro tín dụng, các bộ phận chịu trách nhiệm quản trị rủi ro theo phạm vi, nhiệm vụ của mình để đưa ra đánh giá , nhận xét, đề xuất đến bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp để có phương án xử lý kịp thời. Dấu hiệu của rủi ro tín dụng có thể đến từ phía khách hàng, hay từ chình nội bộ ngân hàng. Quá trình này được thực hiện trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, từ bán hàng, thẩm định, phê duyệt, vận hành, giám sát tín dụng đến khâu cuối cùng là xử lý nợ có vấn đề.
3.2.4.3.Nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khách hàng.
- Hoàn thiện nội dung, quy trình của công tác phân tích tài chính:
Hiện nay BIDV đã có văn bản pháp quy quy định quy trình cấp tín dụng cho toàn hệ thống và dựa trên quy trình đó, phòng thẩm định của chi nhánh có thể xây dựng nêm một quy trình thống nhất phục vụ riêng cho công tác thẩm định. Quá trình thẩm định gồm nhiều giai đoạn, ảnh hưởng lẫn nhau và tác động đến nhau một cách chặt chẽ do đó kết quả thực hiện từng giai đoạn phải phù hợp với nhau để đảm bảo tính khả thi. Do đó chất lượng của thẩm định tín dụng giữ một vai trò rất quan
trọng. Cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác nội dung và phương pháp quy trình thẩm định tín dụng
Tùy thuộc vào từng dự án theo từng lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề mà chúng ta có cách phân loại phân nhóm phù hợp với nội dung, phương pháp, quy trình phù hợp, không cứng nhắc, khuôn mẫu. Cần phải nghiên cứu để đơn giản hơn nữa quy trình này, giảm bớt chi phí và thời gian chờ đợi cho khách hàng, việc này sẽ giúp chi nhánh tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác và uy tín với khách hàng.
- Yêu cầu khi xếp hạng khách hàng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Dủ phương pháp này đơn giản và có nhiều hạn chế, nhưng phương pháp đo lường RRTD chủ yếu mang tính chất định tính này phần nào cũng giúp cho các nhà quản trị rủi ro có cái nhìn tổng quát ban đầu về mức rủi ro hiện tại của ngân hàng, phù hợp với trình độ công nghệ của hầu hết các ngân hàng thương mại VN hiện nay.
Tuy nhiên để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đạt hiệu quả cao nhất hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Tính độc lập: Các bộ phận của khối quản trị rủi ro chịu trách nhiệm về xếp hạng, tính chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải độc lập với các bộ phận của khối kinh doanh, khối xử lý nội bộ.
+ Tính minh bạch: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đảm bảo đủ minh bạch để cơ quan có thẩm quyền, tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bên thứ ba có thể hiểu để thực hiện thanh tra, giám sát, kiểm toán độc lập hoặc các công việc khác theo quy định đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
+ Chịu trách nhiệm: Quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ, bộ phận liên quan tới việc xây dựng và thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
+ Tính ứng dụng: Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng phải được sử dụng cho hoạt động quản trị RRTD hàng ngày, kết quả xếp hạng tín dụng phải được sử dụng để quyết định lãi suất cho cấp tín dụng, các điều khoản trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm từng khoản cấp tín dụng cho khách hàng.
+ Đánh giá lại: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được đánh giá bới
trong quy trình đánh giá lại phải được báo cáo cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành.
+ Tuân thủ các quy định nội bộ: Tuân thủ các quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ phải đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
+ Giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành: Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm phê duyệt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Ban điều hành chịu trách nhiệm giám sát đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
3.2.4.4.Nâng cao chất lượng phê duyệt tín dụng
Ngân hàng phải có quy trình phê duyệt quyết định tín dụng ở các cấp từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Quy trình phê duyệt quyết định tín dụng phải được quy định bằng văn bản đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Quy định cụ thể cá nhân hoặc hội đồng có thầm quyền phê duyệt quyết định tín dụng theo các tiêu chí và các trường hợp chuyển lên cấp có thẩm quyền cao hơn để phê duyệt. Biên bản phê duyết quyết định tín dụng phải ghi rõ cơ sở, lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt (Phải được lưu lại trong hồ sơ phê duyệt) và cá nhân, chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm về việc phê duyệt quyết định tín dụng đó.
+ Quy định cụ thể các trường hợp ngoại lệ về phê duyệt quyết định cấp tín dụng và quy chế ghi nhận báo cáo các ngoại lệ này.
+ Tính minh bạch của bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm toán, kiểm tra và thanh tra, giám sát theo quy định pháp luật
Trên cơ sở quy mô, mức độ phức tạp của khoản cấp tín dụng, quy trình phê duyệt quyết định cấp tín dụng có quy định cụ thể về các thông tin thẩm định tín dụng cần thiết để phê duyệt quyết định tín dụng.