Môi trường nông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới 2015 2018 xã hùng an huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 21 - 24)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Môi trường nông thôn ở Việt Nam

Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn do Bộ y tế và tổ chức UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấy VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình, 11,7% trường học, 36,6 trạm y tế xã 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết định 08/2005/QĐ- BYT); Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp 7,8%

khu chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1%

UBND xã; 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy; Ngoài ra, kiến thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế, thái độ của người dân còn rất bàng quang về vấn đề này.(Phạm Ngọc Quế,2003)

Môi trường nước có dấu hiệu ô nhiễm:

Môi trường nước mặt tại hầu hết các vùng còn tương đối tốt, có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, tại một số nơi, nước mặt có dấu hiệu suy giảm về chất lượng và ô nhiễm cục bộ chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, kim loại nặng và ô nhiễm vi sinh. Khu vực có chất lượng nước mặt suy giảm chủ yếu là vùng hạ lưu các con sông, các khu vực ven đô, nơi tiếp nhận nước thải tổng hợp từ các khu đô thị và làng nghề...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tùy theo địa bàn và thành phần chất thải, mỗi con sông sẽ bị ảnh hưởng bởi các chất gây ô nhiễm khác nhau. Môi trường nước mặt tại khu vực Bắc Bộ và Đông Nam Bộ có mức độ ô nhiễm cao hơn so với các khu vực khác.

Đặc biệt, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nơi có mật độ dân cư đông và hoạt động làng nghề, sản xuất công nghiệp phát triển, có những thông số như COD, BOD5, TSS, Coliform vượt QCVN.

Tại khu vực trung du, miền núi phía Bắc hay khu vực Tây Nguyên, cũng đã ghi nhận hiện tượng ô nhiễm cục bộ nước mặt do ảnh hưởng từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, điển hình như khu vực gần mỏ sắt tại xã Hưng Thịnh (Yên Bái), khai thác vàng, sa khoáng ở Đắc Lắc, Kon Tum...

Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt vùng Duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Nước mặt khu vực nuôi trồng thủy sản có đặc trưng chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh cao. Một số vùng nông thôn đã xuất hiện ô nhiễm do hoạt động nuôi thủy sản như các xã Thạch Phước, An Thủy, An Nhơn (Bến Tre), nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Khánh, Mỹ Đức, Mỹ Thành (Bình Định)...

Môi trường nước dưới đất tại một số khu vực nông thôn cũng đã có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh, tập trung ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Môi trường nước dưới đất tại nhiều làng nghề cũng đã bị ô nhiễm kim loại nặng và có xu hướng gia tăng. Tại làng nghề Phong Khê, hàm lượng mangan trong nước dưới đất cao hơn QCVN 5,9 lần, NH4+ cao hơn QCVN 6,1 lần; tại làng nghề Đồng Kỵ, hàm lượng sắt cao hơn QCVN 3,5 lần, NH4+ cao hơn QCVN 7,6 lần.(Trung tâm QTMT – TCMT,2014) Ô nhiễm không khí:

Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó lượng bụi và các lượng khí CO, CO2, SO2 và NO2 thải ra trong quá trình sản xuất trong làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (ở Khai Tái, Hà Tây), sản xuất vôi (ở Xuân Quan – Hưng Yên) hàng năm sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dụng khoảng 6000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò đã sinh ra nhiều loại bụi như CO, CO2, SO2, NOx và nhiều loại thải khác gây nguy hại tới sức khoẻ của người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên…(Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Khoa,2004)

Ô nhiễm môi trường đất:

Chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả nghiên cứu của đề tài KC.08.06 cho thấy một số mẫu đất ở làng nghề tái chế thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho thấy hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,68 - 69,68 ppm. Hàm lượng các kim loại nặng cũng rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. (Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Khoa,2004)

Chất thải rắn nông thôn

Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi ngày thải ra 40 - 50 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để phân huỷ tự nhiên và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường. (Báo cáo môi trường Quốc gia,2016)

Bảng 1.2: Lượng chất thải phát sinh năm 2014 và năm 2016

Khu vực Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2016

Đồng bằng sông Hồng tấn/ngày 8.730 9.400 Trung du và miền núi phía Bắc tấn/ngày 1.895 2.276 Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung tấn/ngày 4.333 5.143

Tây Nguyên tấn/ngày 1.013 1.062

Đông Nam Bộ tấn/ngày 12.283 10.878

Đồng bằng sông Cửu Long tấn/ngày 3.345 3.656 (Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia 2016)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán, sự phối hợp các Bộ ngành chưa tốt. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình vệ sinh mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế vẫn còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Đa số hộ chưa có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, nhất là vùng bị ngập lụt, vùng ven biển nơi có mật độ ngư dân cao.

Hiện trạng về VSMT nông thôn vấn còn nhiều vấn đề bức xúc. Chất lượng của chúng ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm sâu dưới mặt đất hàng chục, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và do những chất thải sinh hoạt các khu vực phân bố dân cư.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới 2015 2018 xã hùng an huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)