Kết quả thực hiện tiêu chí 17 : Môi trường và an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới 2015 2018 xã hùng an huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 55 - 65)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

3.2.2. Kết quả thực hiện tiêu chí 17 : Môi trường và an toàn thực phẩm

Tiêu chí Chỉ tiêu Chỉ tiêu

vùng

Hiện trạng

Đánh giá

Tiêu chí 17 : Môi trường

và an toàn thực phẩm

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch

90% (50%

nước sạch) 90% Đạt 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh

doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường

100% Chưa

đạt

Chưa đạt

17.3. Xây dựng cảnh quan, môi

trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Đạt Chưa đạt

Chưa đạt 17.4. Mai táng phù hợp với quy

định và theo quy hoạch Đạt Chưa

đạt

Chưa đạt 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn

và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định

Đạt Chưa

đạt

Chưa đạt

17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

70% 83,85 Đạt

17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường

60% 96% Đạt

17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

Đạt Chưa

đạt

Chưa đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2.1. Tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch

Xã Hùng An là xã có tiềm năng nước dồi dào phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và nông nghiệp, công nghiệp của địa phương. Tuy nhiên vào mùa khô sảy ra thiếu nước cục bộ tại một số thôn, mùa mưa thì nước thường bị đục do mưa lũ…

Bảng 3.12. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã Các nguồn

cấp nước sinh hoạt

Giếng khoan Nước tự nhiên Giếng đào Lọc Không

lọc Lọc Không

lọc Lọc Không lọc Số hộ sử

dụng 18 6 3 10 58 35

Tỷ lệ (%) 13,85 4,62 2,31 7,69 44,61 26,92 (Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)

Nhận xét: Qua thực tế điều tra trên địa bàn xã kết quả cho thấy hầu hết các hộ dân sử dụng nước giếng đào chiếm đến 71,53% tổng các nguồn nước sử dụng. Nước đã qua lọc đạt tỉ lệ 58,19% đã đạt tiêu chí sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch (nước hợp vệ sinh 90%, nước sạch 50%).

Bảng 3.13. Chất lượng nước dùng trong sinh hoạt

Chất lượng Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)

Mùi 7 5,38

Vị 4 3,08

Khác 9 6,92

Không có vấn đề gì 110 84,62

Tổng 130 100

(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)

Nhận xét: Nhìn chung chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã tương đối tốt, chỉ có một số hộ gia đình nước có mùi và vị khác do nước có hàm lượng sắt tuy nhiên các hộ gia đình này đã lắp đặt hệ thống xử lý nước để sử dụng đảm bảo sức khỏe.

Đánh giá : Đạt so với bộ tiêu chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2.2. Tiêu chí hoạt động sản xuất kinh doanh

Hùng An với các loại hình phát triển sản xuất như: trồng lúa, trồng chè, phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ. Bên cạnh đó còn phát triển cở sở sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Diện tích các loại cây trồng không tập trung thành vùng mà chủ yếu nằm xen kẽ các khu dân cư, các xóm. Vùng trồng lúa tập trung ở các thôn Hùng Tâm, Hùng Thắng, Hùng Mới, Tân Thắng. Vùng trồng chè tập chung ở các thôn Tân An, An Dương, An Bình, Bó Loong. Ngoài ra chăn nuôi gia súc, gia cầm phân bố đều trên toàn địa bàn xã.

Tuy nhiên qua điều tra khảo sát cho thấy các hộ sản xuất kinh doanh còn chưa có hệ thống xử lý chất thải, nước thải trong quá trình sản xuất.

Đánh giá : Chưa đạt so với bộ tiêu chí

3.2.2.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.

Thực hiện theo đề án thôn “Tự chủ - Tự quản” của UBND huyện Bắc Quang triển khai từ năm 2014, theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hôi, quốc phòng an ninh 2018 xã Hùng An và báo cáo kết quả thực hiện chương trình NTM 6 tháng đầu năm 2019, các thôn đều hoàn thành tiêu chí “nhà sạch vườn đẹp”, có 371 hộ gia đình được gắn biển “nhà sạch, vườn đẹp”.

Tuy nhiên vẫn còn những hoạt động làm suy giảm môi trường như việc xử lý bao bì phân bón và vỏ thuốc bảo vệ thực vật. Số liệu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.14. Phương pháp xử lý bao bì phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Phương pháp xử lý Số hộ Tỷ lệ

Vứt tại nơi sử dụng 75 57,69

Thu gom đốt 40 30,77

Chôn lấp 15 11,54

Tổng 130 100%

(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nhận xét: Qua bảng 3.14 cho thấy đến 57,69% tỉ lệ số hộ được điều tra phỏng vấn trả lời là sau khi sử dụng xong vỏ bao bì phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được vứt bỏ ngay tai nơi sử dụng. Chỉ có 30,77% số hộ được phỏng vấn sử dụng phương pháp chôn lấp và 11,54% số hộ sử dụng phương pháp chôn lấp. Có thể thấy hoạt động làm suy giảm môi trường vẫn còn diễn ra.

Đánh giá: Chưa đạt so với bộ chỉ tiêu

3.2.2.4. Mai táng phù hợp với quy hoạch, hương ước của địa phương.

Qua điều tra khảo sát và kết quả từ phiếu điều tra, trên địa bàn xã hiện có 03 nghĩa trang nhân dân nằm trên địa bàn các thôn : Tân An, Đá Bàn và Tân Thắng với tổng diện tích 1,8 ha, là loại nghĩa trang chôn cất một lần đã được quy hoạch đảm bảo vệ sinh, có đường bê tông và hàng rào ngăn cách.

Khoảng cách từ nghĩa trang đến các công trình khác là từ 1000 đến 1500m.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thôn xóm, người dân chôn cất gần nhà, chôn cất trong phần đất của gia đình hay chôn cất theo dòng họ. Việc quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn do phong tục lâu đời của người dân địa phương.

Đánh giá: Chưa đạt so với bộ chỉ tiêu 3.2.2.5. Tiêu chí chất thải và nước thải

Vấn đề nước thải

Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của họ, có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (Cacbonhydrat protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nito, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu như H2S, NH...). Đặc trưng của chất thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật).

Các vi sinh vật trong nước thải phần lớn là các VSV gây bệnh (tả, thương hàn...). Việc sử dụng các loại cống thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.15. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại cống thải Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Cống lộ thiên 73 56,15

Cống có nắp đậy 45 34,62

Không có nắp đậy 12 9,23

Tổng số 130 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)

Hình 3.3. Tỷ lệ các loại cống thải các hộ gia đình sử dụng

Nhận xét: Qua bảng 3.15 và hình 3.3 cho thấy hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn đều có cống thoát nước thải, nhưng chủ yếu các hộ gia đình chỉ dùng các loại cống thải lộ thiên chiếm 56,15%, Do địa bàn dân cư phân bố không tập chung cách xa nhau môi nhà một nơi, địa hình dốc. Bên cạnh đó còn một hộ gia đình không có cống thải chiếm 9,23%, những hộ gia đình này sau khi sử dụng nước thừa họ thải trực tiếp xuống ao nhà mình hoặc thải ra sông, mương, ruộng... cạnh nhà.

Bảng 3.16. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh

STT Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Ngấm xuống đất 95 73,07

2 Sông suối… 5 3,85

3 Cống thải chung của địa phương 25 19,23

4 Nơi khác 5 3,85

5 Tổng số 130 100

(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.4. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh

Nhận xét: Do địa bàn dân cư thưa thớt phần lớn nước thải từ nhà về sinh được thải ra môi trường ngấm xuống đất chiếm đến 73,07%. Các hộ gia đình thuộc các thôn nằm trên trục đường quốc lộ sử dụng cống thải chung chiếm 19,23%. Một số hộ gia đình sinh sống ven sông suối đã thải nước thải xuống thẳng sông suối đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nếu không có biện pháp xử lý.

Vấn đề rác thải

- Thành phần rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt tại các nguồn phát sinh khác nhau thì thành phần rác thải cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Rác hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, thành phần rác thải này thường bao gồm chủ yếu là thực phẩm (rau, quả, thức ăn thừa...), túi nilon, giấy, gỗ, thủy tinh, chai lọ, nhựa, tro than tổ ong... Ngoài ra rác hộ dân còn chứa một phần nhỏ các chất nguy hại như pin...

+ Rác đường xá: Phát sinh từ các hoạt động đường xá, xe cộ đi lại vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do hoạt động giao thông đi lại trên đường và các hộ dân sống 2 bên đường xả bừa bãi. Thành phần chủ yếu là cành, lá cây, giấy vụn, nilon, xác chết động vật, cát, gạch, vôi vữa...

+ Rác khu cơ sở SXKD: Nguồn này phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, cửa hàng sữa chữa, các cơ sở sản xuất mộc dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dụng, sản xuất vật liệu xây dựng... Các chất thải tại các khu này là gỗ vụn, vải vụn từ các cửa hàng may mặc, thực phẩm rau củ quả, cơm canh thừa, giấy lau từ các nhà hàng ăn uống...

+ Rác phát sinh từ các cơ quan công sở: Thành phần chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai lon nước, lá cây và một phần chất thải là thực phẩm...

+ Rác chợ: Nguồn này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: Rau, củ, quả hư hỏng, rơm rạ, giấy, túi nilon...

* Nguồn phát sinh:

Bảng 3.17. Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt TT Nguồn phát sinh Khối lượng

(tấn/ngày) Tỷ lệ (%)

1 Hộ dân 0,5 31,25

2 Đường xá 0,42 26,25

3 Cơ quan, trường học, công sở 0,15 9,38

4 Chợ 0,32 20,00

5 Các cơ sở sản xuất kinh doanh 0,21 13,13

6 Tổng phát sinh 1,6 100,00

(Nguồn Đội DVCC quản lý đô thị và môi trường Bắc Quang 2018)

Hình 3.5. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Nhận xét: Qua bảng 3.17 và hình 3.5 cho thấy nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã chủ yếu do hộ gia đình sinh hoạt, chợ và do hoạt động giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thông với lần lượt 31,25%, 20% và 26,25%. Trong khi đó Cơ quan trường học, công sở và Các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

Bảng 3.18. Đánh giá lượng rác của các hộ gia đình Lượng rác(kg/ngày) Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)

< 2kg 75 57,69

2-5kg 51 39,23

5-10kg 4 3,08

Tổng 130 100 %

(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)

Trung bình một ngày các hộ thải ra khoảng 3,5 kg rác, với 2.343 hộ dân thì lượng rác này không phải là nhỏ.

* Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

Bảng 3.19. Các hình thức đổ rác thải sinh hoạt của xã

STT Hình thức đổ rác Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Hố rác riêng 35 26,92

2 Đổ rác tùy từng nơi 90 69,23

3 Được thu gom theo dịch vụ 5 3,85

4 Tổng số 130 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình) Nhận xét: Chỉ có một số ít hộ dân ở trung tâm xã sống tập trung cạnh đường giao thông được thu gom theo dịch vụ chiếm 3,85%. Còn những hộ dân ở xa đồi núi dân cư thưa thớt theo chương trình nông thôn mới nhằm đảm bảo VSMT đang được nhà nước hỗ trợ xây những hố rác riêng là các lò đốt rác. Tuy nhiêm vẫn còn một số không nhỏ các hộ vẫn chưa có hố rác và vứt bừa bãi: Vứt ra đường, khu đất trống, hoặc vứt xuống cống rãnh, đổ ra sông…

không đảm bảo gây ô nhiễm chiếm 69,23%.

Đánh giá : Chưa đạt so với bộ chỉ tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2.6. Tiêu chí nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh Bảng 3.20. Thực trạng nhà vệ sinh

STT Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Không có 6 4,61

2 Hố xí tạm (tre nứa…) 15 11,54

3 Nhà vệ sinh kiên cố 80 61,54

4 Nhà vệ sinh tự hoại 29 22,31

5 Tổng số 130 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)

Hình 3.6. Kiểu nhà vệ sinh

Nhận xét: Đa số người dân đều có ý thức làm nhà vệ sinh tuy nhiên tỷ lệ nhà vệ sinh chưa đảm bảo tiêu chuẩn chiếm 11,54%. Ở đây hố xí chỉ được kê lên bằng tấm ván, che kín xung quanh. Khi trời mưa gió ẩm ướt, ruồi nhặng, côn trùng phát triển rất gây mất vệ sinh. Trong thời gian tới để đảm bảo đạt tiêu chí môi trường chính quyền xã cần hỗ trợ bà con xi măng để xây bể nước nhà tắm, nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Đánh giá : Đạt so với bộ chỉ tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2.7. Tiêu chí chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.

Bảng 3.21. Tỷ lệ chuồng nuôi gia súc

Kiểu chuồng trại Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Có chuồng trại 120 92,31

Không có chuồng trại 10 7,69

Toàn xã 130 100

Chuồng trại tách riêng khu nhà ở 89 68,46

Chuồng trại liền kề khu nhà ở 34 26,15

Chuồng trại dưới sàn nhà 7 5,39

Toàn xã 130 100

(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình) Nhận xét: Qua bảng tỉ lệ kiểu chuồng trại ta thấy vẫn có 7,69% hộ gia đình không có chuồng trại nuôi nhốt. Ở đây vật nuôi không được nuôi nhốt mà vẫn thả rông, người dân thường buộc dưới gốc cây không thu gom phân gia súc vì thế rất mất vệ sinh. Mặc dù đã có 92,31% hộ gia đình có chuồng trại nhưng chuồng trại đặt liền kề khu nhà ở chiếm 34,62%, điều này rất ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Ruồi nhặng phát triển, mùi phân bốc lên bất cứ lúc nào. Ngoài ra do phong tục tập quán nhà sàn một số gia đình vẫn buộc gia súc dưới sàn nhà chiếm 5,38%. Trong thời gian tới cần tuyên truyền các hộ này làm chuồng trai gia súc ra xa nhà đảm bảo vệ sinh.

Đánh giá : Đạt so với bộ chỉ tiêu

3.2.2.8. Tiêu chí cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã đa phần đã đăng ký và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Ủy ban nhân dân xã đã thống kê, rà soát lập danh sách các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chưa có giấy phép, đề nghị cấp trên đánh giá cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Đánh giá : Chưa đạt so với bộ tiêu chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới 2015 2018 xã hùng an huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)