1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.5. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Giang
Kết quả chung tính đến thời điểm báo cáo; so sánh với xuất phát điểm năm 2011, kết thúc giai đoạn 1 (năm 2015) và đánh giá khả năng hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu: không
- Số đơn vị cấp thôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: không - Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Đến hết năm 2015 có 11 xã đạt chuẩn, đến hết năm 2018 có 33 xã đạt chuẩn, dự kiến hết năm 2020 số xã đạt là 43 xã.
- Số tiêu chí bình quân/xã: Hết năm 2015 đạt 6,3 tiêu chí/xã; hết năm 2018 đạt 10,59 tiêu chí/xã.
- Số xã dưới 5 tiêu chí: hết năm 2015 còn 19 xã, hết năm 2018 không còn xã dưới nào dưới 5 tiêu chí.
Kết quả thực hiện các tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới:
Việc thực hiện tăng tiêu chí nói chung của toàn tỉnh Hà Giang vẫn còn chậm so với mức chung của cả nước.
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM
STT Chỉ tiêu ĐVT
Hết năm 2015
Kết quả đến 30/06/2019 Tổng số xã thực hiện NTM xã 177 177 1 Số tiêu chí nông thôn mới bình quân
đạt được bình quân/xã
Tiêu
chí 7,93 10,59 2 Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới % 6,2% 18,64%
3 Dự kiến lũy kế số xã đạt chuẩn nông
thôn mới Xã 11 33
4 Số xã từ 5-9 tiêu chí Xã 121 106
5 Số xã từ 10-14 tiêu chí Xã 25 37
6 Số xã từ 15-18 tiêu chí Xã 1 1
(Nguồn : Báo cáo đánh giá kết quả Xây dựng NTM vùng núi và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2010- 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang)
Những thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Thuận lợi:
- Việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã có sự tham gia chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể.
Chương trình đã nhận được sự ủng hộ cao và tích cực hưởng ứng tham gia của nhân dân.
- Công tác tổ chức tuyên truyền xây dựng NTM cho cán bộ, đảng viên và nhân dân được triển khai sâu rộng đến cơ sở đã phần nào làm thay đổi tích cực về tư tưởng và nhận thức của nhân dân về Chương trình.
- Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, các xã đã phát huy dân chủ, có tổ chức họp thôn để dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra và dân hưởng lợi. Nhân dân đã thực sự phát huy quyền làm chủ của mình khi trực tiếp tham gia thực hiện và hưởng lợi từ Chương trình.
- Các mô hình phát triển kinh tế như phát triển nghề truyền thống, trồng trọt, chăn nuôi... đã góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.
+ Khó khăn:
- Đây là Chương trình lớn, khối lượng công việc nhiều, triển khai lần đầu nên công tác triển khai, thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình, nhiều nơi còn lúng túng.
- Một số nội dung tiêu chí khó thực hiện như: tiêu chí số 5 (trường học);
tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa); tiêu chí số 10 (thu nhập); tiêu chí 11 (hộ nghèo); tiêu chí số 16 (văn hóa); tiêu chí số 17 (môi trường) do nguồn vốn đầu tư cho Chương trình còn hạn chế, chậm và chưa theo lộ trình cụ thể nên chưa chủ động trong việc thực hiện còn khó khăn.
- Nhận thức về xây dựng Nông thôn mới ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa đầy đủ, tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. (Báo cáo đánh giá kết quả Xây dựng NTM vùng núi và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2010- 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang,2019).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2.5.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) xây dựng NTM, kết cấu cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Bắc Quang có nhiều đổi thay tích cực. Toàn huyện đã có 22/23 tuyến đường đến trung tâm xã được trải nhựa, 30% đường liên thôn, ngõ xóm được bê-tông hóa đảm bảo đi lại thuận tiện, không lầy lội vào mùa mưa; 75% kênh mương được xây dựng kiên cố, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia đã đạt mốc 96%; 100% trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang;
21/23 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đặc biệt, phát huy vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, giai đoạn 2011 – 2015, nhân dân đã đóng góp 1.567.972 ngày công trực tiếp tham gia mở đường, làm đường giao thông, chỉnh trang khuôn viên; tự nguyện hiến 149.840 m2 “tấc đất, tấc vàng” để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM... Đến nay, toàn huyện đã có 4 xã: Vĩnh Phúc, Quang Minh, Đồng Yên, Tân Quang đạt chuẩn NTM.
Song song với kết quả trên, cấp ủy, chính quyền huyện đặc biệt coi trọng công tác thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Nhiều địa phương trong huyện đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung, như: Vùng trọng điểm sản xuất lúa, lạc, trồng cam, quýt hàng hóa với diện tích từ 1.000 đến trên 3,3 nghìn ha/vùng; toàn huyện có 104,21 ha/5 xã được dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Qua đó, khắc phục tình trạng ruộng manh mún, nhỏ lẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất tập trung một quy trình thống nhất, theo hình thức “5 cùng”. Đặc biệt, với việc tổ chức lại sản xuất cho nông dân theo hướng liên doanh, liên kết thông qua thành lập tổ hợp tác, HTX, toàn huyện đã thành lập được 3 HTX toàn thôn (theo mô hình HTX thôn Chang, xã Việt Lâm – Vị Xuyên), bao gồm: HTX thôn Quang Tiến (xã Quang Minh), thôn Vĩnh Xuân (xã Vĩnh phúc) và HTX thôn An Xuân (xã Đồng Yên). Cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
với đó là sự hình thành HTX nông dân và HTX thanh niên khởi nghiệp.
Không những vậy, diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Bắc Quang từng bước đổi thay tích cực; khi 113/236 thôn, tổ dân phố thực hiện xây dựng
“Thôn tự chủ, tự quản”. Trong đó, các thôn đã xây dựng nguồn Quỹ phát triển thôn lên đến 6,2 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, giúp nhiều hộ có vốn vay phát triển kinh tế và thực hiện các hoạt động phúc lợi, an sinh xã hội tại địa phương. Tiếp nối kết quả trên, chính quyền huyện đã ban hành đề cương Đề án “Thôn tự chủ, tự quản” kiểu mẫu tại 11 thôn/9 xã và xây dựng 15 thôn/15 xã trở thành điển hình về phát triển kinh tế. Qua đó, hứa hẹn tạo điểm nhấn ấn tượng cho diện mạo nông thôn nhiều địa phương trên địa bàn huyện trong tương lai không xa.
Tính đến tháng 08 năm 2019 trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả như sau :
- 06 xã được công nhận xã nông thôn mới.
- Nhóm xã đạt 10 -14 tiêu chí : 04 xã ( trong đó có xã Hùng An đạt 14 tiêu chí ).
- Nhóm xã đạt 5 – 9 tiêu chí : 11 xã.
1.2.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang trong việc thực hiện tiêu chí môi trường
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, kết quả nghiên cứu thực trang tiêu chí môi trường tại xã Hùng An, kinh nghiệm một số địa phương và tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất : Để đạt tiêu chí môi trường cần thực hiện xã hội hóa công tác BVMT nhằm huy dộng tất cả các nguồn lực xã hội tham gia BVMT.
Thứ hai : Quan tâm đầu tư kinh phí từ người dân, ngân sách Nhà nước và các nguồn lực khác cho công tác BVMT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thứ ba : Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân với các cơ quan thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên,đoàn viên, nhân dân về ý thức trách nhiệm BVMT.
Thứ tư : Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tiêu chí môi trường phải linh hoạt, xây dựng các mô hình kiểu mẫu về xử lý rác thải phù hợp với điều kiện địa phương.
Thứ năm : Thực hiện tốt cuộc vận động “5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
Thứ sáu : Cần có lộ trình để thực hiện một cách vững chắc từng nội dung trong tiêu chí môi trường.
Thứ bảy : Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 2