CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hùng An, huyện Bắc Quang
3.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hùng An tới việc thực hiện tiêu chí môi trường
3.1.3.1. Vấn đề gia tăng dân số
Bảng 3.5. Dân số năm 2018 và dự báo dân số năm 2020
STT Thôn/xóm Năm 2018 Năm 2020
Dân số Số hộ Dân số Số hộ
1 Hùng Mới 364 75 371 77
2 Hùng Thắng 531 145 542 148
3 Tân Thắng 261 67 266 68
4 Tân Hùng 734 180 749 183
5 Hùng Tiến 1.055 236 1076 241
6 Tân Tiến 851 206 868 210
7 Hùng Tâm 746 184 761 188
8 An Tiến 854 252 871 257
9 Bó Lỏong 523 123 534 125
10 An Bình 294 93 300 95
11 Tân An 1.155 315 1178 321
12 An Dương 414 110 422 112
13 Kim Bàn 322 105 328 107
14 Đá Bàn 353 121 360 123
15 Thạch Bàn 503 131 513 133
Tổng 8.960 2.343 9.139 2.388
(Nguồn : Phòng Thống kê huyện Bắc Quang ngày 14/5/2019).
Tổng dân số toàn xã đến năm 2018 là 8.960 người, 2.343 hộ gia đình với 7 dân tộc anh em cùng chung sống : Kinh chiếm 54%, Tày chiếm 36%,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dao chiếm 7%, Dân tộc khác chiếm 3%. Dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn.
Với tỷ lệ sinh tự nhiên là 1,1% dự báo đến hết năm 2020 dân số tăng lên là 9.139 người. Dân số tăng nhanh do người dân chưa nhận thức được việc sinh đẻ có kế hoạch; trình độ dân trí còn thấp; điều kiện đi lại khó khăn...sẽ tạo ra áp lực đối với môi trường và xã hội tại khu vực xã Hùng An như sau:
- Đói nghèo: tỷ lệ hộ cận nghèo của xã là 1%.
- Sự chuyển dịch dân cư: Đa số đồng bào chỉ làm nông nghiệp lao động mùa vụ, không có ngành nghề làm thêm, lao động chưa qua đào tạo lớn chiếm tới 76,83%. Do vậy thời gian không có việc làm lao động nông thôn thường ra thị trấn kiếm việc làm thuê, bốc vác.
- Khai thác tài nguyên phá rừng: Do nhu cầu sinh kế người dân đã dốt phá rừng để có đất sản xuất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường Đặc biệt có thể gây ra các sự cố môi trường như lũ lụt, lũ quét, cháy rừng ở địa bàn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.
- Nước thải, rác thải sinh hoạt: Do dân số tăng lên kéo theo lượng nước thải và rác thải cũng tăng lên theo, hầu hết tại khu vực nước thải không qua xử lý mà thải thẳng ra môi trường. Các hộ gia đình ven đường thải trực tiếp chất thải ra cống đường mà không qua xử lý cộng thêm cống rãnh đã bị hư hỏng và lâu ngày không được nạo vét gây ứ đọng, gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan.
3.1.3.2. Phát triển kinh tế các nghành
Sức ép của hoạt động sản xuất nông nghiệp lên môi trường
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng của cả xã cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân tại đây, tạo nguồn thu chính cho hơn 80% số hộ trong xã. Trong sản xuất nông nghiệp người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, bón phân hóa học ngày càng nhiều đặc biệt là sử dụng rất tùy tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật canh tác đang diễn ra phổ biến.
Trong trồng trọt nguồn gây tác động đến môi trường chính là chất thải rắn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phân bón và thuốc BVTV. Các nguồn thải này sẽ gây nên các nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất tại các khu nông thôn và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, do không có kỹ thuật việc sửa dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ không rõ nguồn gốc, thời gian phun, phun quá mức, và việc vệ sinh rửa dụng cụ là những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước…
Người dân còn có hiện tượng khai hoang, phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, lũ quyets sạt lở đất…
Hoạt động chăn nuôi: Chăn nuôi là ngành có nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở nông thôn. Ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm tiếng ồn và nguy cơ lây các bệnh từ vật nuôi sang người ngày càng tăng cao do công nghệ, phương thức và quy mô chăn nuôi ở nước ta còn lạc hậu, nhỏ, phân tán, xen lẫn trong khu dân cư. Nguyên nhân do khả năng đầu tư cho chăn nuôi còn rất hạn chế ở đa số nông dân nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thường bị bỏ qua…
Bảng 3.6. Những loại phân bón được sử dụng
STT Loại phân bón Số gia đình Tỷ lệ (%)
1 Phân hóa học 65 50
2 Phân tươi 17 13,07
3 Các loại phân ủ 32 24,62
4 Không sử dụng 16 12,31
5 Tổng cộng 130 100
(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình) Nhận xét: Qua điều tra đa phần lớn các hộ đều dùng phân hóa cho canh tác như đạm, lân, kali…chiếm 50%. Ngoài ra do mỗi gia đình đều nuôi gia súc họ đều tận dụng phân ủ, phơi khô để bón chiếm 24,62%, trong đó một số hộ sử dụng phân để thu hồi nhiệt bằng hầm Biogas. Điều đáng nói là vẫn còn khoảng 13,07 % các hộ vẫn có thói quen sử dụng phân tươi bón cho cây trồng. Không những cây khó hấp thụ mà nó còn gây nên ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Sức ép của hoạt động sản xuất công nghiệp, hợp tác xã đến môi trường là:
Việc phát triển hạ tầng công nghiệp thiếu đồng bộ, nhận thức về việc BVMT chưa cao, chưa đánh giá đúng mức vấn đề môi trường đối với phát triển bền vững.
Các cơ quan nhà nước chưa giám sát chặt chẽ việc quản lý vẫn chưa hiệu quả, chưa tốt. Tổ chức cho các cơ sở đăng ký cam kết BVMT còn chậm.
Các nguồn thải trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường của công nghiệp hợp tác xã chủ yếu là nước thải, bụi, khí thải và chất thải rắn:
Nước thải tập trung nhiều ở ngành công nghiệp chế biến như:
Nông sản,chế biến chè, chế biến gỗ…Thành phần chủ yếu là SS, NH3, H2S, P, vi sinh vật…
Khí thải và bụi
Phát sinh nhiều ở các nhóm ngành khai thác cát xây dựng đường xá, giao thông, chế biến chè…Các chất gây ô nhiễm không khí chính là SO2, NO2, COx, H2S, bụi lơ lửng…
Chất thải rắn
Phát sinh ở các HTX, xây dựng nhiều như mẩu gỗ, gạch vỡ, đất đá thải, than, củi…
Tại khu vực trung tâm xã các cụm dân cư tập trung do có mật độ dân cư cao, quỹ đất lại hạn hẹp nên rất khó khăn cho công tác quy hoạch xử lý nước thải, rác thải theo quy định.
Sức ép của ngành xây dựng đến môi trường
Hiện nay các dự án xây dựng đô thị mới trên địa bàn xã rất chậm, đất hoang hóa nhiều, hạ tầng kém, có nơi chưa triển khai.
- Việc phát triển xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung của khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa hoàn thiện chưa đầu tư hệ thống xử lý môi trường đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn tập chung.
- Việc khai thác cát ven sông nạo hút cát trên địa xã có ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước do chưa có giải pháp khai thác BVMT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Hoạt động thi công xây dựng tại các công trình xây dựng phát sinh chất thải rắn, bụi, tiếng ồn, do sự vận chuyển nguyên vật liệu đến công trường mang theo bụi khói và gây sạt lún các công trình giao thông ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan đô thị.
3.1.3.3. Trình độ nhận thức
Là một xã miền núi có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp (trên 70 % dân số sống bằng nghề nông lâm nghiệp) và mang tính tự cung tự cấp; sản xuất hàng hóa dịch vụ chưa phát triển cùng với kết cấu hạ tầng kém, trình độ dân trí thấp, nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn nhất là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao, đồng dân tộc ít người. Việc chuyển dịch cơ cấu dân cư nông thôn và thành thị diễn ra chậm.
Bảng 3.7. Số liệu điều tra trình độ dân trí tại khu vực nghiên cứu
Trình độ Số người Tỷ lệ %
Lớp 1 – 5 19 14,61
Lớp 6 – 9 69 53,07
Lớp 10 – 12 39 30,00
Cao đẳng, đại học 3 2,32
Tổng 130 100,00
(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)
Nhận xét: Qua điều tra ta thấy trình độ dân trí ở đây còn thấp, các hộ gia đình còn trẻ nhưng chủ yếu chỉ học hết cấp II và đang học cấp III bỏ về xây dựng gia đình. Chỉ có một số ít những hộ còn trẻ những năm gần đây mới học đại học, cao đẳng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.8. Đánh giá về nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của nhân dân
Nguồn Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)
Sách 2 1,54
Báo chí 1 0,77
Đài, tivi 82 63,08
Từ cộng đồng 5 3,84
Đài phát thanh địa phương 26 20
Các phong trào tuyên truyền cổ động 14 10,77
Tổng 130 100 %
(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình) Nhận xét: Qua bảng trên có thể thấy nguồn tiếp nhận thông tin của người dân còn nhỏ chủ yếu qua đài, tivi nhưng sự quan tâm đến vấn đề môi trường còn chưa cao.
Bảng 3.9. Ý kiến về cải thiện điều kiện môi trường
STT Ý kiến Số gia đình Tỷ lệ (%)
1 Nhận thức 39 30,0
2 Thu gom chất thải 76 58,46
3 Quản lý của nhà nước 15 11,54
4 Tổng cộng 130 100,00
(Số liệu điều tra 130 hộ gia đình)
Hình 3.2. Ý kiến cải thiện môi trường của người dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ cho ta thấy mặc dù các hộ nông dân có trình độ trung bình tuy nhiên trong công cuộc xây dựng nông thôn mới đã nâng cao nhận thức về VSMT, công tác tuyên truyền đa số người dân đều đồng ý việc thu gom chất thải và nâng cao nhận thức về BVMT như làm chuồng trại xa nhà, không vứt rác bừa bãi, không phá rừng, xây dựng nhà tắm nhà tiêu hợp vệ sinh. Ngoài ra chỉ có một số hộ không quan tâm đến VSMT đó là những hộ nghèo còn khó khăn.
Bảng 3.10. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường
Nội dung phỏng vấn
Có Không
Số hộ gia đình
%
Số hộ gia đình
% Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có
gây ô nhiễm môi trường 85 65,38 45 34,62
Nước thải từ sinh hoạt là nguồn gây ô
nhiễm môi trường 92 70,76 38 29,24
Phế phụ phẩm nông nghiệp là nguồn
gây ô nhiễm môi trường 77 59,23 53 40,77
Ở địa phương có các dự án về môi
trường 17 13,08 113 86,92
(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình) Qua điều tra cho thấy trình độ nhận thức của người dân đã được nâng lên nhưng không đồng đều đa số người dân được hỏi đều biết và quan tâm đến môi trường xung quanh mình ở như có hôi thối không, nước có sạch không… nhưng việc thực hiện còn rất hạn chế do diều kiện kinh tế và dân trí thấp. Trình độ dân trí thất hiểu biết người dân kém sẽ gây ra một số áp lực đến môi trường như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Ý thức bảo vệ môi trường thấp: sẽ dẫn đến các vấn đề về môi trường mà tiêu biểu là nước thải, rác thải sinh hoạt, các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường. Khi con người không nhận thức được sự quan trọng của môi trường, ý thức bảo vệ môi trường thấp thì các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ không được họ quan tâm, hưởng ứng vì thế môi trường không được giữ gìn, cải tạo làm suy giảm chất lượng môi trường.