CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Các giải pháp đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
3.3.1. Giải pháp chung cho công tác xây dựng nông thôn mới
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nâng cao ý thức thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu làm cho quần chúng noi theo trong xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tăng cường lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án; quan tâm xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất.
3.3.2. Giải pháp cụ thể cho việc thực hiện tiêu chí môi trường.
3.3.2.1. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
- Các nghĩa trang do thôn trực tiếp quản lý phải thực hiện theo quy ước của thôn.
- Đảm bảo cách xa khu dân cư, không ở đầu nguồn nước, trồng cây xanh, hàng dào xung quanh.
- Có hệ thống cấp thoát nước đảm bảo không ngập úng, rác phải được thu gom vận chuyển.
- Ban chỉ đạo NTM cần xem xét để điều chỉnh về chỉ tiêu cho phù hợp với phong tục, tập quán của bà con nhân dân.
3.3.2.2.Thu gom chất thải và xử lý theo quy định Tổ chức thu gom và xử lý
- Xây dựng tuyến thu gom chất thải và bãi đổ rác thải tập trung.
- Thu gom rác thải về bãi thải tập trung để xử lý đối với khu dân cư nằm dọc đường quốc lộ và khu dân cư tập trung chợ.
- Xây dựng lò đốt rác thải gia đình đối với các hộ dân phân bố không tập trung.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân không vứt rác bừa bãi xuống lòng đường, sông, suối...
- Xử lý : triển khai xây dựng khu xử lý rác thải tập trung của xã theo quy hoạch.
3.3.2.3. Về thoát nước và vệ sinh môi trường
* Nước thải sinh hoạt
Sử dụng hệ thống thoát nước chung tại các khu dân cư tập trung. Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, các công trình công cộng (sau khi được xử lý cục bộ tại chỗ bằng các bể tự hoại) được xả vào hệ thống cống thoát nước mưa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
các tuyến cống, rãnh thoát nước. Khuyến khích các hộ gia đình xây bể tự hoại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đối với các hộ gia đình chăn nuôi tập trung, sẽ xử lý phân gia súc và nước rửa chuồng trại bằng các bể Biogas, để tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt cũng như bảo đảm vệ sinh khu dân cư. Cặn lắng sau bể Biogas được đưa đến xử lý tại khu xử lý chất rắn tập trung. Tận dụng các ao hồ, kênh, rạch để thoát nước và làm sạch nước thải tự nhiên.
Đối với nước thải các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải xử lý đạt giới hạn B của QCVN 24-2009, trước khi cho xả vào hệ thống thoát nước chung.
* Vệ sinh môi trường
- Hỗ trợ xi măng cho nhân dân cải tạo và xây mới 3 công trình vệ sinh (nhà tiêu, nhà tắm, bể nước).
- Tuyên tuyền vận động số hộ còn lại di rời chuồng gia súc ra xa nhà, bó láng chuồng trại, thu gom phân và thực hiện ủ phân trước khi sử dụng.
- Thực hiện chương trình “Nhà sạch – Vườn đẹp” tại các thôn.
3.3.2.4. Giải pháp cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định - Tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm, ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (đưa vào kế hoạch sau khi rà soát trên địa bàn xã có 815 hộ gia đình trong diện ký cam kết, thực hiện trong quý III năm 2019) . Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Xác định việc bảo đảm an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa.
- Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Hướng dẫn và giúp người dân nhận biết được thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn. Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý chất lượng nông sản và thủy sản. Bổ sung tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hội của địa phương. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản theo hướng an toàn.
- Không được sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh mục cho phép, nguyên liệu, hóa chất, phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng; trường hợp có sử dụng phụ gia, hóa chất trong quá trình sản xuất, chế biến phải tuân theo đúng hướng dẫn loại dùng cho thực phẩm, có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm).
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.
- Tuyên truyền tới bà con nhân dân lựa chọn những sản phẩm rau, củ, quả, thịt, cá... tươi, không bị biến đổi màu sắc, mùi vị, đối với thực phẩm bao gói sẵn cần quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm; thời hạn sử dụng;
các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm ghi trên nhãn hàng. Bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách. Nói không với thực phẩm không đảm bảo an toàn.
- Việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ nằm ở khâu xử lý hành chính, mà phải ngăn chặn từ gốc sản phẩm. Chú trọng khâu sản xuất các thực phẩm an toàn, nâng cao ý thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm.
Bởi vấn đề an toàn thực phẩm nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn