Một số nghiên cứu liên quan đến giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.7. Một số nghiên cứu liên quan đến giải phóng mặt bằng

- Theo Nguyễn Anh Vũ (2016) cho thấy: Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng công trình: Tuyến đường giao thông nối các khu chức năng khu kinh tế Vân Đồn, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh có bước đột phá về tiến độ thực hiện so với các dự án có cùng quy mô đầu tư và phạm vi ảnh hưởng do có những thuận lợi sau:

Công tác GPMB được cấp tỉnh và huyện đặc biệt quan tâm, coi là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh và các địa phương.

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đến Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đặc biệt quan tâm đến công tác GPMB, đặc biệt các dự án trọng điểm. Trên cơ sở đó, Trung tâm phát triển quỹ đất đã bám sát chỉ đạo sự chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện để triển khai nhiệm vụ và giải quyết công việc. Các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn rất tích cực chủ động và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công tác GPMB.

UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Chỉ thị số 04/CT “về việc tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” với nhiệm vụ là tăng cường công tác tuyên truyền, tập trung công tác giải phóng mặt bằng các dự án, nhất là những dự án trong điểm, tạo quỹ đất sạch để các nhà đầu tư hoàn thành tiến độ các dự án; tập trung kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại của các dự án; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo. Qua việc triển khai thực hiện bồi thường, GPMB dự án nêu

trên UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành phối hợp với UBND huyện Vân Đồn kịp thời thác gỡ các vướng mắc liên quan đến chính sách bồi thường, GPMB.

Huyện ủy Vân Đồn đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng của huyện nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đẩy nhanh tiến độ GPMB đã góp phần thu hút đầu tư thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. UBND huyện chủ động chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các địa phương, các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hiểu, chấp hành sách và pháp luật của Nhà nước về bồi thường GPMB để thực hiện các dự án. Công khai minh, bạch trong công tác bồi thường, GPMB và tuân thủ nghiêm các bước, trình tự thực hiện bồi thường, GPMB khi nhà nước thu hồi đất.

UBND huyện Vân Đồn đã tập trung, quyết liệt chỉ đạo công tác GPMB để bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ đã đề ra, nhất là các dự án trọng điểm, tập trung giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong công tác GPMB. Chính sách bồi thường, GPMB mới được ban hành chi tiết, sát với thực tế cuộc sống hơn, phân cấp mạnh cho địa phương quyết định nên được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ.

UBND cấp xã, thị trấn rất tích cực chủ động và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công tác GPMB, làm tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và giải quyết vướng mắc kịp thời.

- Theo Dương Thị Thu Thủy (2016) cho thấy: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như:

Quy trình thu hồi đất của Hội đồng bồi thường GPMB dự án khu tái định cư khối 2, phường Vĩnh Trại đã đảm bảo nhưng việc chuyển các văn bản có liên quan (chậm giao Quyết định thu hồi đất) tới người bị thu hồi đất còn chậm trễ; quá trình thực hiện đo đạc kiểm đếm chưa đảm bảo (không đo đạc thực tế khu đất thu hồi mà lấy theo số liệu bản đồ thu hồi đất) dẫn tới việc thắc mắc, khiếu nại của người dân, ảnh hưởng tới tiến độ GPMB dự án, cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

Công tác bồi thường là việc làm khó khăn nhạy cảm, nhưng còn một bộ phận

cán bộ của một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức. Trình độ của một số cán bộ còn hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ bồi thường, GPMB.

Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Một số người dân còn lợi dụng những sơ hở của pháp luật để lôi kéo kích động nhân dân khiếu kiện không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường, GPMB và thực hiện dự án.

Do không có quỹ đất để bồi thường bằng đất cho người bị thu hồi đất nông nghiệp mà chỉ được bồi thường bằng tiền trong khi người dân ít có khả năng tìm việc làm mới và thu nhập ổn định. Tình trạng không có việc làm và không đủ việc làm có chiều hướng gia tăng.

Việc chi trả tiền bồi thường còn kéo dài, không dứt điểm, khi phương án bồi thường đã được phê duyệt nhưng không có tiền chi trả cho người bị thu hồi đất. Dẫn đến tình trạng dự án “treo”, quy hoạch “treo” làm mất niềm tin của người dân đối với nhà đầu tư.

Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với nhận thức của người dân về thực hiện pháp luật chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác và công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại, như việc xác định diện tích đất nông nghiệp có vị trí tiếp giáp với mặt tiền, diện tích đất vườn liền kề với đất ở để tính giá bồi thường.

Mức giá đất được UBND tỉnh ban hành hàng năm thấp so với giá chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường. Mức giá đất cụ thể để bồi thường do UBND tỉnh ban hành riêng cho từng dự án theo quy định của Luật Đất đai 2013 cũng chưa sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường dẫn đến khó khăn trong công tác bồi thường GPMB, khiếu nại của người bị thu hồi đất.

Công tác quản lý về đất đai, xây dựng chưa chặt chẽ nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức giá cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong quá trình thực hiện bồi thường GPMB.

Giá bồi thường thiệt hại đối với các tài sản trên đất là tương ứng mức thiệt hại thực tế. Tuy nhiên, trong thực tế giá của nguyên vật liệu, giá công nhân trên thị

trường luôn luôn biến động do đó giá bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với giá thị trường.

Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thường GPMB hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chưa quan tâm đến việc ổn định đời sống và tái định cư của người dân bị thu hồi đất.

Nhiều dự án đầu tư không quan tâm đến việc thực hiện hỗ trợ và khôi phục cuộc sống cho người dân phải di chuyển chỗ ở, nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của người dân luôn gặp khó khăn. Một số hộ dân chống đối, đơn thư, khiếu kiện kéo dài lại được cơ quan nhà nước xem xét, bồi thường, hỗ trợ bổ sung (hỗ trợ khác) cũng là một nguyên nhân khiến các hộ dân bị thu hồi đất không chấp hành bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, gây khó khăn cho công tác bồi thường, GPMB. Đối với đất ở đô thị, yếu tố giá bồi thường thiệt hại là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khiếu nại của nhân dân trong việc chấp hành chính sách về bồi thường GPMB từ đó làm chậm tiến độ triển khai các công trình. Đối với đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của nông dân khi bị thu hồi đất với quy mô lớn, người dân sẽ có nhiều bức xúc con cháu họ sẽ sống bằng gì, sống như thế nào khi mà đất nông nghiệp bị mất hết.

Bên cạnh đó các dự án thường có hình thức hỗ trợ thông qua một khoản tiền nhất định, khoản tiền này phát huy tác dụng khác nhau. Đối với những người năng động thì nó phát huy tác dụng thông qua sự đầu tư sinh lời, còn với những người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng trong một thời gian nhất định và sau đó dẫn đến thất nghiệp. Đây là vấn đề bức xúc hiện nay, không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình của họ mà còn làm ảnh hưởng tới toàn xã hội. Do vậy, việc chuyển đổi nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất dành cho đầu tư các dự án là trách nhiệm của Nhà nước và của chủ đầu tư.

Trong khi đó, chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau không nhất quán, đặc biết là giá bồi thường. Cụ thể là, người được bồi thường sau được hưởng những chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.

Theo Đinh Văn Minh (2017), cho thấy Việc thu hồi đất, nhất là đất nông

nghiệp là công việc khó khăn, phức tạp, đặc biệt khi đã nảy sinh khiếu kiện, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành hết sức thận trọng, bao gồm cả trước, trong quá trình thu hồi đất và kể cả những vấn đề hậu thu hồi đất. Mặc dù vậy, cần nhận thức rằng việc nảy sinh các khiếu kiện, thậm chí là khiếu kiện gay gắt trong quá trình thu hồi đất là điều không thể tránh khỏi và đòi hỏi ý thức trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tốt các khiếu nại, bảo đảm lợi ích của người dân góp phần giữ vững ổn định xã hội, điều kiện quan trọng cho sự phát triển đất nước.

- Theo Việt Phương (báo Nghệ An điện tử - 2016) cho thấy: Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án vẫn còn nhiều vướng mắc, tiến độ đầu tư hạ tầng chậm, đầu tư thiếu đồng bộ, triển khai xây dựng các dự án tái định cư chậm. Bất cập đó dẫn đến hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của thu hút đầu tư, tiến độ triển khai một số dự án đầu tư chậm, kéo dài.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)