Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 59)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá

3.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

QHSDĐ huyện Tĩnh Gia được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 16/4/2014 về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2010-2015) của huyện Tĩnh Gia.

Đối với Quy hoạch sử dụng đất cấp xã:

- Có 31/34 xã, thị trấn được xét duyệt quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Có 3/34 xã chưa được triển khai là: Hải Yến, Hải Thượng, Hải Hà. Các xã chưa được triển khai là những xã có biến động đất đai lớn và phải di dân tái định cư để phục vụ các dự án. Nội dung quy hoạch cấp xã cơ bản đã định hướng; dự báo được nhu cầu đất cho phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở.

Bảng 3.4. Tình hình lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 của huyện Tĩnh Gia

STT

Cấp lập quy hoạch

số đơn

vị hành chính

Lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn Từ năm 2010 đến năm 2020

Ghi chú Đã được duyệt Đang triển

khai Chưa triển khai Số

đơn vị (%) Số

đơn vị (%) Số

đơn vị (%)

(1) (2) (3) (4) (5=4:3x100) (6) (7) (8) (9=8:3x100) (10)

1 Cấp huyện 1 1 100 0 0 0 0.0

2 Cấp xã 34 31 91.2 0 0 3 8.8

31 xã được xét duyệt theo Quy hoạch nông

thôn mới (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường)

Về giao đất, thu hồi đất: Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ Ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng đất Nông nghiệp, đến thời điểm hiện tại, huyện Tĩnh Gia có 34/34 xã, thị trấn thực hiện giao ruộng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân đạt 100% và tiến hành dồn điền đổi thửa.

Nhìn chung, công tác giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP và tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống của người dân.

Tuy nhiên sau giao ruộng ổn định và dồn điền đổi thửa, trên thực tế vẫn còn nhiều hộ nhận từ 4 - 8 thửa đất, diện tích có tốt, có xấu, có gần, có xa. Tình trạng manh mún, nhỏ hẹp của thửa đất đã cản trở việc đầu tư sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển trang trại trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc giao ruộng đất trước đây chưa thực sự gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp cũng như hình thành mô hình sản xuất tập trung.

a. Kết quả giao đất ở

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Tĩnh Gia về việc giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân. Hàng năm các xã, thị trấn trong huyện có nhu cầu đã lập hồ sơ xin đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở.

Kết quả giao đất ở trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Diện tích đất ở được giao của huyện Tĩnh Gia STT Năm thực

hiện

Diện tích (m2)

Số lô đất

Tổng số tiền thu được

(đồng) Ghi chú

1 Năm 2013 65.441,2 324 89.359.896.178 2 Năm 2014 18.303,3 111 17.864.457.697 3 Năm 2015 10.156,4 71 4.495.575.786 4 Năm 2016 23.508,0 148 17.670.324.834 5 Năm 2017 24.783,0 180 35.380.305.979

Tổng 142.191,9 834 164.770.560.474

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia)

Tính từ năm 2013 đến năm 2017, UBND huyện đã tiến hành tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất ở với tổng diện tích 142.191,9 m2 cho các hộ gia đình, cá nhân trên 34 xã, thị trấn. Công tác đấu giá, giao đất ở được thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật từ khâu lập hồ sơ để thẩm định đến giao đất ngoài thực địa. Kết quả giao đất được thực hiện đúng theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Tuy nhiên do dân số ngày càng đông, nhu cầu đất ở trên địa bàn ngày càng tăng, trong khi quỹ đất có hạn nên địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của tất cả các đối tượng trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới để phát huy tiềm năng đất đai, huyện cầm tăng cường khai thác các quỹ đất nông nghiệp xen

ghép trong khu dân cư lập quy hoạch, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu cho ngân sách, đồng thời tránh lấn chiếm.

b. Kết quả cho thuê đất

Từ năm 2013 đến 2017, UBND huyện cũng đã cho thuê đất đối với 04 dự án thu về một khoản ngân sách cho địa phương. Kết quả cho thuê đất sản xuất kinh doanh được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện.

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

Số hộ (hộ)

Thời hạn thuê đất, giao đất (năm)

1 Kinh tế trang trại 16,13 02 20

2 Đất Thương mại dịch vụ 0,28 01 50

3 Đất Sản xuất kinh doanh 0,53 01 50

Tổng 16,96 04

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia) c. Kết quả thu hồi đất:

Trong giai đoạn vừa qua, công tác thu hồi đất phục vụ các mục đích an ninh, quốc phòng, công cộng và phát triển kinh tế được UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban giải phóng mặt bằng và UBND cấp xã tập trung thực hiện. Năm 2009, Ban giải phóng mặt bằng huyện Tĩnh Gia được thành lập nên kết quả của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện được tổng hợp qua bảng 3.7

Bảng 3.7. Kết quả thu hồi đất phục vụ thực hiện các dự án huyện Tĩnh Gia STT Năm thực

hiện

Số lượng công trình,

dự án

Số hộ bị thu hồi, ảnh

hưởng

Diện tích thu hồi

(ha)

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ

(tỷ đồng)

1 2010 11 6.838 819,57 1.232,44

2 2011 14 3.192 344,80 280,83

3 2012 12 6.545 346,93 860,83

4 2013 17 6.528 466,13 364,40

5 2014 11 3.287 308,97 1.078,45

6 2015 53 3.547 558,90 71,22

Tổng 118 29.937 2.845,30 3.888,17

(Nguồn: Ban giải phóng mặt bằng huyện Tĩnh Gia)

Theo kết quả báo cáo của Ban giải phóng mặt bằng huyện Tĩnh Gia, từ năm 2010-2015, huyện đã tiến hành thu hồi tổng số 2.845,3 ha diện tích của 29.937 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức phục vụ cho thực hiện 118 các công trình, dự án. Công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, làm cụm công nghiệp và làng nghề được tiến hành khá thuận lợi do được người dân ủng hộ. Tuy nhiên công tác thu hồi đất ở, giải quyết đền bù thường diễn ra rất chậm, gặp nhiều trở ngại là do một số tồn tại sau:

- Nguyên nhân chung là việc xác nhận nguồn gốc, loại đất, tài sản trên đất của các cơ quan chuyên môn còn gặp rất nhiều bất cập, khó khăn làm ảnh đến tiến độ và kế hoạch thực hiện dự án;

- Một số dự án do huyện làm chủ đầu tư khi thực hiện đã không xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng, không bố trí nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng. Nếu có triển khai thì cũng mang tính chất khắc phục, giải quyết tình thế nên hiện tại các dự án huyện làm chủ đầu tư nhân dân địa phương rất bức xúc, công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn;

- Việc phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan đến thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chưa chặt chẽ. Một số chủ đầu tư chậm trễ trong việc thực hiện giải ngân đền bù giải phóng mặt bằng khiến cho việc kiểm kê diện tích đã bị thu hồi của từng hộ gặp rất nhiều khó khăn do địa phương không phối hợp;

- Toàn bộ giá đất các vị trí thuận lợi, trục đường của bảng giá đất hàng năm đều thấp hơn rất nhiều lần so với thực tế nên công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng gặp khó khăn khi vấp phải sự phản đối của người dân về giá đền bù.

d. Kết quả đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Kết quả đăng ký, cấp GCNQSDĐ của huyện Tĩnh Gia đến năm 2017 đạt được như sau:

Bảng 3.8. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ đến năm 2017 huyện Tĩnh Gia TT Xã, Thị trấn Số giấy cần

cấp lần đầu

Số giấy đã cấp lần đầu

Số giấy chưa cấp

Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) (5=3-4) (6=4/3x100)

1 Định Hải 1.211 1.211 0 100,00

2 Anh Sơn 1.190 1.190 0 100,00

3 Bình Minh 1.469 1.467 2 99,86

4 Các Sơn 2.578 2.578 0 100,00

5 Hải An 1.333 1.315 18 98,65

6 Hải Bình 2.754 2.353 401 85,44

7 Hải Châu 2.113 2.099 14 99,34

8 Hải Hà 1.751 1.733 18 98,97

9 Hải Hoà 1.468 1.449 19 98,71

10 Hải Lĩnh 1.290 1.241 49 96,20

11 Hải Nhân 2.390 2.390 0 100,00

12 Hải Ninh 2.057 1.838 219 89,35

13 Hải Thanh 3.006 2.862 144 95,21

14 Hải Thượng 2.323 2.088 235 89,88

15 Hải Yến 1.351 1.349 2 99,85

16 Hùng Sơn 1.135 1.135 0 100,00

17 Mai Lâm 1.620 1.405 215 86,73

18 Ngọc Lĩnh 1.444 1.414 30 97,92

19 Nghi Sơn 1.408 1.358 50 96,45

20 Nguyên Bình 2.013 2.012 1 99,95

21 Ninh Hải 1.301 1.274 27 97,92

22 Phú Lâm 1.175 1.080 95 91,91

23 Phú Sơn 1.105 992 113 89,77

24 Tân Dân 1.435 1.233 202 85,92

25 Tân Trường 2.034 1.879 155 92,38

26 Thanh Sơn 2.180 2.173 7 99,68

27 Thanh Thuỷ 1.431 1.431 0 100,00

28 Thị Trấn TG 1.413 1.408 5 99,65

29 Tùng Lâm 951 898 53 94,43

30 Trường Lâm 2.305 2.254 51 97,79

31 Triêu Dương 953 953 0 100,00

32 Trúc Lâm 1.431 1.387 44 96,93

33 Tĩnh Hải 1.629 1.381 248 84,78

34 Xuân Lâm 1.397 1.389 8 99,43

Tổng 56.644 54.219 2.425 95,72

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia)

Qua bảng 3.8 cho thấy tình hình đăng ký, cấp GCNQSDĐ của huyện Tĩnh Gia đến năm 2017 cơ bản đáp ứng được so với nhu cấp, số lượng giấy chứng nhận QSD đã cấp trên toàn huyện là 54.219 giấy, đạt tỷ lệ cấp giấy chứng nhận 95,72 %. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ nhằm mục tiêu quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật, từng bước phát triển thị trường bất động sản có sự quản lý của Nhà nước. GCNQSDĐ cũng là cơ sở để thiết lập hồ sơ địa chính, là một tài liệu để chính quyền các cấp nắm chắc được quỹ đất và quản lý quỹ đất hiệu quả hơn. Đăng ký, cấp GCNQSDĐ được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. UBND huyện đã tập trung, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện công tác này trên địa bàn huyện trong những năm gần đây.

e. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật đất đai của công chức quản lý và người SDĐ cũng được sự quan tâm của chính quyền huyện. Trong thời gian 5 năm số công chức vi phạm kỷ luật phải xử lý của huyện và xã là 03 cán bộ. Trong đó cấp huyện: 01 và cấp xã: 02. Những con số này cũng phần nào nói lên sự phức tạp đối với QLNN về đất đai. Huyện Tĩnh Gia cũng như cấp huyện nói chung, thanh tra, kiểm tra đất đai thường gặp những khó khăn như:

Giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND huyện, xã tổ chức thanh tra kiểm tra QLĐĐ tại địa bàn. Quy định này nếu không được giám sát chặt chẽ của các cấp, các tổ chức và người dân có thể dẫn đến tinh trạng vừa “đá bóng” vừa “thổi còi”. Để tránh tình trạng này cần tăng cường sự kiểm tra của tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức chính trị xã hội, người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)