Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá công tác GPMB thuộc dự án nghiên cứu
3.3.4. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ của dự án
Căn cứ quy định tại các Điều 6, 7, 8 Nghị định 197, Điều 38 Luật Đất đai năm 2003, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xác định:
Dự án nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn- Thanh Hóa có tổng số hộ bị ảnh hưởng là Tổng số hộ bị ảnh hưởng 887 hộ; Trong đó: số hộ có đất ở bị ảnh hưởng 226 hộ, số hộ có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng là 626 hộ, số hộ có đất khác ảnh hưởng là 35 hộ, hộ gia đình và cá nhân phải chuyển vào khu tái định cư 220 hộ (trong đó: 114 hộ bố trí tái định cư tập trung, 06 hộ không nhận đất tái định cư tập trung mà có nguyện vọng sang tỉnh khác tự lo chỗ ở); Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và UBND huyện Tĩnh Gia đã giao 114 lô đất tái định cư cho 114 hộ gia đình, cá nhân.
b) Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ về đất.
Bảng 3.10. Bảng bồi thường về đất của dự án
STT Chỉ tiêu
Dự án nhà Nhiệt điện Nghi Sơn - Thanh Hóa Số hộ Diện tích
(m2)
Số tiền BT (Tỷ đồng) 1 Đất nông nghiệp 626 2.093.238,6 29.862.642.340 2 Đất ở, đất vườn trong
khuôn viên và vườn liền kề 226 501.418,0 59.684.054.000
3 Đất khác 35 882.342,8 7.653.303.665
Cộng 887 347.700.000 97.200.000.000 (Nguồn: Ban GPMB huyện)
* Dự án nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn - Thanh Hóa
Dự án được nghiên cứu với 887 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.
Trong đó: 626 hộ sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao sử dụng có thời hạn, 226 hộ có đất ở hợp pháp bị thu hồi, 28 hộ sử dụng đất công ích, 7 hộ xây nhà trên đất lấn chiếm.
+ Đối với 626 hộ đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi thực hiện dự án được bồi thường như sau: 131 hộ được có đất trồng cây hàng năm được xác định là đất hạng 1 giá 30.000 đ/m2; 84 hộ có đất trồng cây hàng năm được xác định là đất
hạng 2 giá 27.600 đ/m2; 67 hộ có đất trồng cây lâu năm được xác định là đất hạng đất hạng 1 giá 15.000 đ/m2; 82 hộ có đất nuôi trồng thuỷ sản được xác định là đất hạng 1 giá 34.000 đ/m2; 145 hộ có đất làm muối được xác định là đất hạng 1 giá 35.000 đ/m2; 32 hộ có đất làm muối được xác định là đất hạng 2 giá 29.000 đ/m2; 50 hộ có đất trồng rừng sản xuất được xác định là đất hạng 1 giá 10.000 đ/m2.
+ 28 hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên đất công ích, và 7 hộ lấn chiếm đất không được bồi thường đất mà chỉ được xét hỗ trợ bằng 30% giá trị bồi thường đất của đất bị thu hồi.
+ 226 hộ có đất ở bị thu hồi đơn giá được bồi thường như sau:
- 49 hộ có đất ở được xác định Vị trí 1, đường ra Cảng Nghi Sơn giá 1.100.000 đ/m2;
- 21 hộ có đất ở được xác định Vị trí 2, đường ra Cảng Nghi Sơn giá 770.000 đ/m2;
- 14 hộ có đất ở được xác định Vị trí 3, đường ra Cảng Nghi Sơn giá 330.000 đ/m2;
- 77 hộ có đất ở được xác định Vị trí 1, đường liên thôn trong xã giá 600.000 đ/m2;
- 35 hộ có đất ở được xác định Vị trí 2, đường liên thôn trong xã giá 420.000 đ/m2;
- 30 hộ có đất ở được xác định Vị trí 1, đường tuyến đường liên thôn còn lại giá 200.000 đ/m2.
Đơn giá bồi thường về đất tại dự án được thể hiện tại bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tổng hợp các hạng mục bồi thường Số
TT Số hộ
Loại đất, tên đường, vị trí
Diện tích (m2)
Đơn giá (nghìn
đồng) Hệ
số
Thành tiền
(nghìn đồng) Số hộ
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4*5*6) (8)
A. 116 BỒI THƯỜNG 347.700,0 97.200.000 887
I
NHÓM ĐẤT Ở, ĐẤT VƯỜN ĐƯỢC CÔNG NHẬN NHƯ ĐÂT Ở
501.418,0 59.684.054 226
1 Đường ra Cảng Nghi Sơn
Vị trí 1 102.635,7 1.100 1,0 11.289.927,0 49 2 Đường ra Cảng Nghi Sơn
Vị trí 2 87.982,5 770 1,0 6.774.652,5 21
3 Đường ra Cảng Nghi Sơn
Vị trí 3 72.340,9 330 1,0 2.3872,497 14
4 Đường liên thôn trong xã
Vị trí 1 115.769,5 600 1,0 6.946.170,0 77 5 Đường liên thôn trong xã
Vị trí 2 96.430,7 420 1,0 4.050.089,4 35
6 Các tuyến đường còn lại 19.338,8 200 1,0 3.867.760,0 30 7 Hỗ trợ tăng giá đất ở đặc
thù của dự án 501.418,0 53.3 1,0 26.731.582,6 226 II NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.093.238,6 29.862.642,340 887 1 Đất trồng cây hàng năm 706.437,4 2.617.542,925 215 - Vị trí 1 402.726,9 30 1,0 1.208.180,7 131 - Vị trí 2 303.710,5 27.6 1,0 1.409.362,225 84
2 Đất trồng cây lâu năm 5.147,4 77.211 67
- Vị trí 1 5.147,4 15 1,0 77.211 67
3 Đất nuôi trồng thủy sản 405.788,4 13.796.805,6 82 Vi trí 1 405.788,4 34 1.0 13.796.805,6 82
4 Đất làm muối 72.607,8 2.466.480,0 177
Hạng 1 60.142,3 35 1.0 2.104.980,5 145
Hạng 2 12.465,5 29 1.0 361.499,5 32
5 Đất trồng rừng sản xuất 848.638,5 8.486.385,0 50
Hạng 1 848.638,5 10 8.486.385,0 50
III NHÓM ĐẤT UBND XÃ
QUẢN LÝ 882.342,8 0 7.653.303,665 35
1 Đất GT, TL, CSD 627.242,7 0 0 0
2 Lấn chiếm đất 64.401,3 30 30% 5.796.117,0 7 3 Đất công ích trồng cây
hàng năm vị trí 01 190.698,8 30 30% 1.857.186,665 28 (Nguồn: Ban giải phóng mặt bằng)
Bảng 3.12. Đơn giá bồi thường về đất và chênh lệch giữa giá thị trường với giá bồi thường do Nhà nước quy định tại dự án nghiên cứu.
STT Chỉ tiêu ĐVT
Dự án nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn - Thanh Hóa Giá NN Giá TT Chênh lệch
(lần) 1 Đường ra Cảng Nghi Sơn Vị trí 1 1000đ/m2 1100 1450 1,3 2 Đườngliên thôn trong xã Vị trí 1 1000đ/m2 600 720 1,2 3 Các tuyến đường còn lại 1000đ/m2 200 270 1,4 4 Đất trồng cây hàng năm VT1 1000đ/m2 30 45 1,2 5 Đất trồng cây hàng năm VT2 1000đ/m2 27.6 32 1,2
6 Đất làm muối Hạng 1 1000đ/m2 35 50 1,4
7 Đất nuôi trồng thủy sản VT1 1000đ/m2 34 37 1,1 8 Đất trồng rừng sản xuất hạng 1 1000đ/m2 10 14 1,4 6 Đất trồng cây lâu năm VT1 1000đ/m2 15 22 1,5
(Nguồn: Ban quản lý dự án huyện Tĩnh Gia)
Qua bảng số liệu 3.12 cho thấy, Hội đồng bồi thường huyện Tĩnh Gia đa tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất theo đúng các quyết định phê duyệt đơn giá đất của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành hằng năm. Tuy nhiên giá đất bồi thường do Nhà nước áp dụng tại dự án là chưa hợp lý, chưa sát với giá thị trường. Mức giá bồi thường do nhà nước quy định vẫn còn chênh lệch dao động từ 1,1 đến 1,5 lần so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Nên mức giá này không đảm bảo được quyền lợi của người dân.
Tổng hợp ý kiến của người dân về giá đất bồi thường tại dự án nghiên cứu thể hiện qua bảng 3.13
Bảng 3.13. Ý kiến của người người có đất bị thu hồi về giá đất bồi thường.
STT Loại sử dụng đất Phiếu ĐT
Số phiếu
ĐT được Số hộ đồng ý (hộ)
Số hộ không đồng ý (hộ)
Tỷ lệ % Số
phiếu Tỷ lệ %
Đồng ý
Không đồng ý 1 - Hộ dân có đất ở bị
thu hồi 100% 50 50 100 43 7 86 14
2
-Hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi từ 70%- dưới 100%
30 30 100 26 4 86,7 13,3
3
-Hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi từ 30%- dưới 70%
30 30 100 28 2 93,3 6,7
4
-Hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi
dưới 30%
30 30 100 25 5 83,3 16,7
5 -Hộ dân có đất khác
bị thu hồi 10 10 100 10 0 100 0
Cộng 150 150 132 18
(Nguồn số liệu điều tra thực tế)
Bảng số liệu 3.13 cho thấy: Số hộ đồng ý với đơn giá bồi thường do Nhà nước quy định bình quân của dự án khoảng 89%, còn lại 11% cho rằng giá đất bồi thường của Nhà nước còn thấp hơn giá thị trường nên không đồng ý với mức giá này. Các hộ này cho rằng, giá đất bồi thường còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Do đó, giá đất bồi thường chưa đảm bảo được lợi ích chính đáng của người dân.
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường và không bồi thường
STT Chỉ tiêu
Dự án nhà Nhiệt điện Nghi Sơn - Thanh Hóa Được BT
(hộ)
Chỉ được hỗ trợ (hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Đất Nông nghiêp 626 35 0.06
2 Đất ở 226 0 100
(Nguồn:tổng hợp từ phiếu điều tra)
Bảng số liệu 3.14 cho thấy: Công tác quản lý đất đai còn buông lỏng nên để xảy ra trường hợp lấn chiếm đất xử lý không kịp thời, các hộ xây nhà trên đất lấn chiếm nên khi bồi thường dự án các hộ được hỗ trợ.
Bảng 3.15. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường
Số
TT Loại sử dụng đất
Phiếu ĐT phát hành
Số phiếu ĐT
được Số hộ đồng ý
(hộ)
Số hộ không đồng ý (hộ)
Tỷ lệ
% Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Đồng ý
Không đồng ý I. xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường.
1 - Hộ dân có đất ở bị
thu hồi 100% 50 50 100 47 3 94,0 6,0
2
-Hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi từ 70%- dưới 100%
30 30 100 28 2 93,3 6,7
3
-Hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi từ 30%- dưới 70%
30 30 100 29 1 97,0 3,0
4
-Hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi dưới
30%
30 30 100 26 4 86,7 13,3
5 -Hộ dân có đất khác bị
thu hồi 10 10 100 10 0 100,0 0
Cộng 150 150 100 138 12
II. Trách nhiệm của các cấp các nghành trong thực hiện nhiệm vụ bồi thường.
1 - Hộ dân có đất ở bị
thu hồi 100% 50 50 100 49 1 98,0 2,0
2
-Hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi từ 70%- dưới 100%
30 30 100 30 0 100,0 3,3
3
-Hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi từ 30%- dưới 70%
30 30 100 29 1 96,7 3,3
4
-Hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi dưới
30%
30 30 100 29 1 96,7 3,3
5 -Hộ dân có đất khác bị
thu hồi 10 10 100 10 0 100 0
Cộng 150 150 147 3
(Nguồn:Tổng hợp phiếu điều tra) Nhận xét:
Qua bảng 3.14 và bảng 3.15 cho thấy Hội đồng bồi thường huyện, Hội đồng KKBT - GPMB & TĐC huyện và chính quyền địa phương đã xác định và phân loại được các đối tượng bồi thường, hỗ trợ theo từng loại sử dụng đất của họ. Các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ đã nhất trí cao với việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ của Hội đồng KKBT - GPMB & TĐC huyện.
Qua điều tra thực tế cho ta thấy ý kiến của người dân về xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường như sau:
- Trên 93% ý kiến cho rằng việc xác định đối tượng và điều kiện được nhận bồi thường trong phương án là chính xác.
- 7% ý kiến cho rằng việc xác định đối tượng và điều kiện được nhận bồi thường trong phương án là gần chính xác.
Công tác tổ chức, trình tự thực hiện, trách nhiệm của các cấp các ngành như sau:
- 98% ý kiến cho rằng công tác tổ chức, trình tự thực hiện và trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng tại dự án là đúng.
- 2% ý kiến còn lại cho rằng công tác tổ chức, trình tự thực hiện và trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng tại dự án là gần đúng.
Tâm tư nguyện vọng của những hộ bị thu hồi đất thuộc dự án nghiên cứu tập trung chủ yếu vào chính sách hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ làm nông nghiệp bị mất đất sản xuất, chính sách hỗ trợ tạo điều kiện đối với những hộ làm kinh doanh dịch vụ.
c) Đánh giá công tác bồi thường tài sản trên đất:
* Nguyên tắc bồi thường cây trồng, vật nuôi:
- Đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch theo năng suất cao nhất trong 3 năm trước liền kề với giá trung bình của thị trường.
Riêng đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển phải trồng lại.
- Đối với đất mặt nước có nuôi trồng thuỷ sản. Tại thời điểm thu hồi đất đã
đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thực tế do phải thu hoạch sớm. Trường hợp có thể di chuyển được thi bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.
- Đối với cây lâu năm: Được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây. Riêng cây đang ở thời kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian XDCB chỉ bồi thường chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất; Cây lâu năm đến thời điểm thanh lý chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu của vườn cây.
- Đối với các loại hoa, cây cảnh chỉ tính công dịch chuyển, di chuyển và thiệt hại do di chuyển.
- Cây cối hoa mầu nằm trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của dự án (cả vĩnh viễn và tạm thời) được bồi thường 100% giá trị mà không xét đến tính hợp pháp của đất. Các loại cây trồng sau thời điểm thông báo của cấp có thẩm quyền về phạm vị thực hiện của dự án không được tính giá trị bồi thường.
* Nguyên tắc bồi thường tài sản, nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc:
- Tài sản gắn liền với đất bao gồm: Nhà ở, công trình xây dựng đơn chiếc;
nhà công trình xây dựng theo một hệ thống trong một khuân viên đất (gọi chung là nhà, công trình) trên đất; các loại cây tròng lâu năm, hành năm, cây dược liệu, hoa mầu … trồng trên đất thu hồi.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường.
Bảng 3.16. kết quả bồi thường tài sản trên đất
STT Hạng mục bồi thường Dự án nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn Số tiền
1 Tài sản, vật kiến trúc 64,9 tỷ
2 Cây cối,hoa màu 1,2 tỷ
(Nguồn: Ban GPMB huyện)
Bảng 3.17. Ý kiến của người dân về bồi thường tài sản và vật kiến trúc STT Loại tài sản Số hộ
điều tra
Số hộ đồng ý
Số hộ không đồng ý
Tỷ lệ (%) Đồng
ý
Không đồng ý
1 Tài sản,vật kiến trúc 150 142 8 95 5
2 Cây cối hoa màu 150 150 0 100 0
(Nguồn:tổng hợp phiếu điều tra) d) Đánh giá chính sách hỗ trợ
Căn cứ Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường và hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Quyết định số:
4366/2009/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về chính sách hỗ trợ di dân, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Dự án đã hỗ trợ cho các hộ trong chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm 4,3 tỷ. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 5,6 tỷ.
* Hỗ trợ di chuyển
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa được hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ.
- Các dòng họ có nhà thờ họ riêng biệt với nhà ở và phải di chuyển được hỗ trợ 2 triệu đồng/nhà thờ họ.
- Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt. Dự toán do Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng lập căn cứ đơn giá hiện hành tại địa phương, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải di chuyển đến khu tái định cư tập trung được xây dựng theo quy hoạch thì được hỗ trợ tiền để thuê nhà ở hoặc làm nhà ở tạm trong thời gian xây dựng nhà mới, mức hỗ trợ là 12 triệu đồng/hộ.
* Hỗ trợ tái định cư.
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở tái định cư.
Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó.
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà trên đó có nhà ở, nếu tự lo được chỗ ở ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn thì được hỗ trợ một lần với mức 160 triệu đồng/hộ.
* Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở) thì được hỗ trợ ổn định đời sống một lần theo quy định sau đây:
- Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 06 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ/tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
- Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ/tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
- Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba năm liền kề trước đó.
- Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.
Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ cho các dòng họ di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ