Nhận xét chung của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 83)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Nhận xét chung của dự án

Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài tôi có một số nhận xét về công tác bồi thường GPMB ở địa bàn như sau:

Trong những năm gần đây chính sách bồi thường của Nhà nước đã có nhiều điều chỉnh và thay đổi cho sát với thực tế tạo điều kiện cho tỉnh chủ động mở rộng theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn bảo đảm tuân thu đúng quy định của pháp luật đã tạo được sự đồng thuận của đa số nhân dân.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi

thường hỗ trợ, GPMB khi nhà nước thu hồi đất chưa thường xuyên, sâu rộng, do đó sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế nên có sự so bì, so sánh khiếu nại về chính sách và giá bồi thường giữa người được áp dụng theo thời điểm đó với người đang được thực hiện chính sách mới.

Mặt khác, lực lượng làm công tác bồi thường vừa thiếu về số lượng và thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý chuyên môn cũng như công tác vận động nhân dân.

3.4.1. Việc làm, thu nhập, đời sống của người dân bị thu hồi đất

Việc làm, thu nhập đối với người dân rất quan trọng. Nó là chỉ số để đo mức sống của người dân. Số liệu bảng 3.16 cho thấy thu nhập bình quân của người dân ở đây sau khi thu hồi cao hơn trước thu hồi, nhưng mức tăng không đáng kể.

Bảng 3.20. Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

TT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 150 100,0

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 87 58,0

2 Số hộ có thu nhập không đổi 46 30,7

3 Số hộ có thu nhập kém đi 17 11,3

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Qua bảng 3.20 với tổng số hộ điều tra là 150 hộ cho thấy thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất có sự thay đổi nguyên nhân là do nhiều hộ dân không biết sử dụng tiền bồi thường một cách hợp lý. Họ chỉ đầu tư vào mua sắm, sửa chữa nhà cửa là chủ yếu. Người nông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Ngoài thời vụ phần lớn các hộ gia đình chuyển sang các lao động phổ thông khác như tham gia vào các nghề như đi phụ hồ, buôn bán, chợ búa, xe ôm… Cụ thể là có tới 87 số hộ có thu nhập cao hơn trước khi bị thu hồi đất chiếm 58%, tuy nhiên vẫn còn 17 số hộ cho rằng có thu nhập kém đi so với trước khi thu hồi chiếm 11,3% Và có số hộ có thu nhập không đổi là 46 Hộ chiếm 30,7%.

Do tính chất công việc mang tính thời vụ nên thu nhập của họ không ổn định, tuy một số hộ thu nhập có tăng lên nhưng giá cả thị trường ngày một leo thang như hiện nay thì hoàn cảnh của họ ngày càng khó khăn. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm với lực lượng lao động nông dân tại 12

xã bị ảnh hưởng nói riêng và toàn huyện Tĩnh Gia nói chung, nông dân không có việc làm hoặc thiếu việc làm ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng cũng chưa cải thiện.

Quá trình giải phóng mặt bằng trong thời gian vừa qua còn để xảy ra nhiều mâu thuẫn giữa: người có đất bị thu hồi - Nhà đầu tư - Cơ quan quản lý và chính quyền địa phương. Người dân có đất bị thu hồi muốn được bồi thường, hỗ trợ theo giá thị trường. Người dân có đất bị thu hồi thường còn tiếc rẻ, dẫn đến lừng chừng chưa muốn nhận tiền để chờ được bồi thường với giá cao hơn, trong khi nhà đầu tư muốn giải phóng mặt bằng nhanh để có đất cho đầu tư xây dựng công trình. Hơn nữa công tác, giải quyết việc làm cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp.

Có thể nói chính sách thu hồi đất - bồi thường - GPMB - đào tạo - chuyển nghề - tái định cư của chúng ta chưa thực sự đồng bộ để ổn định cuộc sống của người dân có đất thu hồi. Hiện nay chúng ta mới quan tâm nhiều và ưu tiên cho vấn đề giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất một cách nhanh chóng để thu hút đầu tư, còn xem nhẹ vấn đề đáng ra phải đi trước một bước là đào tạo, chuyển nghề, tạo công ăn việc làm và tái định cư. Đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất. Có thể thấy điều này rất rõ qua việc xác định chủ trương hành động của một số tỉnh, thành là “năm doanh nghiệp”, “năm giải phóng mặt bằng”,…

Mấy năm gần đây, trước những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, các địa phương đó bắt đầu quan tâm đến vấn đề tái định cư và từng bước giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giải quyết các vấn đề trên vẫn chưa đồng bộ và thực sự còn nhiều khó khăn.

3.4.2. Nguyên nhân dẫn đến lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh

Người nông dân quen với cách sản xuất nông nghiệp từ nhiều năm nay, họ quen chủ động mọi vấn đề trong sản xuất từ chủ động lịch sản xuất theo mùa vụ, chủ động thời gian làm việc nên khi vào làm việc tại các doanh nghiệp họ rất khó quen với tác phong công nghiệp, với sức ép của các dây chuyền sản xuất và thời gian công nghiệp. Mặt khác, một số người có trình độ học vấn tiếp thu hạn chế nên không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp hoặc tay nghề thấp (mặc dù đó được đào tạo) nên cũng khó được tiếp nhận vào các doanh nghiệp.

Trên thực tế, khi còn ruộng đất thì đến 70 tuổi người nông dân vẫn có thể ra đồng để sản xuất, vẫn có thể làm ra sản phẩm phục vụ cuộc sống của chính họ.

Nhưng đối với sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp có những quy định rất khắt khe, họ đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn về trình độ văn hoá, trình độ tay nghề, sức khoẻ và đặc biệt là giới hạn về tuổi tác. Đây là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều nông dân bị thu hồi đất không được tuyển dụng vào các doanh nghiệp nhận đất. Và đây cũng chính là những đối tượng mà Nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp trong việc định hướng chuyển nghề, tạo việc làm khác nếu không được tuyển vào làm công nhân để ổn định cuộc sống.

3.4.3. Người nông dân chưa biết cách sử dụng hợp lý số tiền bồi thường

Việc nhận được một khoản tiền lớn đối với thu nhập của một hộ gia đình nông dân là điều bất ngờ, chưa từng thấy và phần lớn người dân đó sử dụng không có kế hoạch cho cuộc sống lâu dài. Trong khi chưa có kế hoạch tháo gỡ dễ dẫn đến việc chi tiêu phóng túng cho các mục đích như: xây sửa nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt (xe máy, ti vi, tủ lạnh,…), đồ dùng cá nhân (điện thoại di động, đồng hồ,…), tiêu dùng hàng ngày, tiêu dùng cá nhân, chia cho con cái, người thân, những nhu cầu mà bình thường họ luôn phải dè xẻn. Rất ít hộ gia đình sử dụng tiền này để tái đầu tư cho sản xuất (chưa biết sản xuất cái gì, phải có nghề và kinh nghiệm), cho con đi học nghề hoặc gửi tiết kiệm.

3.4.4. Chính sách tài chính hỗ trợ người nông dân mất đất có thể tái sản xuất, tái thu nhập ổn định đời sống

Việc nhận được một khoản tiền bồi thường, hỗ trợ về đất và hoa màu trên đất đối với người nông dân là rất quý, tuy nhiên nếu đem số tiền đó gửi tiết kiệm thì số lãi hàng tháng thu được không đáng là bao, không bù đắp được so với khoản thu nhập đó nuôi sống gia đình họ khi còn đất để sản xuất nông nghiệp. Như vậy cần thiết phải có chính sách tài chính nhằm hỗ trợ người nông dân tái sản xuất để có thu nhập: hoặc đầu tư vào sản xuất các ngành nghề phụ truyền thống, hoặc góp cổ phần để tham gia sản xuất, kinh doanh. Thực tế công tác này vẫn còn là bài toán khó, chưa có lời giải.

Giá bồi thường quá thấp so với thực tế: Người nông dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, ngoài ra cần có một số nghề phụ mang lại cho họ thu nhập đáng

kể trong những lúc nông nhàn (nghề mộc, nghề xây dựng, làm thủ công,…). Tuy nhiên hầu hết đối với các hộ gia đình thuần nông thì việc thu hồi đất đối với họ đó dẫn đến một thay đổi lớn, đòi hỏi phải có một nguồn vốn đáng kể để có thể chuyển đổi nghề nghiệp cho cả gia đình hoặc một số lao động dư thừa.

3.4.5. Kết quả phỏng vấn cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thường GPMB được thể hiện ở bảng 3.21 như sau

Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả ý kiến của cán bộ chuyên môn trực tiếp tham gia công tác giải phóng mặt bằng của dự án

STT Nội dung điều tra

Không

Số phiếu

Tỷ lệ

(%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ thực hiện và quản lý đều có

chuyên môn 11 91,7 1 0,3

2 Có sự tham gia đầy đủ của các cấp

ngành 12 100 0 0

3 Công tác tuyên truyền, phổ biến được

thực hiện tốt 11 91,7 1 8,3

4 Người dân hiểu biết về chính sách bồi

thường GPMB 7 58,3 5 41,7

5 Người dân hài lòng về đơn giá bồi

thường hoặc hỗ trợ 8 67 4 33

6 Tiến độ thực hiện bồi thường GPMB

diễn ra nhanh chóng 7 58,3 5 41,7

7 Cần thay đổi, cải cách chính sách bồi

thường, GPMB 12 100 0 0

(Nguồn: Qua điều tra và phỏng vấn cán bộ chuyên môn)

Quang bảng trên cho ta thấy có 33% ý kiến cho rằng đơn giá đất áp dụng tính cho bồi thường tại thời điểm thực hiện dự án còn thấp và cần thiết phải điều chỉnh đơn giá đất bồi thường cho phù hợp với thực tế.

+ Có 100% ý kiến là cần thay đổi, cải cách chính sách bồi thường, GPMB để

tăng mức hỗ trợ cho người dân nhằm giảm thiểu những thiệt thòi của người dân do bị mất đất và đảm bảo cho người dân có thể ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất.

+ Có 100% ý kiến cho rằng có sự tham gia đầy đủ của các cấp ngành

+ Có 7 cán bộ cho rằng tiến độ thực hiện bồi thường GPMB diễn ra nhanh chóng chiếm 58,3%.

+ Có 7 cán bộ chuyên môn có ý kiến cho rằng người dân có sự hiểu biết về chính sách đất đai và các chính sách hỗ trợ khác chiếm 58,3% và còn lại có ý kiến là người dân không có sự hiểu biết về chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)