Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá tình hình công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất, cho thuê đất qua ý kiến cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, người dân và tổ chức sử dụng đất
3.3.2. Đánh giá tình hình công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất đất qua ý kiến của cán bộ chuyên môn và người dân
- Điều tra bằng bảng hỏi đối với 60 cán bộ làm công tác chuyên môn và người dân bao gồm: địa chính xã (13 người), cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (05 người), Văn phòng Đăng ký đất đai (20 người); Cán bộ làm việc ở Chi cục quản lý đất đai (12 người), người dân trên địa bàn các xã sơn Lô, Bá Hiến, Thiện Kế, Hương Canh, Đạo Đức huyện Bình Xuyên (10 người). Kết quả tác giả thu được như sau:
Bảng 3.14. Kết quả điều tra về tình hình công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất qua ý kiến của cán bộ chuyên môn và người dân
STT Nội dung Số
phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Khó khăn nhất về công tác quản lý sử dụng đất của
các tổ chức ở địa phương là do 60 100
Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ 15 25
Không thực hiện cập nhật thường xuyên biến động
trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức 27 45 Năng lực của cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ 18 30
2
việc sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn 60 100
Rất hiệu quả 3 5
Hiệu quả 30 50
Ít hiệu qủa 18 30
Không hiệu quả 9 15
3
Hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân như thế nào? 60 100
Rất ảnh hưởng 6 10
Ảnh hưởng 15 25
Ít ảnh hưởng 27 45
Không ảnh hưởng 12 20
4
Các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất của
các tổ chức 60 100
Giảm bớt thủ tục hành chính 6 10
Thường xuyên đào tạo, tập huấn cho cán bộ để nâng
cao năng lực 9 15
Đánh giá kỹ khả năng tài chính của chủ dự án 15 25
Tăng cường công tác thanh kiểm tra 6 10
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành 3 5
Ổn định chính sách pháp luật 6 10
Tạo điều kiện để người dân tham gia giám sát việc sử
dụng đất của các tổ chức 12 20
Đồng bộ quy hoạch giữa QHSD đất với quy hoạch
của các ngành khác 3 5
(Nguồn số liệu điều tra của tác giả năm 2017)
Tỷ lệ 45% người được điều tra cho rằng khó khăn nhất trong công tác quản lý sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu hiện nay là do không thực hiện cập nhật thường xuyên biến động trong sử dụng đất của các tổ chức, 30% cho rằng do năng lực của cán bộ, tỷ lệ này còn ở mức cao. Do vậy, để quản lý tốt được quỹ đất tổ chức kinh tế trên địa bàn đang sử dụng, trước mắt phải nâng cao được năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn. Khi khắc phục được điều này sẽ cải thiện được đáng kể các khó khăn còn lại.
Tỷ lệ 50% cán bộ được hỏi cho rằng các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện hoạt động hiệu quả, hoạt động rất hiệu quả 5%, hoạt động ít hiệu quả 30%, hoạt động không hiệu quả 15%. Từ kết quả điều tra cho thấy còn 45% cán bộ và người dân cho rằng hoạt động của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh ít hiệu quả và không hiệu quả, tỷ lệ này khá cao, như vậy trong thời gian tới các cấp, các ngành cần đưa ra được giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, không để tình trạng lãng phí đất. nhất là chấn chỉnh đối với các doanh nghiệp sử dụng đất không hiệu quả.
Tỷ lệ 45% số người được hỏi cho rằng hoạt động của doanh nghiệp ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, không ảnh hưởng là 20%, ảnh hưởng là 25%, rất ảnh hưởng là 10%. Chủ yếu những ngưởi cho rằng hoạt động của doanh nghiệp rất ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân là những người sống khu vực lân cận với khu vực thực hiện dự án của doanh nghiệp, mà sự ảnh hưởng lớn nhất đó là tiếng ổn và những chất thải ra ngoài không khí như doanh nghiệp sản xuất hóa chất, sản xuất sơn, sản xuất gạch ngói, nhất là những xưởng sản xuất gia công không đầu tư công nghệ hiện đại, nên đối với những dự án này cần đưa vào khu cụm công nghiệp hoặc bố trí ở xa nơi dân cư để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Khi được hỏi về biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức thì được lựa chọn nhiều nhất là đánh giá kỹ khả năng tài chính của chủ dự án”, chiếm tỷ lệ 25%; được lựa chọn thứ 2 là tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức, chiếm tỷ lệ 20%. Đây là kênh thông tin rất sát thực, vì khả năng tài chính của Chủ dự án là yếu tố chính quyết định đến sự thành
công của dự án, đến hiệu quả sử dụng đất, song bên cạnh đó sự hoạt động của doanh nghiệp cũng phải được người dân trên địa bàn đồng tình, ủng hộ.