Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và thực tiễn, tôi đã tổng quan các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam. Tôi nhận thấy việc nghiên cứu về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là rất cần thiết góp phần hoàn thiện quy trình, cơ chế, nhằm tăng cường hiệu quả của bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Thái nguyên nói riêng, tỉnh Thái Nguyên và cả nước nói chung. Tôi xin cam đoan rằng chưa có ai nhận học vị sau đại học trên địa bàn nghiên cứu lĩnh vực: Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác bồi thường GPMB của dự án: đường Bắc Sơn kéo dài – địa phận tổ 14, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và khu dân cư 11B – phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên.
- Nghiên cứu các văn bản, chính sách có liên quan mà tỉnh Thái Nguyên đã từng áp dụng về bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi; người dân bị thu hồi đất và cán bộ ngành tài nguyên môi trường.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tổ 14 - Phường Quang Trung, phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 – 2018.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá tình hình cơ bản của thành phố Thái Nguyên tác động đến vấn đề nghiên cứu
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên.
2.2.2. Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với 02 dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
- Giá đất bồi thường
- Chính sách hỗ trợ, tái định cư - Tiến độ giải phóng mặt bằng
- Mức độ đồng ý về giá Bồi thường của người dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.3. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường hỗ trợ, GPMB thông qua hai dự án nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB và công tác quản lý đất đai ở thành phố Thái Nguyên
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu 2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các thông tin, tài liệu sau :
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Các số liệu về hiện trạng đất đai, dân số, lao động trong khu vực của dự án
“đường Bắc Sơn kéo dài – địa phận tổ 14 phường Quang Trung”- trên địa bàn phường Quang Trung và dự án “Khu dân cư 11B phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên”
trên địa bàn phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến kết quả công tác bồi thường GPMB của 2 dự án tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Thái Nguyên và Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Nguyên.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Lập phiếu điều tra phỏng vấn người có đất bị thu hồi để tìm hiểu xem đối tượng, mức giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất ở, đất nông nghiệp, nhà ở, vật kiến trúc, cây cối hoa mầu, tái định cư có hợp lý hay chưa hợp lý.
- Phỏng vấn chuyên sâu đối với người quản lý, cán bộ địa chính, cán bộ trực tiếp tham gia bồi thường GPMB tại 02 dự án nghiên cứu.
- Số lượng phiếu điều tra 130 phiếu: 23 phiếu điều tra dự án 1 (do dự án 1 ảnh hưởng trực tiếp tới 23 hộ gia đình nên phỏng vấn 01 nhân khẩu chính của từng hộ), 77 phiếu điều tra dự án 2 (do dự án 2 ảnh hưởng trực tiếp tới 79 hộ gia đình nên phỏng vấn 01 nhân khẩu chính của từng hộ), và 30 phiếu điều tra cho đối tượng là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cán bộ (cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên và môi trường và cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư).
Các tiêu chí điều tra cơ bản gồm:
- Thông tin về chủ hộ: tên, địa chỉ, tuổi, trình độ văn hóa...
- Thông tin về hộ gia đình: tổng số nhân khẩu, số lao động đang làm việc, nguồn thu nhập chính, thông tin về hoạt động kinh tế (trước và sau khi thu hồi đất).
- Các thông tin về đất, tài sản và giá bồi thường: Tổng diện tích bị thu hồi (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp); mức bồi thường về cây cối, hoa màu, nhà ở, vật kiến trúc, các khoản hỗ trợ….. (phiếu điều tra hộ gia đình, phụ lục) v.v.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel và PRIMER 5.0 để kiểm tra, phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra.
- Tổng hợp các dữ liệu thu thập được theo bảng trên excel bao gồm cả số liệu dạng số và số liệu dạng chữ.
- Phân loại số liệu dạng số như giá đất, diện tích,v.v. dưới dạng bảng dễ hiểu và tiến hành mã hóa các dữ liệu thuộc tính dạng chữ để phần mềm PRIMER có thể hiểu và cho ra kết quả.
- Xác định mối quan hệ các yếu ảnh hưởng đến giá đất tại địa bàn nghiên cứu trên phân tích mối tương quan Multi – Dementional Scaling (MDS) và Principal Component Analysis (PCA).
2.3.3. Phương pháp thống kê
Thống kê các thông tin, tài liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết từng loại như thế nào và mức ảnh hưởng của dự án kết hợp với thừa kế các nghiên cứu và số liệu có liên quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 3