Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 51)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu tác động đến công tác quản lý nhà nước về đất đai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lý từ 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ;

- Phía Nam giáp thị xã Sông Công;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ;

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính TP. Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc.

+ Địa hình, địa mạo

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp, càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao. Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ.

+ Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt. Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ.

Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%.

Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh.

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

+ Thuỷ văn

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 – 100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.

Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn (Cổng thông tin điện tử TP. Thái Nguyên [16]).

+ Thực trạng phát triển kinh tế:

Mặc dù thành phố Thái Nguyên là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên nhưng diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm 55,15% diện tích đất tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, sản xuất hàng hóa phát triển, tập quán canh tác, kỹ thuật, năng suất, sản lượng đã được nâng dần qua các năm. Tuy nhiên, một bộ phận dân sống ở các xã của thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là những xã phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa của thành phố còn gặp nhiều khó khăn. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở thành phố chủ yếu là công nghiệp khai thác và công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghiệp chế biến. Một số sản phẩm có giá trị sản xuất cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở thành phố Thái Nguyên như: Khai thác than, khai thác đá và các loại mỏ khác, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn có mặt ở hầu hết ở các xã trong thành phố như sản xuất vôi, cát sỏi, gia công chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm. Một số cơ sở đã cơ khí hóa một số khâu trong chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Xây dựng cơ bản nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian vừa qua tập trung chủ yếu vào các công trình hạ tầng thiết yếu như: Điện, nước,… nhiều nguồn vốn đã được đầu tư vào địa bàn nông thôn ở thành phố, các nguồn vốn đầu tư được quản lý tốt, các công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh. Các ngành thuộc khối dịch vụ - thương mại giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nông thôn ở thành phố trong những giai đoạn tiếp theo. Phát triển sản xuất nông nghiệp đòi hỏi dịch vụ - thương mại nông thôn ở thành phố phải phát triển theo và ngược lại, dịch vụ phát triển nhanh cũng kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất.

+ Phát triển dân số và cơ cấu lao động:

Thành phố Thái Nguyên hiện có 32 đơn vị hành chính cấp phường, xã bao gồm 23 phường và 9 xã. Kết quả điều tra dân số thường trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tính đến ngày 01/01/2015 là 278.143 người; trong đó: nam 135.763 người chiếm 41,81%; nữ 142.380 người chiếm 51,19%. Khu vực thành thị là 200.150 người, chiếm 72%, khu vực nông thôn: 77.993 người, chiếm 28%. Mật độ dân số 1.466 người/km2; trong đó: khu vực thành thị 3.292 người/km2, nông thôn 605 người/km2 (Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên (2017) [17]).

So với tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên là đơn vị có số dân và mật độ dân số cao nhất tỉnh. Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn song cũng gây những áp lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đặc biệt là áp lực về đất đai, môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)