1.3. Cơ sở thực tiễn thực hiện đề tài
1.3.1. Hiện trạng xử lý rác thải tại một số nước trên thế giới
Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh theo đầu người phụ thuộc vào dân số, mức độ đô thị hóa, nền kinh tế và mức độ phát triển của các quốc gia. Với sự gia tăng của rác thải việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia đều quan tâm. Ngày nay trên thế giới có nhiều phương pháp để xử lý rác thải loại rác
thải như: phương pháp đốt, phương pháp chôn lấp, phương pháp chế biến rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón compost, phương pháp phân loại và tái chế, phương pháp ép kiện, phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex; Các phương pháp này đang ngày càng hoàn thiện và cải tiến nhằm xử lý hiệu quả đối với rác thải sinh hoạt, giảm thiểu tác động của chúng tới môi trường.
Tuy nhiên, Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005 cho biết, hầu hết các nước Nam Á và Đông Nam Á, biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu được áp dụng là chôn lấp và đốt. Trong đó tại các nước như: Việt Nam, Hàn Quốc và Srilanka, Bangladet, Hồng Kông là các nước có tỷ lệ chôn lấp cao nhất (trên 90%). Chôn lấp rác thải vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu hủy CTR vì chi phí rẻ.
Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh, và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp lộ thiên thường thấy phổ biến ở các nước đang phát triển;
Các nước: Singapore, Nhật Bản do quỹ đất dành cho việc chôn lấp ít, đồng thời điều kiện kinh tế của 2 quốc gia này khá cao nên cho phép áp dụng các phương pháp hiệu quả hơn như công nghệ thiêu đốt...
Bảng 1.1. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở các nước Châu Á (%)
Nước Chôn lấp, bãi
rác lộ thiên Thiêu đốt
Chế biến phân Compost
Phương pháp khác
Việt Nam 96 - 4 -
Hôngkong 92 8 - -
Philipin 85 - 10 5
Indonexia 80 5 10 5
Malayxia 70 5 10 15
Thái Lan 80 5 10 5
Singapore 35 65 - -
Srilanka 90 - - 10
Băngladet 95 - - 5
Ấn độ 70 - 20 10
Nhật Bản 22 74 0.1 3.9
Hàn Quốc 90 - - 10
Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam - Chất thải rắn, Hà Nội
Một số nước khác ở Châu Âu và Bắc Mỹ biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt thường được áp dụng là làm phân; Trong đó Đức là nước dẫn đầu Châu Âu về lĩnh vực này với hơn 533 nhà máy sản xuất phân compost và xử lý hàng năm trên 7,3 triệu tấn nguyên liệu chất hữu cơ (Nguyễn Song Tùng, 2005) [21].
Tại Đức:
(Nguyễn Thị Loan , 2010) [15]:
+ Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác xanh, vàng và đen: màu xanh dùng để đựng giấy, màu vàng đựng nhựa và kim loại, còn màu đen đựng những thứ khác.
Các loại này sau khi phân loại được mang đi xử lý và tái sử dụng theo tính chất của từng loại phế thải khác nhau.
+ Đối với hệ thống thu gom rác thải công cộng đặt trên hè phố, rác được chia thành 4 loại với 4 thùng có màu sắc khác nhau: màu xanh lam đựng giấy, màu vàng đựng nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính và thủy tinh, màu xanh thẫm đựng rác còn lại.
Tại Singapore: có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa đến một khu bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ được cung cấp dịch vụ “ từ cửa đến nhà”
rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore; có bốn nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Khoảng 50% lượng rác phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày (Thái Lan. 2010) [14].
Tái chế chất thải rắn đang là một công nghệ được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước và đặc biệt là tại các nước phát triển. Các loại chất thải có thể tái chế ví dụ như: thuỷ tinh (tại Thụy Điển, Đức và Đan Mạch > 50,0%), giấy (tại Pháp thu hồi 35,0%), chất sợi (Pháp 8,0%, Đức 40,0%). Rác tái chế được đem chế tạo thành những sản phẩm khác có thể sử dụng, hay cũng có thể là nguyên liệu đầu vào cho một số các nghành công nghiệp khác. Như vậy không những làm giảm
lượng CTR phải xử lý mà còn góp phần cải thiện việc xử lý bằng các phương pháp khác như đốt (Nguyễn Thị Loan, 2010) [15].
Công nghệ sản xuất từ các loại CTR như thức ăn thừa, chất thải chăn nuôi thành khí metan sinh học. Sử dụng khí metan sinh học là một bước tiến nổi bật trên phương diện bảo vệ môi trường. Ở Canada, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia (CNRC) đã sản xuất được hydro từ các chất thải hữu cơ và từ các chất thải nông nghiệp (Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự); 2004) [17];