Hiện trạng xử lý rác thải tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác núi voi phường đông sơn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 23 - 26)

1.3. Cơ sở thực tiễn thực hiện đề tài

1.3.2. Hiện trạng xử lý rác thải tại Việt Nam

* Hiện trạng xử lý rác thải tại Việt Nam:

- Nhìn chung lượng chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là: Sự phát triển kinh tế và dân số. Theo thống kê lượng chất thải rắn trung bình khoảng 0,8kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải tại đô thị tăng theo sự gia tăng dân số. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị như sau:

+ Thành phần các chất hữu cơ như: Thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏ trung bình chiếm khoảng 60-70% đây là điều kiện tốt để chọn ủ hay chế biến thành phân bón vi sinh;

+ Thành phần đất cát, vật liệu xây dựng, các chất vô cơ trung bình chiếm khoảng 21%;

+ Nilon, cao su chiếm khoảng 8 - 9%.

Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đang ngày một gia tăng: Tại các thành phố lớn lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 0,9- 1,2kg/người/ngày; tại các đô thị nhỏ lượng chất thải sinh hoạt từ 0,5- 0,65kg/người/ngày. Dự báo tổng lượng rác phát sinh khoảng 45 triệu tấn vào năm 2020; Trong khi đó tỷ lệ thu gom ở các vùng trung bình khoảng 70%; (Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2004 ) [21];

Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam:

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây xu thế xử lý rác thải sinh hoạt có sự khác biệt giữa các đô thị lớn và các tỉnh;

- Ở các đô thị lớn xu thế xử lý bằng phương pháp nhiệt phân có thu hồi năng lượng nhằm giảm chi phí xử lý.

- Ở các tỉnh có hai xu thế xử lý chất thải rắn: chôn lấp hợp vệ sinh và sản xuất vi sinh.

Trong vòng một thập kỷ từ năm 2010 - 2020 xu thế xử lý chất thải rắn đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang… chủ yếu sử dụng phương pháp nhiệt phân và các phương pháp tái chế.

Có thể ví dụ hàng loạt các dự án xử lý chất thải rắn từ năm 2010 đến nay ở thành phố Hà Nội đã được đề xuất:

Dự án xử lý bằng phương pháp đốt Plasma PJMI 300 tấn/ngày tại bãi rác Đông Anh, TP. Hà Nội; Nhà máy xử lý rác thải Đông Anh sử dụng công nghệ Plasma PJMI được tích hợp 4 hệ thống thiết bị công nghệ mới, đặc biệt tiên tiến và đạt hiệu quả cao hiện nay, bao gồm: lò đốt Plasma; hệ thống xử lý nước thải Biofast; hệ thống điều kiển, hệ thống xử lý khói thải Kemifast; vận hành tự động Scada. Sử dụng dây chuyền công nghệ được thiết kế đồng bộ và khép kín trong các khâu: phân loại, đốt, xử lý khói khí, xử lý mùi, xử lý nước thải…và vận hành thông qua trung tâm điều khiển Scada.

Dự án xử lý chất thải rắn đô thị Hà Nội tại Khu liên hợp xử lý chất thải tại bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội bằng phương pháp tái chế của Công ty cổ phần tiến bộ thế giới AIC.

- Phương pháp tái sử dụng và tái chế CTR

Theo số liệu phân tích thành phần của chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy do đó có thể tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm như:

CTR hữu cơ chế biến làm phân hữu cơ; Ngoài ra trong thành phần rác có giấy, kim loại, nhựa, thủy tinh,v.v..do đó có thể thu gom tái chế. Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ và tái chế giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại như sắt, đồng, chì, nhôm... chỉ đạt khoảng 8 ÷ 12% CTR thu gom được. Xử lý phần hữu cơ của rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ hiện là một phương pháp đang sử dụng ở Việt Nam. Đối với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt đã được áp dụng tại nước ta hiện nay đã được áp dụng như: Công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi trường Xanh; công nghệ chế biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm Sinh Nghĩa; công nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và

công nghệ xử lý RTSH bằng phương pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới và Môi trường.

Công nghệ ép chất thải rắn của Công ty Thủy lực máy đã được áp dụng thử nghiệm tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên). Công nghệ Seraphin, AST có khả năng xử lý chất thải rắn đô thị cho ra các sản phẩm như: phân hữu cơ, nhựa tái chế, thành nhiên liệu,... Lượng CTR còn lại sau xử lý của công nghệ này chỉ chiếm khoảng 15% lượng chất thải đầu vào.

Công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế); Nhà máy Xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam). Tuy nhiên, Nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội) triển khai công nghệ SERAPHIN đã ngừng hoạt động và thay bằng Nhà máy đốt rác năng lượng thấp của Công ty Môi trường Thăng Long với công suất 300 tấn/ngày (Nguyễn Thị Loan, 2010) [15].

Tái chế CTR như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là các hoạt động tự phát nhưng hoạt động này rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Khoảng 90% CTR như giấy, nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, còn khoảng 10% thành chất thải sau tái chế [16].

Mặc dù chất thải rắn sinh hoạt chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành phần hữu cơ từ 60 ÷70% nhưng do chưa được phân loại tại nguồn nên lượng CTR thải ra sau xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp vào khoảng 25 ÷ 35%

lượng đầu vào. Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10 nhà máy làm phân hữu cơ đang hoạt động có công suất khoảng 200 tấn/ngày chất thải đầu vào và chỉ có 1 nhà máy công suất 600 tấn/ngày tại TP. Hồ Chí Minh (Phùng Chí Sĩ 2003) [18].

- Xử lý và tiêu hủy CTR

Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được. Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành. Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính có khoảng 60% CTRĐT đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và

tái chế trong các nhà máy xử lý để tạo ra phân compost, tái chế nhựa...(Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự, 2004) [17].

* Hiện trạng xử lý mùi và nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp rác ở Việt Nam:

- Xử lý mùi: Theo kết quả nghiên cứu thử nghiệm tại bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt Đa Phước (huyện Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh) do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi trường - Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường thực hiện thử nghiệm: Tiến hành lấy mầu môi trường tại điểm tiếp nhận rác và các mẫu không khí tại khu vực cách bãi rác (20-50m) khi có sử dụng chế phẩm sinh học và khi không sử dụng chế phẩm cho thấy:

+ Mẫu không khí tại khu vực xung quanh cách bãi rác 20-50m các chỉ tiêu H2S và NH3 đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 06:2009/BTNMT;

+ Kết quả phân tích mẫu không khí tại điểm tiếp nhận rác trong điều kiện có sử dụng chế phẩm nồng độ H2S là 0,032mg/m3; nồng độ NH3 là 0,248mg/m3; Điều này có thể kết luận xử lý mùi bằng phun chế phẩm đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với khi không phun chế phẩm sinh học;

- Xử lý nước rỉ rác: Theo công nghệ xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác thải Song Nguyên tại TP KonTum bằng công nghệ Hóa học, hóa lý vi sinh kết hợp (theo sơ đồ tại hình 3. 37) cho thấy hiệu quả xử lý nước thải từ bãi chôn lấp khá cao; nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường;

Với các biện pháp xử lý nước rỉ rqcs và mùi pháp sinh từ bãi chôn lấp rác thải đã được áp dụng tại bãi rác Đa Phước và bãi rác Song Nguyên là cơ sở khoa học có tính thực tiễn đã được áp dụng vào thực tế; Đây là tài liệu quan trọng có thể kế thừa để áp dụng để xử lý mùi và nước rỉ rác tại bãi rác núi Voi, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác núi voi phường đông sơn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)