3.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu
Bảng 3.5. Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
TT Hạng mục Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 83.796,18 100
1 Đất quy hoạch cho Lâm nghiệp 72.627,59 86,67
1.1 Đất có rừng 53.602,79 63,97
- Rừng tự nhiên 51.167,01 61,06
- Rừng trồng 2.435,78 2,91
1.2 Đất chưa có rừng 19024,8 22,7
2 Đất sản xuất nông nghiệp và chuyên dùng 11.168,59 13,33 (Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến rừng huyện Nguyên Bình năm 2019)
42
Như vậy, trong toàn huyện Nguyên Bình có diện tích rừng tương đối lớn, gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Diện tích đất có rừng là 53.602,79 ha, chiếm tỷ lệ 63,97% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng tự nhiên là 51.167,01 ha và rừng trồng 2.435,78 ha. Đây vừa là thuận lợi trong việc tạo môi trường sinh thái an toàn cho huyện để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, song cũng là khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng cho huyện.
Để có những nghiên cứu cụ thể, nhằm đề xuất giải pháp góp phần cho công tác PCCCR tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thực hiện tại 3 xã Ca Thành, Hưng Đạo, Quang Thành.
Hiện trạng tài nguyên rừng của 3 xã nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu
TT Loại đất, loại rừng
Xã Ca Thành Xã Hưng Đạo Xã Quang Thành Diện
tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) Diện tích tự nhiên 7.630,30 100,0 4.478,43 100 5.905,64 100 A Đất lâm nghiệp 6.643,18 87,06 4.004,71 89,42 5.354,68 90,67 I Diện tích có rừng 4.456,32 58,40 3.589,09 80,14 4.132,03 69,97 1 Rừng tự nhiên 4.207,78 55,15 3.588,03 80,12 4.092,19 69,29
- Rừng lá rộng thường xanh 3.039,64 3.242,19 3.305,86
- Rừng tre nứa 13,80
- Rừng hỗ giao gỗ và tre nứa 488,58 345,84 567,84
- Rừng núi đá 679,56 204,69
2 Rừng trồng 248,54 3,26 1,06 0,02 39,84 0,67
II Đất chưa có rừng 2.186,86 28,66 415,62 9,28 1.222,65 20,7 1 Đã trồng nhưng chưa
thành rừng 55,57
2 Đất trống cây gỗ tái sinh 914,48 180,11 407,57
3 Đất trống cây bụi 1.147,02 204,52 692,15
4 Đất khác 125,36 30,99 67,36
B Đất nông nghiệp 987,12 12,94 473,72 10,58 550,96 9,33
(Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2019 huyện Nguyên Bình)
43
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích có rừng ở địa bàn nghiên cứu chiếm từ 58,40% đến 80,14% diện tích đất tự nhiên. Gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên của cả 3 xã đều lớn hơn rừng trồng đều này cho thấy công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã đã được thực hiện rất tốt. Kết quả điều tra cho thấy đối với rừng trồng ở cả 3 xã Ca Thành, Hưng Đạo, Quang Thành chủ yếu là Keo, Thông, Mỡ, phần lớn đang ở tuổi 6, 7 còn một số thì đã được trồng theo chương trình Dự án 661 của Chính phủ. Trong các loại rừng hiện có ở xã đáng chú ý là diện tích rừng trồng Keo và Thông, rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao Tre nưa gỗ và rừng tre nứa đây là các diện tích rừng dễ cháy nhất do các loài cây này vào mùa khô khi lá rụng, VLC khô nỏ dễ bắt lửa từ đó có thể gây ra cháy rừng và gây cháy lan sang các khu vực khác.
3.2.2. Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2015-2019 Qua thu thập số liệu về tình hình cháy rừng tại 03 xã nghiên cứu là Ca Thành, Hưng Đạo, Quang Thành giai đoạn 2015-2019, được thống kê và tổng hợp kết quả như sau.
Bảng 3.7. Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: Ha
Năm Số vụ cháy
Diện tích bị cháy
(ha)
Diện tích, loại rừng bị cháy
Nguyên nhân Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng Cây bụi, thảm tươi Xã Ca Thành
- Do đốt nương làm rẫy gây cháy lan sang các khu vực ở Ca Thành do cháy lan từ Khuổi Ngọa sang Tà Pình.
- Do người dân đi đốt ong, đi săn hút thuốc.
- Do người dân thiếu ý thức, cố ý đốt phá rừng để chăn thả gia súc gây cháy rừng
2015 2 2,92 2,92
2016 1 1,56 1,56
2017
2018 2 3,20 1,76 1,44
2019
Xã Hưng Đạo
2015 1 1,50 1,50
2016
2017 1 1,50 1,50
2018
2019 1 1,67 1,67
Xã Quang Thành
2015 2 4,25 4,25
2016
2017
2018 1 1,75 1,75
2019 1 0,92 0,92
44
Qua tổng hợp các vụ cháy rừng từ năm 2015 đến 2019 trên địa bàn 3 xã Ca Thành, Hưng Đạo và Quang Thành đã xảy ra 12 vụ cháy rừng, với tổng diện tích 22,27 ha (rừng tự nhiên 19,27 ha và 03 ha rừng trồng thuần loài). Tổng số vụ cháy là không nhiều, tuy nhiên tổng diện tích bị cháy thì không nhỏ, do đó nó cũng đã ảnh hưởng tới tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu. Đặc biệt số vụ cháy cũng như diện tích bị cháy có xu hướng tăng về các năm gần đây, như vậy chứng tỏ công tác PCCCR ở khu vực này vẫn chưa thực sự tốt. Vì vậy, trong thời gian tới các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình cần phải có các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng tích cực hơn để bảo vệ phần diện tích rừng trồng không nhiều ở khu vực này.
Do đặc điểm địa hình cho nên khu vực cháy và diện tích cháy ở Quang Thành chủ yếu xảy ra ở trạng thái rừng tự nhiên và cây bụi thảm tươi, đó là những nơi có địa hình phức tạp, khó tiếp cận. Người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, sống dựa vào rừng. Trong khi đó ở Ca Thành diện tích cháy ở rừng trồng lại nhiều hơn so với rừng tự nhiên, qua điều tra cho thấy chủ yếu ở rừng Keo.
- Nguyên nhân gây cháy rừng:
+ Về khách quan: Do thời tiết có xu hướng diễn biến phức tạp, rừng trên địa bàn huyện chủ yếu là rừng non mới phục hồi thảm thực bì còn dầy làm cho nguy cơ cháy rừng ngày càng tăng cao khi nắng nóng khô hạn kéo dài.
+ Về chủ quan: Chủ yếu là do đốt nương làm rẫy gây cháy lan sang các khu vực khác (02 vụ ở Ca Thành, 01 vụ ở Hưng Đạo và 01 vụ ở Quang Thành), do người dân đi đốt ong (01 vụ ở Ca Thành , 01 vụ ở Hưng Đạo, 01 vụ ở Quang Thành), do người dân thiếu ý thức, cố ý đốt phá hoại để chăn thả gia súc gây cháy rừng (02 vụ ở Ca Thành và 01 vụ ở Hưng Đạo và 02 vụ ở Quang Thành). Như vậy chủ yếu vẫn do việc đốt nương làm rẫy của người dân dẫn tới cháy rừng các khu lân cận.
45
Ban công an, Ban CHQS địa bàn 3 xã, địa chính cùng kiểm lâm địa bàn tiến hành điều tra xác minh nguyên nhân, đối tượng, diện tích, mức độ thiệt hại để làm căn cứ xử lý vi phạm theo quy định.