Xác định khối lượng của vật liệu cháy, độ ẩm của vật liệu cháy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng (Trang 59 - 63)

3.3. Nghiên cứu xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng tại

3.3.3. Xác định khối lượng của vật liệu cháy, độ ẩm của vật liệu cháy

Vật liệu cháy bao gồm cành khô lá rụng và các bộ phận của cây, mùn, than bùn, cây bụi thảm tươi, chúng được coi là yếu tố quyết định đến sự phát sinh, phát triển của đám cháy, VLC càng lớn thì nguy cơ cháy càng cao, cường độ cháy càng mạnh và thiệt hại càng lớn.

Hình 3.7. Thu thập mẫu vật liệu cháy tại rừng

Nhìn chung, tất cả các sản phẩm hữu cơ có trong rừng đều có thể trở thành VLC khi có đủ ôxy, nguồn nhiệt. Tuy nhiên, đề tài quan tâm chủ yếu đến hai dạng VLC là vật liệu khô dễ cháy và vật liệu tươi khó cháy dưới tán rừng.

Kết quả điều tra VLC dưới các loại rừng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 3.12.

51

Bảng 3.12. Khối lượng VLC ở các loại rừng tại khu vực nghiên cứu

TT Loại rừng Thành phần vật liệu cháy

Khối lượng VLC

(tấn/ha) Tổng (tấn/

VL khô ha)

dễ cháy VL tươi khó cháy 1 Keo

Mua, Cỏ tranh, Tế guột, Sim, Mua, găng, Bọt ếch lông

3,32 1,92 5,24

2

Rừng lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK)

Dây leo, Cỏ tranh, dương

xỉ, Tế guột, Cỏ lé tre. 3,21 5,72 8,93

3 Rừng lá rộng thường xanh nghèo (TXN)

Cỏ lá tre, Bọt ếch lông,

Dương xỉ, Song mật… 2,92 5,86 8,78

4 Rừng lá rộng thường xanh phục hồi (TXP)

Dương xỉ, Chuối rừng, Tế guột, Lau lách, Bọt ếch lông, Trọng đũa….

2,8 6,93 9,73

5 Rừng hỗ giao Tre nứa gỗ (HG2)

Cỏ lá tre, Dương xỉ, Sim,

Găng, Bọt ếch lông 4,88 1,72 6,6

Kết quả ở bảng 3.12 cho ta thấy vật liệu cháy ở rừng Keo và rừng hỗn giao Gỗ tre nứa có khối lượng vật liệu cháy khô nhiều hơn vật liệu cháy tươi và khối lượng vật liệu cháy trước và sau khi sấy chênh lệch không lớn. Rừng hỗ giao Gỗ tre nứa có khối lượng vật liệu khô dễ cháy cao nhất là 4,88 tấn/ha. Rừng lá rộng thường xanh phục hồi núi đất có khối lượng vật liệu khô dễ cháy là thấp nhất 2,8 tấn/ha. Rừng tự nhiên có sự chênh lệch rất lớn do vật liệu cháy hầu như là vật liệu tươi đặc biệt là trạng thái rừng lá rộng thường xanh phục hồi từ 6,93 tấn/ha sau sấy còn có 2,8 tấn/ha, độ ẩm vật liệu cháy 79,85%, do đó các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh (ngèo, nghèo kiệt, phục hồi) khả năng cháy sẽ thấp hơn các loại rừng trồng, rừng tre nứa và hỗ giao tre nứa.

3.3.3.2. Xác định độ ẩm của vật liệu cháy

Kết quả nghiên cứu xác định độ ẩm của vật liệu cháy rừng ở địa bàn 3 xã Ca Thành, Hưng Đạo, Quang Thành cho các loại rừng được tổng hợp ở bảng 3.13

52

Bảng 3.13. Độ ẩm vật liệu cháy các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

TT Loại rừng Q Q0 W(%)

1 Rừng trồng (Keo) 5,24 3,64 43,96

2 Rừng lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) 8,93 5,32 67,86 3 Rừng lá rộng thường xanh nghèo (TXN) 8,78 5,15 70,49 4 Rừng lá rộng thường xanh phục hồi (TXP) 9,73 5,41 79,85 5 Rừng hỗ giao Tre nứa gỗ (HG2) 6,60 4,98 32,53 Qua bảng 3.13 ta có thể thấy độ ẩm của vật liệu cháy rừng lá rộng thường xanh phục hồi núi đất là cao nhất 79,85% do đó rừng tự nhiên lá rộng thường xanh có khả năng cháy thấp hơn trạng thái rừng trồng, rừng hỗn giao. Rừng hỗ giao tre nứa gỗ có độ ẩm vật liệu cháy là thấp nhất là 32,53%

thuộc cấp cháy rừng III cấp có khả năng cháy và nguy hiểm. Rừng Keo có độ ẩm vật liệu cháy là 43,96% thuộc cấp cháy rừng II. Còn lại các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tài khu vực nghiên cứu có độ ẩm vật liệu cháy là 60% thuộc cấp I cấp không có khả năng cháy.

Khi đã có độ ẩm của vật liệu cháy, tiến hành dự báo khả năng cháy rừng theo phân cấp ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng tại 3 xã khu vực nghiên cứu dựa vào độ ẩm vật liệu cháy (theo TS. Bế Minh Châu 2002) Cấp

cháy rừng

Độ ẩm vật

liệu cháy Trạng thái rừng Biến đổi của

tốc độ cháy Khả năng xuất hiện cháy rừng

I >50

Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh (Nghèo, nghèo kiệt, phục hồi)

Không hoặc

cháy rất chậm Không hoặc ít có khả năng cháy

II 33 - 50 Rừng trồng thuần loài Keo Chậm Ít có khả năng cháy, không nguy hiểm

III 17 - 32,53 Rừng hỗn giao Tre nứa gỗ (HG2)

Có khả năng cháy nhanh

Có khả năng cháy tương đối nguy hiểm

53

Như vậy theo phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng tại xã Ca Thành, Hưng Đạo và Quang Thành dựa vào độ ẩm vật liệu cháy thì rừng tự nhiên thường xanh: Không hoặc ít có khả năng cháy; Rừng keo: Ít có khả năng cháy, không nguy hiểm, tuy nhiên nếu con người dùng lửa thiếu kiểm soát thì khả năng cháy vẫn xảy ra. Rừng hồn giao Tre nứa gỗ và rừng tre nứa: Có khả năng cháy tương đối nguy hiểm, đây cũng là các loại rừng thường gây ra cháy tại địa phương, ở rừng tự nhiên gỗ tạp còn có các loài cây rụng lá mùa khô đã tạo nên lượng VLC nhiều hơn các loại rừng khác.

3.3.3.3. Đặc điểm rụng lá của cây tầng cao

Rừng tự nhiên ở 3 xã Ca Thành, Hưng Đạo và Quang Thành có diện tích tương đối lớn so với tổng diện tích tự nhiên, là rừng thường xanh nhưng với các loài cây chiếm ưu thế như: Kháo vàng, Thẩu tấu, Sòi tía, Giẻ, Trẩu, Màng tang… vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Qua nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài cây tham gia trong thành phần tầng cây cao của khu vực nghiên cứu, đề tài thống kê các loài và đặc điểm rụng lá của loài cây rừng. Đây cũng là một tác nhân tạo nên vật liệu cháy trong giai đoạn mùa khô.

Qua điều tra cho thấy, tại khu vực nghiên cứu, thành phần tầng cây cao tại các khu rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu chủ yếu là cây thường xanh, có một số loài là cây rụng lá theo mùa. Trạng thái thái rừng chủ yếu là rừng nghèo và phục hồi sau khai thác. Do đó đa phần các loài cây là tiên phong ưa sáng, thành phần loài đơn giản. Các loài cây thảm tươi chủ yếu là các loài Guột, Cỏ tranh. Dương xỉ, Sim, Mua là những loài sinh trưởng tốt vào mùa hè và bắt đầu khô vào mùa đông tạo ra lượng lớn vật liệu cháy dễ dẫn đến cháy rừng.

54

Bảng 3.15. Đặc điểm rụng lá của các loài cây tầng cao trong trạng thái rừng lá rộng thường xanh tại khu vực nghiên cứu

STT Tên cây

Đặc điểm

STT Tên cây

Đặc điểm Thường

xanh

Rụng lá theo

mùa

Thường xanh

Rụng lá theo mùa

1 Trâm vối x 19 Sung rừng x

2 Kháo vàng x 20 Chân chim x

3 Dẻ gai x 21 Hồng rừng x x

4 Dung giấy x 22 Sui x

5 Súm x 23 Nóng x

6 Vối thuốc x 24 Sau sau x

7 Trường mật x 25 Đu đủ rừng x

8 Côm tầng x 26 Ngát trơn x

9 Bồ đề x 27 Hu đay x

10 Lòng trứng đuôi x 28 Dung sạn x

11 Cứt ngựa x 29 Gội nếp x

12 Mò lá lớn x 30 Vạng trứng x

13 Re xanh x 31 Muồng đen x

14 Trâm roi x 32 Màng tang x

15 Cáng lò x 33 Mỡ x

16 Sơn tra x 34 Xoan nhừ x

17 Ba soi lông tơ x 35 Ngõa khỉ x

18 Lá nến x 36 Thôi ba x

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)