Ảnh hưởng của thảm thực vật tới cháy rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng (Trang 55 - 59)

3.3. Nghiên cứu xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng tại

3.3.2. Ảnh hưởng của thảm thực vật tới cháy rừng

Thực tế cho thấy đặc điểm cấu trúc rừng có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm của tiểu khí hậu rừng, từ đó ảnh hưởng tới đặc trưng của VLC như:

Khối lượng, độ ẩm, thành phần hóa học cũng như sự phân bố của VLC trong rừng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các lâm phần rừng tự nhiên, rừng cây lá rộng thường xanh có tổ thành loài đa dạng, kết cấu nhiều tầng tán, độ ẩm

47

VLC trong rừng cao, khối lượng VLC khô ít,… làm cho rừng tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng. Phần lớn rừng tự nhiên ở xã Ca Thành, Hưng Đạo và Quang Thành đã trải qua thời gian khai thác dài, rừng bị tác động nhiều đã làm thay đổi cấu trúc, kết cấu bị phá vỡ xuất hiện nhiều khoảng trống trong rừng.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm của các trạng thái rừng tại 3 xã Ca Thành, Hưng Đạo và Quang Thành được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.9. Kết quả điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng STT Trạng thái rừng Hvn

(m)

Hdc (m)

D1.3

(cm) Dt (m) DTC (%)

1 Rừng Keo (6 tuổi) 9,2 8,1 13,5 3,25 0,60

2 Rừng lá rộng thường

xanh nghèo kiệt (TXK) 8,9 6,85 11,9 4,30 0,45 3 Rừng lá rộng thường

xanh nghèo (TXN) 10,6 8,05 14,1 4,70 0,56

4 Rừng lá rộng thường

xanh phục hồi (TXP) 7,2 6,1 7,2 2,21 0,25

5 Rừng hỗ giao Tre nứa

gỗ (HG2) 11,5 12,5 15,3 4,35 0,50

Ghi chú:

Hvn - Chiều cao vút ngọn.

Hdc - Chiều cao dưới cành DTC - Độ tàn che.

D1.3 - Đường kính thân cây ở chiều cao 1.3m.

Dt - Đường kính tán.

Qua bảng 3.9 có sự quan tâm sát sao của chính quyền địa phương cũng như cán bộ kiểm lâm vì vậy nhận thức của người dân về công tác PCCCR cũng như QLBV phát triển các loại rừng rất tốt nên các loại rừng trên địa bàn sinh trưởng tốt, đồng đều ít sâu bệnh. Rừng tự nhiên có chiều cao vút ngọn và đường kính tán lớn, điển hình một số loại cây tiêu biểu như:

48

Muồng, Kháo vàng, Vàng anh, Dẻ gai Ấn Độ, Ngát, Thẩu tấu… Đa phần các cây gỗ lớn đều có nguồn gốc tái sinh tự nhiên từ chồi.

Tiếp theo đó là rừng trồng Keo có độ tuổi từ 6-8 năm tuổi sinh trưởng tốt, đồng đều, ít sâu bệnh, được người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa, dọn thực bì…

Hình 3.6. Lập OTC điều tra tầng cây cao ở các loại rừng

Sau khi đã điều tra tầng cây cao tại các trạng thái rừng chúng tôi tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi.

Bảng 3.10. Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi ở các trạng thái rừng

STT Loại rừng Loài cây H (m)

Độ che phủ (%)

Tình hình sinh trưởng 1 Keo

Mua, Cỏ tranh, Tế guột, Sim, Mua, Găng, Bọt ếch lông

0,45 45,07 Tốt

2

Rừng lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK)

Dây leo, Cỏ tranh, Dương

xỉ, Tế quột, Cỏ lé tre. 0,78 49,5 Tốt 3 Rừng lá rộng thường

xanh nghèo (TXN)

Cỏ lá tre, Bọt ếch lông,

Dương xỉ, Song mật… 0,71 33,4 Tốt 4 Rừng lá rộng thường

xanh phục hồi (TXP)

Dương xỉ, Chuối rừng, Tế guột, Lau lách, Bọt ếch lông, Trọng đũa….

1,25 75,2 Tốt 5 Rừng hỗ giao Tre nứa

gỗ (HG2) Cỏ lá tre, Dương xỉ, Sim,

Găng, Bọt ếch lông 0,85 55,5 Tốt

49

Cây bụi thảm tươi ở từng loại rừng phát triển tương đối tốt, có khối lượng vật liệu cháy lớn nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, khi cháy rừng tầng cây bụi thảm tươi dễ bén lửa và bùng phát lan tràn đám cháy nhanh, khó kiểm soát.

Bảng 3.11. Kết quả điều tra cây tái sinh TT

ODB Loài cây Phân cấp chiều cao Dt (m) Ghi

<0,5m 0,5- 1m ≥1m Tốt TB Xấu chú

1

Kháo vàng 1,50 0,46

Trám trắng 0,80 0,32

Trường sâng 0,92 0,80

Thấu tấu 0,46 0,17

Thành ngạnh 0,7 0,37

Sòi tía 0,80 0,38

Ràng rang xanh 1,22 0,55

2

Sồi tằm 1,30 0,48

Re gừng 0,60 0,60

Thành ngạnh 0,52 0,19

Trẩu 0,65 0,50

Chẹo tía 1,50 0,46

Kháo vàng 1,50 0,36

3

Sấu 1,20 0,66

Kháo vàng 0,70 0,53

Bời lời nhớt 0,52 0,32

Vàng anh 1,27 0,70

4

Lim xẹt 0,85 0,51

Bứa vàng 0,7 0,31

Sổ 0,35 0,26

Ngát 1,40 0,70

Sung rừng cao 0,76 0,50

Sồi tằm 0,92 0,60

Vạng trứng 0,40 0,17

Do cấu trúc rừng đã bị phá hủy nên các các loài cây tái sinh phát triển mạnh như: Kháo vàng, Vàng anh, Thẩu tấu, Ngát, Sồi tằm, Re gừng, Giẻ gai

50

Ấn Độ, Trẩu, Sòi tía, Thành ngạnh, Ba soi… Phần lớn cây tái sinh có chiều cao dưới 1m, một số ít trên 1m. Cây tái sinh cũng là một trong những thành phần của vật liệu cháy, số lượng và khối lượng nhiều cũng có nguy cơ cháy rất cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)