Đánh giá kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2.4. Đánh giá kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk

a. Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5 và cơ cấu nhóm nợ

Bảng 2.7: Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5 và cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ cho vay

cá nhân kinh doanh

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu/năm

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

nợ (triệu VND)

Tỷ lệ

%/

tổng dƣ nợ

nợ (triệu VND)

Tỷ lệ

%/

tổng dƣ nợ

nợ (triệu VND)

Tỷ lệ

%/

tổng dƣ nợ Dƣ nợ nhóm 1 1.366.251 98,84 1.647.758 99,24 1.956.436 99,16 Dƣ nợ nhóm 2 11.974 0,48% 11.032 0,37% 14.010 0,39%

Dƣ nợ nhóm 3 1.642 0,07% 2.635 0,09% 957 0,03%

Dƣ nợ nhóm 4 5.664 0,23% 1.917 0,06% 3.818 0,11%

Dƣ nợ nhóm 5 1.644 0,07% 7.085 0,24% 7.539 0,21%

Tổng dƣ nợ từ

nhóm 2 – nhóm 5 20.924 0,84% 22.669 0,76% 26.324 0,74%

(Nguồn: Phòng KHTC – BIDV Đắk Lắk)

Qua bảng tổng hợp ta thấy nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 có xu hướng tăng lên cùng chiều với sự tăng trưởng của dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh, nhưng có sự biến động khác biệt qua các năm.

Năm 2015, dƣ nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng 0,48% trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân, với tổng dƣ nợ là 11,97 tỷ đồng. Sang năm 2016, dƣ nợ nhóm 2 giảm từ 11,97 tỷ đồng xuống 11,03 tỷ đồng, số giảm tuyệt đối là 0,94 tỷ đồng, với mức giảm đó, tỷ trọng của dƣ nợ nhóm 2 trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân năm 2016 là 0,37%, giảm 0,11% so với năm 2015. Năm 2017, dƣ nợ nhóm 2 tăng lên hơn 2,97 tỷ đồng từ 11,03 tỷ lên 14 tỷ đồng, kéo theo tỷ trọng dƣ nợ nhóm 2 trong năm 2017 chiếm 0,39 % trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh.

Đối với dƣ nợ nhóm 3 năm 2015 là hơn 1,64 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,07% so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh. Sang năm 2016, số tăng tuyệt đối là 0,99 tỷ đồng, đạt 2,64 tỷ đồng, chiếm 0,09% so với tổng dƣ nợ. Nhƣng chỉ số này qua đến năm 2017 đã giảm từ 2,64 tỷ xuống còn 0,96 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,68 tỷ đồng, đẩy tỷ trọng của dư nợ nhóm 3 trong năm 2017 xuống còn 0,03% so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh.

Đối với dƣ nợ nhóm 4, ta thấy năm 2015, dƣ nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau dƣ nợ nhóm 2 với 0,23% so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh, với số dƣ là gần 5,66 tỷ đồng. Nhƣng đến năm 2016, con số này đã giảm hơn 3,75 tỷ đồng, chỉ còn 1,91 tỷ đồng, đẩy mức chiếm tỷ trọng của dƣ nợ nhóm 4 trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh xuống còn 0,06%.

Năm 2017, dư nợ nhóm 4 tăng từ 1,91 tỷ đồng lên 3,82 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng hơn 1,9 tỷ đồng, làm tỷ trọng của dƣ nợ nhóm 4 trong năm 2017 so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh là 0,11%.

Đối với dƣ nợ nhóm 5 là nhóm dƣ nợ có biến động tăng qua các năm.

Năm 2015, dƣ nợ nhóm 5 chỉ chiếm 0,07% so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh, với số dƣ nợ là gần 1,64 tỷ đồng. Nhƣng sang đến năm 2016, con

số này đã tăng lên gấp hơn 4 lần, với hơn 7,01 tỷ đồng, qua đó chiếm tỷ trọng lên đến 0,24% so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh. Qua năm 2017, số dƣ nợ nhóm 5 tiếp tục tăng thêm 455 triệu đồng, từ 7,1 tỷ lên 7,54 tỷ đồng.

Dù có sự tăng lên về số tuyệt đối nhƣng tỷ trọng của dƣ nợ nhóm 5 trong năm 2017 đã giảm còn 0,21% so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh do có sự tăng trưởng của tổng dư nợ.

Qua việc phân tích bảng số liệu về dƣ nợ của các nhóm so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân, ta nhận thấy, việc xử lý tỷ lệ dƣ nợ của các nhóm nợ từ 2 đến 5 luôn đƣợc chú trọng kiểm soát. Tổng dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 qua các năm 2015, 2016 đến 2017 có biến động tăng về số tuyệt đối, nhƣng tỷ trọng của các nhóm nợ này so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh lại giảm, từ 0,84% năm 2015 xuống còn 0,74% năm 2017.

b. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay cá nhân kinh doanh

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dƣ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 Tổng dƣ nợ cá nhân kinh doanh

Năm 2017 = 0.63

Năm 2016 = 0.71

Năm 2015 = 0.66

Nợ xấu trong cho vay cá nhân kinh doanh gần nhƣ ít thay đổi qua các năm dù tổng dư nợ cho vay cá nhân tăng trưởng. Chứng tỏ nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 có tăng theo số tuyệt đối.

c. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay cá nhân kinh doanh Tỷ lệ xóa nợ

ròng = Các khoản nợ xóa ròng

Tổng tổng tài sản có

=

Dƣ nợ đã xử lý RR xuất ngoại bảng- Các khoản thực thu hồi Tổng tổng tài sản có

Từ năm 2015 đến năm 2017, BIDV Đắk Lắk không có khoản xoá nợ (xuất ngoại bảng) nào đối với cho vay cá nhân kinh doanh.

d. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay của cá nhân kinh doanh

Tỷ lệ trích

lập dự phòng = Số trích lập dự phòng năm x

X100 Tổng dƣ nợ cá nhân kinh doanh năm x

Năm 2017 = 0,15 Năm 2016 = 0,26 Năm 2015 = 0,52

Qua số liệu ta thấy, mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng qua các năm giảm dần. Năm 2015 với tỷ lệ 0,52, đến năm 2016 còn 0,26 đến năm 2017 còn lại 0,15. Nguyên nhân do tăng trưởng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tăng, bên cạnh đó sự quyết liệt trong chỉ đạo của ban giám đốc trong việc khởi kiện các hồ sơ tồn đọng lâu năm để thu hồi nợ. sự quyết liệt trong thu hồi nợ xấu đã tác động lớn đến các chỉ tiêu và đảm bảo kế hoạch kinh doanh đề ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)