CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kiểm soát
a. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong quá trình thực hiện kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Tỷ lệ nợ xấu tuy nằm trong mức cho phép nhƣng xét về số tuyệt đối tốc độ tăng trưởng nợ xấu còn cao.
- Tuy nhiên, cơ cấu danh mục cho vay cá nhân kinh doanh chƣa đƣợc đa dạng hóa hợp lý. Tỷ trọng cho vay nông nghiệp còn quá cao thường trên 68%. Vì vậy, rủi ro tập trung hóa trong danh mục cho vay dễ xảy ra.
- Công tác thu thập thông tin khách hàng, sàng lọc, xếp hạng nội bộ cho đối tƣợng cho vay cá nhân kinh doanh còn chƣa đạt hiệu quả cao. Cán bộ quản lý khách hàng gặp khó khăn trong việc thu thập và xác thực thông tin của khách hàng vay, đặc biệt là khách hàng vay mới, các thông tin thiếu nhiều thông tin nhất là thông tin về thị trường, về lịch sử khách hàng, về quan hệ tín dụng của khách hàng cũng nhƣ của khách hàng liên quan… dẫn đến tình trạng cán bộ quản lý khách hàng đánh giá theo cảm tính, làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
- Kết quả thẩm định tín dụng chƣa phản ánh đúng tình hình khách hàng để đƣa ra quyết định tín dụng chuẩn xác. Kết quả thẩm định tín dụng không phản ánh đúng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và khả năng quản lý tài chính, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng để làm nền tảng cho một quyết định tín dụng mà còn phụ thuộc quá nhiều vào giá trị TSBĐ để ra quyết định. Việc thẩm định cho vay đối với các khách hàng cũ, cán bộ quản lý khách hàng thường sử dụng các thông tin từ những năm trước đó có sẵn tại hồ sơ tín dụng, điều này gây rủi ro rất lớn cho các khoản vay khi không nắm bắt đƣợc tình hình tài chính, tài sản bảo đảm thực tế của khách hàng. Việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh rập khuôn, định kỳ hạn trả nợ chƣa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, không theo dõi đƣợc dòng tiền của khách hàng để thu nợ. Ngoài ra, đối với các cá nhân kinh doanh nông nghiệp chuyên trồng và chăm sóc cây công nghiệp thì chu kì kinh doanh thường là một năm một vòng nên việc đánh giá kết quả kinh doanh thường không kịp thời và không chính xác tuỳ điều kiện tự nhiên.
- Việc định giá tài sản đảm bảo còn sơ sài, chƣa có cơ sở định giá hợp lý và căn cứ có cơ sở để áp dụng biện pháp định giá so sánh, các tài sản là nhà và vườn cây có thể có biến động trong trường hợp thị trường biến động nên có thể gặp rủi ro trong việc phát mãi tài sản khi thị trường bất động sản đóng băng cũng như giá trị vườn cây bị giảm sút. Việc định giá tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường chưa được đồng nhất giữa các cán bộ định đồng thời việc quyết định cấp tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào giá trị của TSBĐ. Chƣa đƣa ra đƣợc bảng giá đất định giá tối đa của từng khu vực để có sự đồng nhất trong công tác định giá tài sản của các cán bộ quản lý khách hàng.
- Công tác kiểm soát vốn vay sau giải ngân còn nhiều hạn chế. Về công tác kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau khi cho vay của cán bộ quản lý khách hàng mặc dù đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên việc kiểm tra sau giải ngân của cán bộ quản lý khách hàng còn mang nhiều tính đối phó, thực hiện cho đủ thủ tục theo quy định của ngân hàng. Do đó không thể kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không, các nguồn thu của khách hàng ra sao, phát hiện sớm các rủi ro trong việc thực hiện phương án, ngăn chặn kịp thời các hành vi tẩu tán tài sản bảo đảm…
- Chƣa có quy định rõ ràng trách nhiệm của các cán bộ liên quan khi xảy ra tổn thất trong cho vay, các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sai phạm trong công tác tín dụng chƣa đƣợc xử lý nghiêm, trách nhiệm trong việc xử lý nợ chƣa cụ thể, rõ ràng. Nếu cán bộ để lại dƣ nợ xấu mà chuyển công tác sang phòng ban khác vẫn chƣa có chế tài xử lý nghiêm,
- Việc phân loại nợ và thực hiện trích lập dự phòng vẫn còn nhiều tồn tại dẫn đến kết quả phân loại nợ chƣa chính xác, việc định giá tài sản để loại trừ khi tính mức trích lập dự phòng không chuẩn xác, không đúng với giá trị thực tế của tài sản bảo đảm. Vì vậy có nhiều trường hợp vẫn còn sai lệch về kết quả phân loại nợ và số tiền trích lập DPRR cụ thể.
- Chƣa áp dụng đầy đủ qui định về phân loại nợ, nhiều lúc còn giấu nợ
đối với những món vay mới quá hạn ít ngày.
- Mức mua bảo hiểm tín dụng còn thấp so với khoản vay, nên hạ bớt lãi suất vay để khách hàng mua bảo hiểm khoản vay, nên áp dụng 100% khoản vay đều mua bảo hiểm tuỳ theo khả năng của khách hàng.
- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan thực thi pháp luật trong thu thập thông tin hoặc xử lý nợ xấu.
b. Nguyên nhân của những hạn chế (i) Nguyên nhân bên trong
- Cán bộ quản lý khách hàng là người trực tiếp xếp hạng tín dụng nội bộ, cũng là người đề xuất cho vay nên bị ý muốn chủ quan chi phối trong quá trình chấm điểm, đặc biệt là các chỉ tiêu phi tài chính. Bên cạnh đó, thông tin đầu vào cung cấp dữ liệu cho việc xếp hạng tín dụng nội bộ đa phần do khách hàng cá nhân kinh doanh cung cấp, cán bộ quản lý khách hàng phải thu thập thêm thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp người vay, tìm hiểu qua người thân, chính quyền địa phương do đó phần nhiều còn mang nặng cảm tính của cán bộ quản lý, thiếu khách quan và tính chính xác không cao.
- Công tác thẩm định trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh chƣa đƣợc chặt chẽ, cán bộ quản lý khách hàng còn làm việc theo kinh nghiệm của người đi trước, đôi lúc chủ quan dựa vào TSBĐ mà không thẩm định kỹ về kế hoạch sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính và bỏ qua một số quy trình tín dụng.
- Việc thẩm định TSBĐ chƣa sát với giá trị thực của tài sản, có những trường hợp quá cao hoặc quá thấp so với giá thị trường do định giá theo chủ quan và cảm tính của quản lý khách hàng, việc thẩm định TSBĐ chƣa tính đến khả năng khả mại của tài sản nên khi xảy ra rủi ro không thể phát mãi tài sản để thu nợ, nhất là các tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất ở khu vực nông thôn.
- Áp lực tăng trưởng tín dụng cùng với việc phải làm nhiều việc dẫn
đến các cán bộ quản lý khách hàng hạ tiêu chuẩn cho vay và nới lỏng công tác thẩm định trước khi cho vay nên sẽ nhận phải những khách hàng vay năng lực yếu. Mặt khác, đã xảy ra tính trạng quá tải đối với cán bộ quản lý khách hàng.
- Đối với Phòng quản lý rủi ro, số cán bộ chỉ có 4 người, nên việc tổ chức kiểm tra giám sát tại các chi nhánh chưa được thường xuyên.
- Tình trạng đảo nợ, cho vay mới trả nợ cũ, cho vay lòng vòng giữa một nhóm khách hàng để che giấu nợ xấu phát sinh vẫn còn diễn ra, dẫn đến việc không thể hiện đúng chất lƣợng tín dụng.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa hiệu quả, chất lƣợng các cuộc kiểm tra chƣa cao, lực lƣợng cán bộ kiểm tra còn mỏng, không thể kiểm soát hết hoạt động của các chi nhánh và chỉ kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các chi nhánh khi có vụ việc xảy ra. Vì vậy, công tác kiểm tra chƣa thực sự đem lại hiệu quả trong việc đánh giá, ngăn ngừa, cảnh báo rủi ro mà chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện, bổ sung những thiếu sót, tồn tại trong bộ hồ sơ cho vay vốn.
(ii) Nguyên nhân bên ngoài
- Dƣ nợ cho vay sản xuất nông nghiệp nông thôn của chi nhánh là khá lớn nhƣng trong những năm quá sự biến động của giá cả nông sản, vật nuôi tiêu cực làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
- Địa bàn tỉnh Đắk Lắk không có ngành sản xuất mũi nhọn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên tình hình kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên và giá cả nông sản.
- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khi vay vốn đa số khách hàng đều có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tuy nhiên đôi khi khách hàng đã sử dụng vốn vào mục đích khác, hoặc lấy vốn ngắn hạn đầu tƣ dài hạn dẫn đến không thu hồi vốn kịp để trả nợ ngân hàng.
- Khách hàng không có thiện chí trả nợ: Khi kết thúc chu kỳ sản xuất,
mặc dù kết quả sản xuất kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao nhƣng khách hàng cố tình không trả nợ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng mà vẫn sử dụng khoản vay ngân hàng đầu tƣ vào mục đích khác.
+ Số lƣợng khách háng cá nhân kinh doanh đông và phân tán trên nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng được nêu ở Chương 1, Chương 2 của luận văn đã trình bày khái quát tình hình kinh doanh và phân tích thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín trong cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017 và đánh giá các kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của nó. Trọng tâm của Chương 2 của luận văn đã chỉ khá rõ thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk và đã đƣa ra các bảng biểu, số liệu, chỉ tiêu cụ thể đánh giá, đo lường khái quát về hoạt động này tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, luận văn cũng lý giải các nguyên nhân, đánh giá kết quả đạt đƣợc và những hạn chế mà Chi nhánh còn tồn tại, từ đó làm tiền đề để đề xuất những khuyến nghị trong Chương 3 để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk.
CHƯƠNG 3