CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3. KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG THỬ NGHIỆM CƠ BẢN
1.3.3. Đánh giá kết quả mẫu
Kiểm toán viên phải ƣớc tính tỷ lệ của sai số đối với từng phần tử của tổng thể có sai số.
- Phương pháp tỷ số: được sử dụng khi sai sót của một phần tử liên quan đến giá trị của phần tử. Sai sót dự tính đƣợc xác định theo công thức: Sai sót tiềm tàng dự tính = (Sai sót phát hiện được trong mẫu * Giá trị tổng thể)/(Giá trị của mẫu) [5].
- Phương pháp chênh lệch: được thực hiện khi sai sót không có sự liên quan đến giá trị của phần tử, nghĩa là sai sót sẽ không thay đổi đối với tất cả phần tử và sẽ tăng lên tương ứng với số lượng phần tử trong tổng thể. Sai sót tiềm tàng dự tính đƣợc tính theo công thức: Sai sót tiềm tàng dự tính = (Sai sót phát hiện được trong mẫu * Số lượng phần tử tổng thể)/(Số lượng phần tử của mẫu) [5].
Các kết quả thống kê khi chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ đƣợc sử dụng xem như các giới hạn của sai số. Cả giới hạn trên và giới hạn dưới của sai số đều phải đƣợc tính.
b. Thực hiện phân tích sai số
Kiểm toán viên cần phải đánh giá bản chất và nguyên nhân của các sai số. Ví dụ, khi xác nhận các khoản phải thu, giả sử tất cả các sai số đều vì công ty khách hàng không vào sổ hàng hóa bị trả lại. Kiểm toán viên phải xác định
vì sao loại sai số đó phát sinh thường xuyên như vậy và liệu sai số đó có ảnh hưởng đến sự trung thực của báo cáo tài chính hay không.
Phần quan trọng của việc phân tích sai số là việc quyết định liệu có cần bất kỳ sự sửa đổi nào đối với mô hình rủi ro kiểm toán hay không. Nếu kiểm toán viên kết luận là việc không ghi sổ hàng hóa trả lại là do nhƣợc điểm của quá trình kiểm soát nội bộ thì có thể cần đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Điều này dẫn đến kiểm toán viên giảm rủi ro chấp nhận đƣợc của việc chấp nhận sai, khiến các giới hạn sai số của các tính toán trong chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ tăng lên [5].
c. Đưa ra kết luận cuối cùng
Nguyên tắc quyết định của cách chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là: nếu cả giới hạn dưới lẫn giới hạn trên của sai số nằm giữa các số tiền sai số báo cáo dƣ và báo cáo thiếu chấp nhận đƣợc thì chấp nhận kết luận là giá trị ghi sổ không bị báo cáo sai một số tiền nghiêm trọng, nếu khác thì kết luận là giá trị ghi sổ bị báo cáo sai một số tiền nghiêm trọng [5].
Thực hiện khảo sát kiểm toán mở rộng trong các lĩnh vực đặc thù: nếu quá trình phân tích các sai số chỉ rõ là hầu hết các sai số là dạng đặc biệt thì nên hạn chế nỗ lực kiểm toán thêm đối với lĩnh vực có vấn đề đó [5].
Tăng quy mô mẫu: khi kiểm toán viên tăng quy mô mẫu, cả giới hạn trên và dưới của sai số đều nhỏ hơn nếu tỷ lệ của các sai số trong mẫu mở rộng.
Tăng dung lƣợng mẫu có thể thỏa mãn các yêu cầu về sai số chấp nhận đƣợc của kiểm toán viên [5].
Điều chỉnh số dƣ tài khoản: khi một trong những giới hạn sai số lớn hơn mức mà kiểm toán viên chấp nhận thì khách hàng có thể điều chỉnh giá trị ghi sổ. Số tiền điều chỉnh thường được tính bằng cách sử dụng các phương pháp phi thống kê hoặc kỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ nâng cao [5].
Yêu cầu khách hàng sửa lại tổng thể: trong một số trường hợp sổ sách của khách hàng không đầy đủ, cần phải sửa lại toàn bộ tổng thể trước khi cuộc kiểm toán có thể hoàn thành. Ví dụ, trong các khoản phải thu, khách hàng có thể đƣợc yêu cầu lập bảng kê theo thời gian nếu kiểm toán viên kết luận có những sai số đáng kể [5].
Từ chối đƣa ra ý kiến chấp nhận toàn phần: nếu kiểm toán viên tin là các số tiền ghi sổ của các khoản phải thu hoặc của bất kỳ tài khoản nào khác không được báo cáo trung thực thì cần phải theo ít nhất một trong các phương án ở trên hoặc đƣa ra ý kiến kiểm toán một cách thích hợp [5].
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI