Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế của một số nước trên thế giới 14

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (Trang 23 - 26)

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế của một số nước trên thế giới 14

a. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam. Là nước đông dân nhất Thế giới, gần 1,4 tỉ người nhưng gần 70% dân số sống ở nông thôn, hàng năm có tới gần 10 triệu người lao động đến tuổi tham gia vào độ tuổi lao động. Vì thế, nhu cầu giải quyết việc làm trở nên gay gắt. Sau cải cách và mở cửa nền kinh tế năm 1978, Trung Quốc thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương” thông qua chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu và phân công lao động xã hội ở nông thôn, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trung quốc coi trọng việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường giải quyết việc làm và sinh kế của người dân.[6]

Cùng với việc đưa ra những chính sách phát triển thì Nhà nước cũng

đảy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất hàng hóa, thu mua bảo trợ hàng hóa nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thị trường tín dụng.

Chỉ trong vòng hơn 10 năm (1978-1991) Trung Quốc đã thu hút được 96 triệu lao dộng nông thôn vào trong các xí nghiệp, tạo ra 1162 tỷ nhân dân tệ (chiếm đến 60% giá trị sản phẩm khu vực nông thôn). Đây là một thành công lớn của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, vấn đề tam nông vẫn được chú trọng ở Trung Quốc. Những chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho người dân được coi trọng. Trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người nghèo bằng việc mở các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, chính sách vốn, tín dụng,...

Từ thực tiễn giải quyết vấn đề sinh kế cho người dân nông thôn Trung Quốc trong thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Thứ nhất: chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dang hóa ngành nghề, khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn để sản xuất, mở mang hoạt động phi nông nghiệp,...đã góp phần lớn tạo nên tốc độ phát triển kinh tế và đa dạng mô hình sinh kế cho người dân nông thôn.

- Thứ hai: Nhà nước bảo hộ sản xuất trong nước một thời gian nhất định.

Điều này giải quyết vấn đề lao động việc làm ở nông thôn. Từ đó sinh kế của người dân cũng được cải thiện.

- Thứ ba: Việc hạn chế lao động di chuyển từ vùng này sang vùng khác làm hạn chế sinh kế của người dân.

b. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều sự tương đồng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước những năm 70, Hàn Quốc là một nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm 50% GDP. Nông dân Hàn Quốc cũng là người

Châu Á, mang ý thức hệ của người Á đông: mặc cảm, tự ti. Trước năm 1970, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tương tự như nước ta vào những năm 1990, 1992 khoảng 300-350 USD/người/năm.[15]

Cũng là nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, năm 1954 thực hiện cải cách ruộng đất. Nhà nước mua lại đất của chủ có trên 3 ha để bán lại cho nông dân thiếu đất với phương thức trả dần tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển.

Từ năm 1965 đến năm 1971, tốc độ phát triển nông nghiệp tăng 2,5 %. Năm 1971-1978 tăng 6,9%, 3/5 diện tích đất được hộ nông dân khai thác sử dụng có hiệu quả kinh tế cao. Năm 1975 tự túc được nhiều lương thực và nông sản khác, chăn nuôi tăng 8-10%/năm. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hàng hóa với cây, con, ngành nghề có giá trị kinh tế cao. (Bài giảng kinh tế hộ nông dân. TS Đỗ Văn Viện, Ths Đặng Văn Tiến, 2000).[15]

Trước những năm 1970, Hàn Quốc lấy CNH – HĐH làm trọng điểm, công nghiệp tăng trưởng rất nóng nhưng lại không có thị trường. Trong khi nông nghiệp tăng chậm. Khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, giàu – nghèo lớn.

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra một con đường giải phóng đó là phong trào “Sumamidong” (phong rào xây dựng nông thôn mới). Học tập phương châm “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”. Một mặt vẫn phát triển công nghiệp, mặt khác đầu tư vào nông nghiệp, phát huy nội lực của người nông dân trên chính mảnh đất của mình để phát triển kinh tế. Chính phủ đầu tư, hỗ trợ vào nông nghiệp bằng vật chất đẻ phát triển nông nghiệp nông thôn. Với tư tưởng chỉ đầu tư tài chính một phần mà chủ yếu là vật chất bằng cách đưa các sản phẩm công nghiệp không thể ra thị trường tiêu thụ về nông thôn như sắt thép,...xây dựng cơ sở vật chất như:

đường giao thông, công trình công cộng,... [15]

Mặt khác, chuyển giao một số tiến bộ khoa học vào lĩnh vực nông thôn.

Xây dựng phương án, dự án theo từng cấp:

Cấp 1: nâng cao điều kiện sống cho người dân.

Cấp 2: nâng cao cơ sở hạ tầng.

Cấp 3: tăng thu nhập cho nông dân.

Làm từ thấp đến cao, chỉ khi nào hoàn thành cấp 1 mới làm tiếp cấp 2.

Từ thực tiễn của Hàn Quốc chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm: phát triển công nghiệp song song với phát triển nông nghiệp. Như vậy vừa thực hiện được CNH – HĐH vừa đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo từng bước, không nóng vội.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)