2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.2 Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế tại Việt Nam
Sinh kế là một đề tài được nhiều nơi trên Thế giới quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay người nông dân chịu sự tác động lớn từ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự tác động của các khu công nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo, hội nhập kinh tế, sự biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố khác. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo khổ. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison. Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình.[15]
Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Những câu hỏi tại sao, phải làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì?,…
Trong phạm vi giới hạn luận văn cho phép, chúng tôi xin tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan sinh kế như sau:
- Sinh kế của cộng đồng dân tái định cư ở vùng lòng hồ sông Đà, huyện Phù Yên, Sơn La (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 2010): Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng kinh tế xã hội, tìm hiểu các thông tin về kinh tế hộ gia đình, nguồn thu nhập từ nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản, các nguồn lực sẵn có tại địa phương ở cộng đồng dân tái định cư vùng lòng hồ sông Đà thuộc huyện Phù Yên Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân, bảo tồn các nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng người dân vùng cao.
- Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị (Đại học Nông Lâm Huế): nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai.[3]
- Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam (VS/RDE/01) (Trường Đại học Nông Lâm Huế): Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các Viện/Trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực và Thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo phát triển nông thôn ở các Trường đại học và Viện nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ
thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về phát triển nông thôn và tình hình sinh kế ở nông thôn.[3]
- Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ, miền Trung Việt Nam của trường Đại học Khoa học & đời sống Praha – Czech:
Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người và nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và nguồn tài nguyên 18 khác:
nước, rừng,… tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ lên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục – y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 – 5, Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ An (Đại học Nông Lâm Huế): Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương.[3]
- Đánh giá hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên của Lê Duy Thường, Đại học nông lâm Thái Nguyên, 2014. Đề tại này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân t ộc thiểu số tại huyện Võ Nhai Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa
phương.[7]
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trên; nghiên cứu này tôi đi sâu tìm hiểu, phân tích các nguồn lực sinh kế, các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ, huyện yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Từ đó đánh giá các hoạt động sinh kế để rút ra được những phương thức sinh kế nào là phù hợp, phương thức nào chưa phù hợp với từng địa bàn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế phù hợp với điều kiện của địa phương.