Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (Trang 34 - 39)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

- Tình hình kinh tế trên địa bàn.

Bảng 4.2: Kết quả sản xuất của xã giai đoạn 2016 – 2018

2016 2017 2018 So sánh (%)

Chỉ tiêu GT

(tr.đ) CC (%) GT

(tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) 2017/

2016

2018/

2017 BQ

Tổng giá trị sản xuất 17329,69 100 18048,65 100 19143,35 100 104,15 106,06 105,10 1. Nông, lâm nghiệp,

thủy sản 9325,16 53,81 8746,51 48,47 8423,46 44,00 93,79 96,31 95,04 2. Công nghiệp –

xây dựng 5467,12 31,55 6254,62 34,65 7048,72 36,82 114,40 112,69 113,55 3. Thương mại-DV-

Du lịch 2537,41 14,64 3047,52 16,88 3671,17 19,18 120,10 120,46 120,28 (Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.2 ta thấy, có sự chuyển dịch kinh tế qua 3 năm gần đây, tổng giá trị sản xuất tăng năm 2016 là 17329,69 triệu đồng đến năm 2017 là 18048,65 triệu đồng, tăng thêm 718,96 triệu đồng, tới năm 2018 tổng giá trị sản xuất đạt 19143,35 triệu đồng, trung bình mỗi năm tăng 5,10%.

Tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản qua 3 năm nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ, bình quân giảm 4,96 %. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 53,81% trong tổng sản xuất toàn xã năm 2016. Trong năm 2017, giá trị sản xuất ngành này giảm 3,69% so với cùng kì năm 2016. GTSX của ngành nông- lâm- thủy sản tương đối lớn nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm vì chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sang đất công cộng và đất sản xuất kinh doanh,vì thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, giá bán nhiều sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp. Trong khi giá vật tư nguyên liệu đầu vào tăng cao gây nhiều khó khăn nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên gia súc gia cầm vẫn xảy ra, không chỉ ở chăn nuôi mà trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, thời tiết,..

Tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng có cu hướng tăng, giá trị sản xuất năm 2016 là 5467,12 triệu đồng đến năm 2017 là 6254,62 triệu đồng, năm 2017 so với 2016 tăng 12,69%, bình quân tăng 13,55%. GTSX của ngành công nghiệp - xây dựng tăng là do có mỏ Antimon.

Tỉ trọng của ngành thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng, dịch vụ của xã có sự chuyển biến cao, dịch chuyển mức tăng trưởng bình quân là 20,28%.

Hiện nay xu hướng mở rộng kinh doanh buôn bán, dịch vụ tốc độ tăng trưởng của thương mại, ngành này luôn được người dân chú trọng đầu tư vì đây là ngành thu được nhiều lợi nhuận khi xã hội ngày càng phát triển thì sự đáp ứng đầy đủ các yếu tố là quan trọng, các dịch vụ ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh, tập chung phát triển dịch vụ, thương mại hơn nữa để nâng cao thu nhập cho người dân.

- Tình hình trồng trọt của xã

Trong những năm qua mặc dù thời tiết ,khí hậu diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy

đảng, chính quyền địa phương bằng sự cố gắng khắc phục mọi khó khăn của nhân dân trong xã nên sản lượng hàng năm đề có sự chuyển biến tích cực. sản lượng lương thực cây có hạt và các loại cây màu khác đề tăng qua các năm, an ninh lương thực trên địa bàn cơ bản được ổn định.

Bảng 4.3: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trên địa bàn xã Mậu Duệ năm 2018

STT Cây trồng Diện tích (ha)

Năng xuất

(tấn/ha) Sản lượng (tấn)

1 Lúa 556,28 5,9 3282,05

2 Ngô 436,25 3,92 1710,1

3 Lạc 35,4 2 70,8

(Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.3 ta thấy trên địa bàn xã lúa là cây trồng chính với diện tích là 556,28 ha, sản lượng 3282,05 tấn. Do điều kiện thời tiết khắc nhiệt và không đủ nước tưới tiêu nên hàng năm chỉ trồng được vụ mùa sớm năng xuất bình quân 5,9 tấn/ha.

Diện tích cây ngô khá lớn 436,25 ha trồng ở nhiều nơi trên địa bàn xã, diện tích chủ yếu là đồi ngô. Nhìn chung cây ngô cho năng xuất thấp, do ảnh hưởng của thời tiết nên cây ngô vụ thường đạt năng xuất thấp.

Diện tích cây lạc khá thấp 35,4 ha, năng xuất 2 tấn/ha. Tuy năng xuất chưa cao nhưng đây là sự thành công lớn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của nhân dân trong xã.

- Tình hình chăn nuôi của xã

Song song với phát triển ngành trồng trọt trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của xã vẫn là ngành chiếm tỉ trọng về sản xuất như trâu, bò lợn, gia cầm. Hiện nay việc sử dụng trâu bò làm sức cày, kéo, phân bón cho ngành trồng trọt cũng có xu hướng giảm dần nguyên nhân do nhu cầu thay thế

tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp nên nhiều hộ gia đình đã bán trâu để nuôi máy cày.

Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi của xã Mậu Duệ từ năm 2016 - 2018 Năm

STT Tên vật nuôi

2016 2017 2018

1 Trâu 963 1.270 1.014

2 Bò 1.005 1.009 1.027

3 Lợn 3.540 3.380 3.339

4 Dê 535 546 568

5 Gia cầm 25.237 24.325 23.389

(Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.4 ta thấy, cơ cấu đàn trâu, bò tăng trưởng nhưng chưa hợp lý, chưa có tính bền vững. Năm 2016 tổng đàn trâu là 963 con, năm 2017 tăng lên 1.270 con đến năm 2018 giảm xuống còn 1.014con. Năm 2016 tổng đàn bò là 1.005con đến năm 2018 là 1.027 con tăng 22 con, năm 2016 tổng số đàn dê là 535 con đến năm 2017 tăng 11 con và đến năm 2018 tổng số đàn dê là 568 con, tăng thêm 22 con. Chăn nuôi còn mang tính tự phát mang hình thức quản canh, ít đầu tư vốn chưa biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi công tác giống chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ đồng huyết, cận huyết cao thoái hóa giống dẫn đến năng suất thấp.

Cơ cấu đàn lợn và gia cầm có xu hướng giảm nhẹ cụ thể như sau: Năm 2016 tổng đàn lợn là 3.540 con, gia cầm là 25.237 con. Đến năm 2018 tổng đàn lợn là 3.339 con giảm 201 con, tổng gia cầm là 23.389 con giảm 1.848 con.

Nguyên nhân do Công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều bất cập, còn xẩy ra dịch bệnh làm chết đàn gia súc, gia cầm một phần do rét đậm rét hại kéo dài đã làm giảm tổng đàn trâu, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng

đến tâm lý đầu tư của nhân dân. Công tác tuyên truyền còn ít được quan tâm, nhận thức của người dân còn hạn chế, đồng cỏ chăn nuôi không được quy hoạch nay đã bị thu hẹp dần, việc đầu tư giống trong chăn nuôi trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức.

Bảng 4.5: Tình hình nuôi trồng thủy sản qua các năm 2016 - 2018

STT Năm Diện tích

(ha)

Năng xuất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

1 2016 2,81 2,4 6,74

2 2017 2,81 2,5 7,02

3 2018 2,81 2,1 5,90

(Nguồn: UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.5 cho thấy diện tích nuôi trồng thủy sản qua 3 năm từ năm 2016-2018 không thay đổi vẫn là 2,81 ha, năm 2016 với năng xuất là 2,4 tấn/ha và sản lượng là 6,74 tấn. Năm 2017 năng xuất tăng lên 2,5 tấn/ha, sản lượng tăng lên 7,02 tấn, đến năm 2018 năng xuất giảm còn 2,1 tấn/ha, sản lượng giảm còn 5,90 tấn. Do điều kiện thời tiết gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hàng năm, trong những năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản chưa được trú trọng. Đặc biệt một số hộ thực hiện mô hình nuôi cá ruộng bằng hình thức xen lúa.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)