Nguồn lực tự nhiên của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (Trang 47 - 50)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Tìm hiểu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh

4.2.2. Nguồn lực tự nhiên của hộ điều tra

* Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo vì vậy đây là nguồn lực quan trọng trong các hoạt động sinh kế, đặc biệt là đối với các hộ làm nông nghiệp. Trong đề tài này em đã đi sâu tìm hiểu nguồn lực đất đai của hộ và đánh giá chiều hướng tácđộng của điều kiện tự nhiên tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.

Đất đai của hộ được xem xét dưới các khía cạnh sau: quy mô đất đai, biến động của từng loại đất, chất lượng đất nông nghiệp.

Vị trí và diện tích đất đai không thay đổi, chất lượng và hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng của con người. Vì vậy việc sử dụng đất hợp lý là chiến lược phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Bảng 4.9: Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai của hộ Hộ Nông nghiệp Hộ Phi Nông

nghiệp Hộ kiêm

Chỉ tiêu

TB (ha) % TB (ha) % TB (ha) %

Tổng DT(ha/hộ) 622,25 100 80,22 100 191,03 100 Thổ cư 196,9 31,64 49,16 61,28 59,16 30,97

Ruộng 225,8 36,29 7,66 9,55 24,8 12,98

Ao 60 9,65 1,91 2,38 3,33 1,75

Vườn 82,75 13,3 20,33 25,34 3,58 1,87

Đất lâm nghiệp 38,3 6,15 0 0 100 52,35

Hoa màu 18,5 2,97 1,16 1,45 0,16 0,08

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)

Từ bảng 4.9 ta thấy, trong 3 nhóm hộ thì hộ nông nghiệp có số diện tích đất (622,25 ha) là lớn nhất do hoạt động sinh kế chính của hộ là sản xuất nông nghiệp rồi đến hộ kiêm có 191,03 ha và nhóm hộ phi nông nghiệp có số diện tích ít nhất 80,22 ha.

Đối với hộ nông nghiệp có diện tích đất thổ cư là 196,9 ha, diện tích đất ruộng có 225,8 ha tập trung canh tác vào 3 vụ (vụ mùa, vụ Xuân, vụ Đông) và đưa vào sản xuất các loại giống lúa mới như lúa thuần Thiên Ưu 8, lúa Lai BTE1, lúa Bắc Thơm số 7, lúa Khang Dân 18. Đất ao, đất vườn và đất hoa màu cũng chiếm tỷ lệ tương đối trong cơ cấu đất của các hộ chủ yếu là trồng rau góp phần cải thiện kinh tế của hộ. Qua điều tra diện tích đất lâm nghiệp là 38,3 ha chiếm (6,15%) tổng diện tích đất.

Hộ phi nông nghiệp có đất thổ cư là nhiều nhất (49,16 ha) sau đó là đất vườn, tuy có nhiều đất vườn nhưng nhóm hộ này đa số là không canh tác được vì không có thời gian nên thường cho thuê lại và qua đó cũng để kiếm thêm một phần thu nhập.

Còn đối với hộ kiêm thì có sự chênh lệch giữa các loại đất là không nhiều lắm diện tích thổ cư và trồng hoa màu quá nhỏ chỉ dùng để phục vụ cho sinh hoạt thường ngày của mỗi gia đình hoặc đem lại nguồn thu nhập không cao cho nông hộ

* Nguồn nước

Nước là nguồn lực tối quan trọng cho sinh hoạt của hộ gia đình và phát triển sinh kế, đặc biệt là sinh kế nông nghiệp. Thiếu nước hoặc nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân và ho ạt động sản xuất.

Do điều kiện địa hình đồi núi phức tạp có độ dốc cao do vậy hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng ở đây gặp nhiều khó khăn thể hiện qua bảng 4.10:.

Bảng 4.10: Tỷ lệ hộ gia đình gặp khó khăn về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất

Sinh hoạt Sản xuất

Khó khăn

Số hộ % Số hộ %

Thiếu nước thường xuyên 40 66,67 53 88,33

Thiếu nước một vài thời điểm 9 15,00 7 11,67

Nguồn nước không vệ sinh 11 18,33 5 8,33

Nguồn nước ở xa 8 13,33 12 20,00

Chi phí quá cao 8 13,33 21 35,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) - Nước sinh hoạt

Bảng 4.10 thống kê tỷ lệ hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt và nước sản xuất. Qua khảo sát, nghiên cứu tại các hộ nhận thấy có đến 66,67% số hộ bị thiếu nước sinh hoạt thường xuyên, 15% số hộ thiếu nước sinh hoạt tại một số thời điểm. Có 18,33% số hộ gia đình lo ngại nguồn nước không vệ sinh. 13,33% cho rằng chi hoạt cho nguồn nước sinh hoạt là quá cao. Số còn lại gặp những khó khăn khác khi tiếp cận nước sạch, chẳng hạn như nguồn nước ở quá xa.

- Nước sản xuất

Nước sinh họat đã thiếu, nước cho sản xuất còn khó khăn hơn. Có đến 88,33 % số hộ gia đình gặp khó khăn về thiếu nước thường xuyên. Thiếu nước một vài thời điểm có 11,67% số hộ.20% số hộ gặp khó khăn do nguồn nước ở xa, 35% số hộ cho rằng chi phí tưới nước cho cây trồng quá cao làm ảnh hưởng đến giá thành nông sản. Chỉ có 8,33% cho rằng nguồn nước không vệ sinh.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)