Nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (Trang 43 - 47)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Tìm hiểu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh

4.2.1 Nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công

của hoạt động sinh kế, trong đó sự quyết định của chủ hộ cũng như việc lựa chọn lọai hình kinh tế của hộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của hộ. Trong quá trình nghiên cứu đã lựa chọn ngẫu nhiên 60 hộ để điều tra và thông tin của hộ được thể hiện qua bảng 4.7:

Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu về chủ hộ của các hộ điều tra Tổng

Chỉ tiêu ĐVT

SL CC (%)

Tổng số hộ điều tra Hộ 60 100

1. Giới tính cúa chủ hộ 60 100

Nam 43 71,67

Nữ 17 28,33

2. Phân loại hộ 60 100

Hộ NN Hộ 35 58,33

Hộ PNN Hộ 14 23,33

Hộ kiêm Hộ 11 18,33

3. Kinh tế của hộ 60 100

Khá Hộ 19 31,67

Trung bình Hộ 19 31,67

Nghèo - Cận nghèo Hộ 22 36,67

4. Trình độ học vấn của chủ hộ 60 100

Tiểu học Người 13 21,67

THCS Người 20 33,33

THPT Người 17 28,33

TC - CĐ - ĐH Người 10 16,67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng ta thấy trong tổng số 60 hộ được điều tra thì có 43 chủ hộ là nam giới chiếm 71,67% và 17 chủ hộ là nữ giới chiếm 28,33%. Trong các hoạt động sản xuất mặc dù đã có sự chia sẻ về công việc nhưng đa số nam giới vẫn là người đóng vai trò trụ cột và quyết định mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình. Trình độ học vấn của chủ hộ đã số đã được phổ cập giáo dục 100% được đến trường và biết chữ trong đó trình độ CĐ-ĐH có 10 người chiếm 16,67%, trình độ THPT 17 người chiếm 28,33% và chiếm tỷ lệ cao nhất là THCS có đến 20 người chiếm 33,33% và còn lại là tiểu học chiếm 21,67%, điều này cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ chính vì vậy, việc chủ hộ được đào tạo về nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường sẽ giúp cac hộ có thể phát triển kinh tế và đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Về sự phát triển của hộ qua điều tra ta thấy được kinh tế của các hộ đã có sự phát triển rất lớn hộ khá có đến 19 chiếm 31,67% , hộ trung bình chiếm 31,67% còn lại là hộ nghèo và cận nghèo chiếm 36,67%. Cùng với đó việc lựa chọn mô hình hay hình thức sản xuất của hộ cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế, thực tế cho thấy các nhóm hộ khá và trung bình chủ yếu là những hộ lao động phi nông nghiệp trong khi nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo đa phần là những hộ chỉ làm nông nghiệp nên có thu nhập thấp hơn cũng như nguồn thu không ổn định. Qua số liệu điều tra số hộ làm nông nghiệp chiếm số lượng lớn có 35 hộ chiếm 58,33%, thực hiện mô hình sản xuất phi nông nghiệp 14 hộ chiếm 23,33 % và hộ kiêm là 11 hộ chiếm 18,33% điều này cho thấy rằng đa số hoạt động sản xuất của người dân vẫn là nông nghiệp, mang lại những hiệu quả cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân trên địa bàn xã.

4.2.1.2.Thông tin về các thành viên trong hộ

Trong các hoạt động sản xuất không thể thiếu đó là nguồn lực lao động

đối với các hộ dân tại khu vực nông thôn như xã Mậu Duệ thì lực lượng lao động chính là những thành viên trong gia đình và là những yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất của hộ. Các thông tin chung về các thành viên hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8: Thông tin chung về các thành viên của hộ điều tra Tổng

Chỉ tiêu ĐVT

SL CC (%)

Lao động Người 250 100

Lao động nông nghiệp Lao động 83 33,2

Lao động phi nông nghiệp Lao động 88 35,2

Không lao động Lao động 79 31,6

Trình độ học vấn Người 232 100

Tiểu học Người 66 28,45

THCS Người 52 22,41

THPT Người 94 40,52

TC-CĐ-ĐH Người 20 8,62

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) Qua bảng 4.8 ta thấy, hoạt động sản xuất nông ngiệp vẫn chiếm cơ cấu lớn nhưng lao động chỉ có 83 người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 33,2%. Hoạt động phi nông nghiệp lại chiếm lên đến 88 người chiếm 35,2% điều này thấy rằng hoạt động sản xuất nông nghiệp thì không cần lực lượng lao động lớn chỉ vào những mùa vụ hay mùa thu hoạch mới sử dụng lực lượng lớn, trong thời gian nông nhàn thì có thể có thời gian nghỉ ngơi hay một người có thể làm được nhiều công việc trong sản xuất nông nghiệp, còn lao động phi nông nghiệp cần sự tập trung không có tính mùa vụ như sản xuất nông nghiệp cũng không thể một người làm nhiều công việc. Ở bảng trên ta thấy còn những thành phần không lao động của hộ chiếm đến 79 người (31,6% ) số thành viên không lao động thể hiện cho những người chưa

đủ khả năng lao động như trẻ em còn đang trong thời gian học, đang còn nhỏ hay những người không có năng lực lao động và những người già, yếu quá tuổi lao động sống phụ thuộc vào các thành viên khác trong gia đình.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)