Khái niệm Bảo hiểm xã hội và chi Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh kon tum (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI BHXH TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.2.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội và chi Bảo hiểm xã hội

a. Bảo hiểm xã hội: Là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế

thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết…trên cơ sở đóng góp quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện và sử dụng quỹ đó nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và an toàn xã hội.

- Các loại hình Bảo hiểm xã hội:

+ BHXH bắt buộc là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

+ BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

+ BH thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định, dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

- Vai trò của Bảo hiểm xã hội

Có thể nói rằng BHXH, BHTN giữ vai trò trụ cột, bền vững trong hệ thống an sinh xã hội, dựa trên những nguyên tắc sau:

Một là, người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập để hỗ trợ bản thân hoặc người khác khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc tuổi già để duy trì và ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình. Cho nên, hoạt động BHXH, BHTN một mặt đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, gia đình và cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ, mặt khác nó thể

hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị - xã hội bền vững. Thông qua đó người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đóng góp BHXH, BHTN cho người lao động, góp phần trách nhiệm bảo vệ nguời lao động khi gặp phải rủi ro.

Hai là, thực hiện chính sách BHXH, BHTN đảm bảo sự bình đẳng về vị trí xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xóa bỏ nhận thức trước đây cho rằng chỉ có làm việc trong khu vực nhà nước, là công nhân viên chức nhà nước mới được gọi là có việc làm và được hưởng các chính sách BHXH, BHTN.

Ba là, thực hiện chính sách BHXH, BHTN nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro. Người lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT khi ốm đau sẽ đƣợc khám chữa bệnh và đƣợc quỹ BHYT chi trả chi phí và đƣợc trợ cấp ốm đau, đƣợc nghỉ chăm con khi con ốm; khi thai sản đƣợc nghỉ khám thai, đƣợc nghỉ sinh đẻ và nuôi con, đƣợc nhận trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ nhận đƣợc phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra; đƣợc nghỉ dƣỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật; được hưởng trợ cấp thất nghiệp và đƣợc giới thiệu việc làm hoặc đƣợc học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Với tâm lý của mọi người, luôn tin tưởng vào các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, vì vậy khi làm việc được tham gia BHXH, BHTN, BHYT và nhất là sau này sẽ được hưởng lương hưu đã tạo sự phấn khởi, tâm lý ổn định, an tâm làm việc. Và thực tế nhiều doanh nghiệp, khi tuyển dụng lao động, thì tiêu thức đƣợc tham gia BHXH, BHTN, BHYT cũng là một quyền lợi quan trọng để thu hút đƣợc nhiều lao động.

Bốn là, BHXH, BHTN, BHYT là một công cụ đắc lực của Nhà nước,

góp phần vào việc phân phối lại thu nhập một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Năm là, quyền lợi của các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không ngừng đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và mức sống chung toàn xã hội tại từng thời điểm, đảm bảo cuộc sống của người tham gia BHXH, BHTN, BHYT và đặc biệt là người hưởng lương hưu sau cả cuộc đời lao động cực nhọc.

b. Chi Bảo hiểm xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH. Chi BHXH được hiểu là việc cơ quan Nhà nước sử dụng số tiền từ nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh kon tum (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)