Thực trạng công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH tỉnh Kon

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh kon tum (Trang 45 - 62)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM

2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI BHXH TẠI BHXH TỈNH KON

2.3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH tỉnh Kon

a. Lập dự toán chi BHXH

Xác định đối tượng chi (đối tượng thụ hưởng)

Đối tượng thu hưởng gồm các đối tượng hưởng chế độ hàng tháng và một lần, gồm:

- Đối tượng hưởng chế độ hàng tháng:

+ Lương hưu hàng tháng, bao gồm hai loại: Những người về hưu trước 1/1/1995 do NSNN đảm bảo và đối tượng hưởng lương hưu từ ngày 1/1/1995 trở đi do quỹ BHXH đảm bảo.

+ Trợ cấp hàng tháng.

- Đối tượng hưởng chế độ một lần gồm:

+ Chế độ ốm đau, thai sản, dƣỡng sức phục hồi sức khỏe.

+ Trợ cấp một lần.

Bảng 2.1. Số người hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Kon Tum qua các năm 2014-2017

STT Năm Dự toán

(người)

Thực hiện

(người) Đạt (%)

1 2014 6.970 6.894 99

2 2015 7.250 7.303 101

3 2016 7.952 7.782 98

4 2017 8.154 8.138 99

(Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum) Qua Bảng 2.1 ta thấy số đối tượng thụ hưởng hàng tháng có xu hướng tăng dần là vì hàng năm đều phát triển thêm mới đối tƣợng tham gia nên số đối tượng hưởng trợ cấp sẽ tăng theo. Việc xác định đối tượng chi hàng năm của BHXH tỉnh Kon Tum tương đối sát với tình hình thực tế, năm 2014, 2017

đạt 99% dự toán, năm 2015 vƣợt 1% dự toán là do năm 2014 Luật BHXH sửa đổi đƣợc thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016 nên một số đối tượng là công chức viên chức có xu hướng xin nghỉ hưu sớm trước khi Luật có hiệu lực để hưởng các chế độ có lợi hơn, dẫn đến việc số đối tượng thụ hưởng tăng hơn so với dự toán lập.

Xác định mức chi

Việc xác định mức chi bình quân là căn cứ để lập dự toán chi sát với thực tế, mức chi bình quân qua các năm tại BHXH tỉnh Kon Tum đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Mức chi bình quân các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Kon Tum qua các năm 2014-2017

STT Năm

Lương hưu hàng tháng Trợ cấp hàng tháng Dự toán

(triệu đồng)

Thực hiện (triệu đồng)

Đạt (%)

Dự toán (triệu đồng)

Thực hiện (triệu đồng)

Đạt (%)

1 2014 3,45 3,52 102 1,50 1,52 102 2 2015 3,64 3,84 105 1,56 1,58 101 3 2016 3,79 3,91 103 1,57 1,57 100 4 2017 3,85 4,01 104 1,58 1,58 100 (Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum) Qua Bảng 2.2 ta nhận thấy rằng, mức chi bình quân đều có xu hướng tăng lên theo từng năm, điều này là do hàng năm BHXH tỉnh Kon Tum thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp các đợt theo văn bản của Nhà nước, và các đợt điều chỉnh tăng mức lương cơ sở hàng năm, việc xác định mức chi không sát với thực tế thực hiện đã ảnh hưởng đến việc tổng hợp dự toán chi hàng năm cho đơn vị không đảm bảo đủ nguồn kinh phí để chi các chế độ cho

đối tượng thụ hưởng, năm 2014 dự toán mức chi lương hưu hàng tháng được xác định là 3,45 triệu đồng/người/tháng, tuy nhiên thực tế thực hiện là 3,52 triệu đồng/người/tháng, vượt 2% dự toán lập. Đến năm 2017 dự toán mức chi lương hương hàng tháng là 3,85 triệu đồng/người/tháng, thực hiện 4,01 triệu đồng/người/tháng, vượt 4% dự toán lập. Việc này đã dẫn đến không bảo đảm được nguồn kinh phí kịp thời để thực hiện chi trả cho đối tượng hưởng hàng tháng.

Lập dự toán chi

BHXH tỉnh Kon Tum đã thực hiện lập dự toán chi đúng các nội dung chi theo quy định của Luật sửa đổi và các văn bản hướng dẫn của Ngành. Dự toán chi kèm theo thuyết minh về số lượng đối tượng đang hưởng, dự kiến đối tƣợng tăng, giảm và nhu cầu chi khác trong năm.

Việc lập kế hoạch chi BHXH cho năm sau tại BHXH tỉnh đƣợc thực hiện vào Quý III hàng năm của năm trước đó. Khi đó, phòng Chế độ ở BHXH tỉnh và tổ chi trả chế độ ở BHXH huyện căn cứ số thực chi 6 tháng đầu năm, ước thực hiện 6 tháng cuối năm và tình hình chi của năm trước, đồng thời ước tăng, giảm đối tượng của năm sau để lập kế hoạch đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng từ quỹ BHXH, nguồn NSNN, trợ cấp một lần và dự toán kinh phí chi các chế độ BHXH cho năm sau cụ thể cho từng nguồn NSNN, lập dự toán và gửi về phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Chế độ để tổng hợp. Trên cơ sở dự toán chi của các đơn vị gửi về, phòng Kế hoạch - Tài chính phối hợp cùng phòng Chế độ thực hiện tổng hợp dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên toàn bộ địa bàn tỉnh, trình Giám đốc BHXH tỉnh duyệt gửi BHXH Việt Nam. Sau khi đƣợc BHXH Việt Nam phê duyệt, BHXH tỉnh sẽ phân bổ kinh phí về cho BHXH huyện. Trong năm thực hiện, nếu có biến động, phát sinh vƣợt dự toán, BHXH huyện phải giải trình và báo cáo lên BHXH tỉnh và BHXH tỉnh tổng hợp báo cáo lên BHXH Việt Nam xem xét

cấp bổ sung kinh phí và sẽ thực hiện điều chỉnh dự toán vào cuối năm tài chính.

Trước ngày 5 hàng tháng, BHXH Việt Nam chuyển từ NSNN một khoản kinh phí bằng mức chi bình quân một tháng của số dự toán đƣợc giao một năm kế hoạch vào quỹ BHXH bắt buộc để BHXH tỉnh chi trả cho các đối tƣợng trong tháng.

Bảng 2.3. Tình hình lập và thực hiện dự toán chi bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2014-2017

STT Năm Dự toán

(triệu đồng)

Thực hiện

(triệu đồng) Đạt (%)

1 2014 310.160 368.810 119

2 2015 371.490 375.030 101

3 2016 447.170 418.080 94

4 2017 462.890 484.711 104

(Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum) Qua Bảng 2.3 ta thấy: Năm 2014 lập dự toán chi là 310.160 triệu đồng, thực hiện cả năm là 368.810 triệu đồng, vƣợt 19% dự toán lập; Năm 2015 lập dự toán chi là 374.490 triệu đồng, thực hiện cả năm là 375.030 triệu đồng, vƣợt 1% dự toán lập; Năm 2016 lập dự toán chi là 447.170 triệu đồng, thực hiện cả năm là 418.080 triệu đồng, chỉ đạt 94% dự toán; Năm 2017 lập dự toán chi là 462.890 triệu đồng, thực hiện cả năm là 484.711 triệu đồng, vƣợt 4% dự toán lập. Điều này chứng tỏ khâu lập kế hoạch, dự toán chi tại BHXH tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều bất cập, việc lập kế hoạch, dự toán chi vẫn chƣa có quy trình hoàn thiện từ khâu xây dựng đến kiểm soát việc chấp hành dự toán, phần lớn dựa vào ý chí chủ quan, việc dự toán sự biến động của các nội dung chi BHXH như trợ cấp BHXH một lần…khó lường trước được phát sinh do tình hình kinh tế ảnh hưởng và tác động lớn nên có những năm phát sinh

vƣợt dự toán, BHXH tỉnh phải báo cáo lên BHXH Việt Nam xem xét cấp bổ sung kinh phí và thực hiện điều chỉnh dự toán vào cuối năm tài chính. Bên cạnh đó, dự toán BHXH Việt Nam giao thường rất chậm ảnh hưởng đến việc phân bổ, thực hiện dự toán của BHXH tỉnh. Do công tác thẩm định số liệu quyết toán chi, kiểm soát chi thường tiến hành vào quý sau, nên khi phát hiện sai sót thì đã quá lâu so với thời gian chi BHXH nên việc thu hồi số tiền chi sai gặp nhiều khó khăn, khó thu hồi số tiền chi.

b. Tổ chức kiểm soát chi BHXH

Quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH

Quản lý đối tượng hưởng là công tác thường xuyên, liên tục của BHXH tỉnh Kon Tum, nhằm tránh tình trạng báo giảm đối tượng hưởng đã chết không kịp thời mà nguồn kinh phí chi vẫn đƣợc cấp gây sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị và cá nhân.

Đối tượng được trợ cấp BHXH bao gồm đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn và đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn.

- Đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn gồm những người hưởng chế độ hưu trí, MSLĐ, tuất hàng tháng, TNLĐ-BNN hàng tháng.

Bảng 2.4. Số người hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng tại BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2014 - 2017

STT Năm Dự toán

(người)

Thực hiện

(người) Đạt (%)

1 2014 6.970 6.894 99

2 2015 7.250 7.303 101

3 2016 7.952 7.782 98

4 2017 8.154 7.988 98

(Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum)

Các đối tượng được hưởng chế độ BHXH dài hạn ở tỉnh Kon Tum khá đông, thường xuyên có biến động về số lượng do tăng mới bổ sung, chết hoặc hết thời hạn được hưởng chế độ BHXH, đối tượng được hưởng có thể là chính bản thân NLĐ hoặc là người thân của họ. Do đó, quản lý đối tượng được chi trả BHXH dài hạn khá phức tạp. Hiện nay, việc quản lý đối tƣợng các chế độ BHXH hàng tháng được cơ quan BHXH tỉnh Kon Tum ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh. Bưu điện tỉnh có trách nhiệm quản lý người hưởng nhận các chế độ BHXH hàng tháng (bằng tiền mặt và qua tài khoản), báo giảm người hưởng do: chết, xuất cảnh trái phép, tòa án tuyên bố mất tích.

- Đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn gồm những người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK, TNLĐ-BNN một lần, tử tuất một lần, trợ cấp BHXH một lần, mai táng phí. Đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn thường là bản thân NLĐ đang tham gia đóng BHXH tại cơ quan BHXH các cấp, do đó việc quản lý các đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn tương đối thuận tiện hơn.

Hiện nay, việc quản lý đối tượng hưởng tại BHXH tỉnh Kon Tum đảm bảo tương đối chính xác, chi trả kịp thời các chế độ BHXH cho đối tượng, đảm bảo an toàn, chi đúng kỳ, đủ số lượng, đến tận tay người hưởng, không gây phiền hà cho đối tượng. Từ khi thành lập đến nay, công tác chi lương hưu và các trợ cấp BHXH cho các đối tượng thường xuyên được cải thiện phù hợp với đặc thù của từng huyện, thành phố. Do vậy, không còn tình trạng chi trả chậm như những năm trước đây, tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho đối tượng hưởng BHXH. Quản lý đối tượng hưởng tại BHXH tỉnh Kon Tum đã được triển khai thực hiện bằng phần mềm máy tính. Việc đổi mới quản lý đối tƣợng chi BHXH đã hạn chế đƣợc nhiều sai sót và giảm thiểu đƣợc thời gian và sức lực của những người quản lý đối tượng, đồng thời, khi có sự biến động về chế độ như tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, việc tính lương hưu, trợ cấp BHXH

theo mức mới cho đối tƣợng đƣợc nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, công tác quản lý hồ sơ đối tượng hưởng cũng luôn được BHXH tỉnh Kon Tum quan tâm, chú trọng, thực hiện tốt, hồ sơ của các đối tƣợng cũng đƣợc sắp xếp khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác, sử dụng.Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lưu trữ và quản lý hồ sơ đối tượng hưởng cũng được áp dụng triệt để.

Tuy nhiên, do đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH đông, thường xuyên biến động, địa bàn tỉnh Kon Tum là tỉnh miền núi với địa hình phức tạp, nên vẫn còn tình trạng một số BHXH huyện thực hiện chƣa tốt công tác quản lý chi BHXH cho đối tượng, buông lỏng công tác quản lý, không thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác chi BHXH tại các đại lý bưu điện huyện, thực hiện quyết toán còn sơ sài, mang tính hình thức, chƣa có biện pháp cụ thể để nắm chắc các trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp chết, hết tuổi hưởng. Tình trạng báo giảm chậm các đối tượng chết, vi phạm pháp luật, đối tượng không còn điều kiện hưởng vẫn còn xảy ra ở một số huyện do cán bộ BHXH hoặc đại lý bưu điện chưa làm hết trách nhiệm được giao, do nể nang người quen hoặc do nhân viên bưu điện không nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, gây thất thoát cho NSNN và quỹ BHXH. Sự phối hợp của chính quyền địa phương chưa thực sự hiệu quả trong khâu quản lý đối tượng.

Do đó, có những trường hợp danh sách chi trả vẫn đang được thực hiện, trong khi trong thực tế, đối tƣợng đã chết từ lâu, khi phát hiện ra, cơ quan quản lý buộc phải vào cuộc thu hồi tiền chế độ. Có những trường hợp giấy chứng tử khi làm hồ sơ hưởng tuất không đúng với thời gian đối tượng từ trần, trong khi đó thân nhân của đối tƣợng không tự giác báo cho cơ quan BHXH để cắt giảm kịp thời thì thân nhân của đối tƣợng vẫn có thể nhận tiền hàng tháng.

Trường hợp này gây thất thoát rất lớn cho quỹ BHXH.

Kiểm soát chi trả các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng a) Chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng

Chi trả lương hưu và trợ cấp bao gồm: hưu viên chức, hưu quân đội, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp theo Quyết định 91, trợ cấp theo Quyết định 613, trợ cấp TNLĐ-BNN, trợ cấp tuất hàng tháng, chi trợ cấp khu vực hàng tháng.

(4)

(3)

(7)

Sơ đồ 2.2. Chi trợ cấp BHXH hàng tháng tại BHXH tỉnh Kon Tum (Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum) Quy trình đƣợc thực hiện nhƣ sau:

(1) Phòng KHTC căn cứ vào các biểu mẫu từ phòng Chế độ BHXH chuyển qua, kiểm tra và lập bảng tổng hợp cấp kinh phí cho BHXH các

(3)

Đại lý Bưu điện

(5) (8)

Phòng KHTC (6)

BHXH các huyện, thành phố

BHXH tỉnh Kon Tum Phòng

TN&TKQTTHC

(1)

Chứng từ ban đầu (NLĐ,

ĐVSDLĐ nộp)

(2) Phòng Chế độ BHXH

Đối tƣợng hưởng trực

tiếp

huyện, thành phố thực hiện chi trả.

(2) Bộ phận kế toán ở BHXH các huyện, thành phố thực hiện chi trả trực tiếp hoặc chuyển khoản (nếu đối tƣợng có đề nghị).

(3) Cuối tháng, cuối quý bộ phận kế toán ở BHXH các huyện, thành phố kiểm soát, đối chiếu số liệu và lập báo cáo gửi về BHXH tỉnh.

(4) Phòng TN&TKQTTHC hoàn trả chứng từ đã đƣợc xử lý cho NLĐ và NSDLĐ.

(5) Phòng Chế độ BHXH chuyển danh sách cho BHXH các huyện, thành phố (Mẫu số 21B-HSB)

(6) Phòng KHTC căn cứ vào các biểu mẫu từ phòng Chế độ BHXH chuyển qua, kiểm tra và lập bảng tổng hợp cấp kinh phí cho BHXH các huyện, thành phố thực hiện chi trả.

(7) Bộ phận kế toán ở BHXH các huyện, thành phố thực hiện chi trả trực tiếp hoặc chuyển khoản (nếu đối tƣợng có đề nghị).

- Thực hiện thu hồi số tiền chi sai.

- Đối tượng hưởng mới, đối tượng từ tỉnh khác chuyển đến có tháng chƣa lập vào danh sách chi trả.

- Đối tượng hưởng đã đưa ra khỏi danh sách chi trả hàng tháng nhưng còn tiền được lĩnh theo chế độ quy định (truy lĩnh do điều chỉnh mức lương tối thiểu; lương hưu, trợ cấp BHXH những tháng chưa nhận …)

(8) Cuối tháng, cuối quý bộ phận kế toán ở BHXH các huyện, thành phố kiểm soát, đối chiếu số liệu và lập báo cáo gửi về BHXH tỉnh.

Nội dung kiểm soát:

Phòng TN&TKQTTHC kiểm tra các chứng từ ban đầu do người lao động và người sử dụng lao động nộp chuyển đến phòng Chế độ BHXH, căn cứ vào những chứng từ ban đầu đó cán bộ phòng Chế độ BHXH kiểm tra, thẩm định, duyệt hồ sơ và biểu mẫu, danh sách giải quyết hưởng chế độ (Mẫu 21-

HSB) do cơ quan BHXH lập và trình Lãnh đạo ký phê duyệt. Phòng KHTC kiểm tra việc lập chứng từ hồ sơ đã đầy đủ và chính xác hay chƣa? Kiểm soát việc đối tƣợng nhận chế độ đã ký đầy đủ vào danh sách (do bên đại lý chi trả thực hiện hoặc do cơ quan BHXH chi trực tiếp) chƣa dựa trên nguyên tắc đúng chế độ, đúng người hưởng (thông qua việc kiểm tra giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu…), đảm bảo chi trả kịp thời đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHXH, thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện, công khai minh bạch.

Với phương thức chi trả hiện nay, BHXH tỉnh Kon Tum theo dõi và cấp phát kinh phí để chi trả ngay từ đầu tháng phát sinh. BHXH tỉnh Kon Tum ấn định thời gian chi trả chế độ trợ cấp BHXH cố định từ ngày 02 đến ngày 10 hàng tháng. Số tiền chi trả lương hưu và trợ cấp cho những đối tượng này có 02 phương thức chi trả: một là qua tài khoản cá nhân đối tượng hưởng tại ngân hàng, hai là qua đại lý chi trả (Bưu điện). Nhưng hiện nay chi trả chủ yếu là tiền mặt. Đặc biệt đối với phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng (thẻ ATM) thực hiện trên cơ sở tự nguyện và đa số nằm ở những người có độ tuổi từ 60-70.

Thủ tục chuyển tiền qua Bưu điện: giấy đề nghị tạm ứng (theo mẫu C73- HD), biên bản giao nhận danh sách giữa BHXH và đại lý bưu điện, kèm theo thông báo chuyển tiền của BHXH.

Đơn vị BHXH các huyện, thành phố kiểm tra giấy đề nghị tạm ứng của bưu điện có đúng số người, số tiền so với ủy nhiệm chi và biên bản bàn giao của BHXH.

Căn cứ vào danh sách chi trả do phòng Chế độ BHXH lập, bộ phận kế toán của BHXH các huyện, thành phố tiến hành rà soát chữ ký của người nhận tiền, những trường hợp đi nhận thay thì phải có giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương, thường thì hướng dẫn người nhận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh kon tum (Trang 45 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)