CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI BHXH TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.3.3. Kiểm soát các khoản chi Bảo hiểm xã hội
Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách, thủ tục và cơ chế nhằm
thực hiện các chỉ đạo về KSNB của người lãnh đạo. Các hoạt động kiểm soát nhằm ngăn ngừa và đối phó với các rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi BHXH. Cơ quan BHXH là đơn vị sự nghiệp nên các hoạt động kiểm soát sẽ được quy định chặt chẽ thông qua các văn bản của Nhà nước và của Ngành BHXH. Trình tự kiểm soát các khoản chi từ nguồn NSNN và từ nguồn quỹ BHXH phải kết hợp kiểm soát giữa những quy định chính sách về BHXH, định mức chi với các thủ tục kiểm soát kế toán kèm theo trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chi trả.
a) Chi trả trợ cấp BHXH hàng tháng, gồm: chi trả lương hưu hàng tháng (hưu viên chức, hưu quân đội), trợ cấp tuất hàng tháng ….
- Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát về chứng từ ban đầu do người lao động nộp cho cơ quan BHXH (tính hợp pháp, hợp lý và đúng thủ tục hồ sơ), việc cơ quan BHXH lập chứng từ để thực hiện việc chi trả đã đúng hay chƣa?
Kiểm soát đối tượng hưởng chế độ đã ký nhận đầy đủ trên danh sách chi trả hàng tháng dựa trên các nguyên tắc chi trả đúng chế độ, đúng chính sách hiện hành, đúng người hưởng, đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ và chính xác quyền lợi của người tham gia BHXH.
- Trình tự và thủ tục kiểm soát: Phòng chế độ BHXH ở tỉnh tiếp nhận giấy đề nghị, giấy giới thiệu của người hưởng mới hoặc người từ tỉnh khác chuyển về và tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện chuyển lên giải quyết chế độ cho người lao động. Sau khi thụ lý xong hồ sơ, phòng chế độ BHXH lập danh sách chi trả hàng tháng (mẫu 21) và các báo cáo số liệu chuyển cho phòng KHTC BHXH tỉnh, bộ phận kế toán BHXH huyện. Phòng KHTC nhận các biểu mẫu do phòng chế độ BHXH chuyển qua, thực hiện: kiểm tra, đối chiếu và cấp kinh phí cho BHXH huyện hoặc đại lý chi trả để thực hiện việc chi trả.
Trong quá trình thực hiện chi trả, nếu có chi sai hoặc chi nhầm thì bộ phận kế toán huyện sẽ thực hiện thu hồi và lập danh sách số tiền đã chi sai hoặc chi
nhầm cho người hưởng những trường hợp được phát hiện khi số dư cuối ngày so với số tiền đã hạch toán theo chứng từ. Bộ phận kế toán BHXH huyện lập các chứng từ báo cáo cho phòng KHTC: Báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, báo cáo thu hồi do chi sai hoặc chi nhầm… Cuối tháng, cuối quý bộ phận kế toán BHXH huyện kiểm soát đối chiếu số liệu kinh phí đã đƣợc cấp phát từ phòng KHTC, sau đó phòng chế độ BHXH và phòng KHTC thẩm định lại số liệu kinh phí đã cấp và số đã chi đối với BHXH huyện.
b) Chi trả chế độ trợ cấp một lần:
- Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát về chứng từ ban đầu do người lao động nộp cho cơ quan BHXH (tính hợp pháp, hợp lý và đúng thủ tục hồ sơ), đối chiếu với sổ BHXH kiểm tra mức lương đóng và thời gian tham gia BHXH với quá trình nhập liệu vào phần mềm để tính số tiền hưởng của đối tượng. Kiểm tra thông tin của người nhận trợ cấp có đúng với thông tin trên quyết định và phiếu chi tiền mặt hay không?
- Trình tự và thủ tục kiểm soát: Chứng từ ban đầu do người lao động (NLĐ) hoặc người sử dụng lao động (NSDLĐ) nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính và đƣợc chuyển về bộ phận chế độ BHXH. Sau khi thụ lý và giải quyết bộ phận chế độ chuyển danh sách hưởng trợ cấp BHXH một lần và các quyết định hưởng chế độ BHXH một lần chi trả tại BHXH huyện. Bộ phận kế toán tiến hành chi trả trực tiếp cho đối tƣợng hưởng trực tiếp, trường hợp nhận thay thì phải có giấy ủy quyền và có xác nhận của cơ quan có chức năng và thẩm quyền. Bộ phận chế độ và bộ phận kế toán đối chiếu số liệu chi BHXH và phối hợp thẩm định số liệu quyết toán.
Hàng tháng, hàng quý bộ phận kế toán báo cáo số liệu chi BHXH cho phòng KHTC BHXH tỉnh.
c) Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe:
- Mục tiêu kiểm soát:
+ Kiểm soát khâu tiếp nhận hồ sơ:
Hồ sơ thanh toán chế độ ốm đau: Đối với trường hợp NLĐ thuộc chế độ bản thân ốm đau ngắn ngày thì hồ sơ gồm: số sổ BHXH của NLĐ, chứng từ thanh toán chế độ (mẫu C65a-HD đối với trường hợp điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú do cơ sở khám chữa bệnh cung cấp) và danh sách đề nghị thanh toán hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đối với trường hợp NLĐ thuộc chế độ bản thân ốm dài ngày hồ sơ gồm: số sổ BHXH của NLĐ, chứng từ thanh toán chế độ (mẫu C65a-HD đối với trường hợp điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú do cơ sở khám chữa bệnh cung cấp nhưng phần chuẩn đoán bệnh phải thuộc danh mục bệnh dài ngày của Bộ Y tế quy định).
Đối với trường hợp nghỉ việc chăm sóc con ốm gồm: (mẫu C65a-HD đối với trường hợp điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú do cơ sở khám chữa bệnh cung cấp), nếu NLĐ có từ 02 con trở lên mà bị ốm đau trùng thời gian thì chỉ được thanh toán 01 lần cho 01 người con. Hồ sơ thanh toán thai sản: Số sổ BHXH của NLĐ, các chứng từ để thanh toán chế độ thai sản (giấy khai sinh, giấy chứng sinh, sổ khám thai, giấy ra viện…).
Kiểm tra ĐVSDLĐ đã đóng nộp tiền BHXH có đầy đủ chƣa, nếu chƣa nộp đủ tiền và còn nợ thì không tiếp nhận hồ sơ do ĐVSDLĐ nộp cho cơ quan BHXH.
+ Kiểm soát khâu thẩm định và duyệt hồ sơ: Đây là một trong những khâu quan trọng trong quá trình chi chế độ BHXH. Việc kiểm soát chặt chẽ ở khâu này sẽ hạn chế và ngăn ngừa sự làm dụng và thất thoát quỹ BHXH.
Trong quá trình kiểm soát thẩm định, duyệt hồ sơ phải đảm bảo các yếu tố về
pháp lý và đúng quy định. Một số vấn đề cần kiểm soát trong quá trình thẩm định và giải quyết hồ sơ: Thời gian tham gia BHXH của NLĐ phải từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng kể từ lúc sinh con đối với trường hợp hưởng thai sản; còn trường hợp ốm đau thì NLĐ phải tham gia đóng BHXH tháng liền kề trước khi nghỉ ốm; trường hợp NDSPHSK sau sinh hoặc sau khi ốm đau thì phải kiểm tra NLĐ không đủ điều kiện sức khỏe để làm việc. Kiểm tra tính hợp pháp của giấy nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện do cơ sở y tế cung cấp. Kiểm tra số tiền được hưởng, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản và NDSPHSK có đúng với quy định của luật BHXH.
- Trình tự và thủ tục kiểm soát:
Căn cứ theo Mẫu c70a-HD và các chứng từ có liên quan đến việc thanh toán chế độ cho người LĐ (Mẫu C65a-HD đối với trường hợp điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú do cơ sở khám chữa bệnh cung cấp, giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh, sổ khám thai… ) do đơn vị sử dụng lao động lập (ĐVSDLĐ). ĐVSDLĐ gửi hồ sơ thanh toán tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính cơ quan BHXH, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính chuyển cho bộ phận chế độ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy định sẽ thẩm định và duyệt hồ sơ thanh toán và trả kết quả cho ĐVSDLĐ. Bộ phận chế độ chuyển hồ sơ (mẫu C70b-HD) và dữ liệu từ phần mềm xét duyệt chế độ qua phần mềm kế toán, từ đó bộ phận kế toán sẽ chuyển tiền cho ĐVSDLĐ thông qua số tài khoản ngân hàng mà ĐVSDLĐ đã kê khai trên hồ sơ (mẫu C70a-HD).
d) Chi trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp:
- Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát về chứng từ ban đầu do người lao động nộp cho cơ quan BHXH (tính hợp pháp, hợp lý và đúng thủ tục hồ sơ), đối chiếu với sổ BHXH kiểm tra mức lương đóng và thời gian tham gia BHXH và BH thất nghiệp. Kiểm tra thông tin của người nhận trợ cấp thất nghiệp có
trong danh sách và quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp do Sở LĐ&TB-XH ban hành.
- Trình tự và thủ tục kiểm soát: Kiểm tra sổ BHXH thời gian tham gia BHTN với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Kiểm tra thông tin người nhận trợ cấp so với danh sách hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp phát hiện giải quyết trợ cấp chƣa đúng thì làm văn bản trình Giám đốc BHXH xem xét và ký gửi cho Sở LĐ&TB-XH. Trường hợp người hưởng trợ cấp không trực tiếp đến nhận thì kiểm tra giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (thời hạn giấy ủy quyền thường từ 06 tháng - 12 tháng).
Trường hợp người lao động có việc làm hoặc hàng tháng không đăng ký tình trạng việc làm thì sẽ không có trong danh sách hưởng trợ cấp thất nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chi trả chế độ BHXH là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động sự nghiệp BHXH và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực thi chính sách BHXH. Trong Chương 1, luận văn đã khái quát những vấn đề cơ bản về công tác kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH. Đồng thời, luận văn cũng hệ thống cụ thể những nội dung cơ bản về nội dung chi, nội dung kiểm soát chi, trình tự và thủ tục kiểm soát các chế độ Bảo hiểm xã hội.
Trên cơ sở lý luận về kiểm soát chi trong Chương 1, thực trạng kiểm soát chi BHXH tại BHXH tỉnh Kon Tum đƣợc trình bày và phân tích ở Chương 2.
CHƯƠNG 2