CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP . 12
Nguồn kinh phí đƣợc hiểu là nguồn vốn, nguồn tài chính mà các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc phép sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn mà cấp trên giao hoặc hoạt động mang tính chất kinh doanh dịch vụ của đơn vị mình.
Nguồn kinh phí của đơn vị SNCL đƣợc hình thành từ các nguồn:
- Ngân sách Nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên cấp theo dự toán được duyệt (gọi tắt là nguồn kinh phí Nhà nước)
- Các khoản đóng góp - Các khoản thu sự nghiệp
- Các khoản thu từ tài trợ, viện trợ, biếu tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
- Các khoản thu khác theo chế độ
Theo mục đích sử dụng thì nguồn kinh phí trong các đơn vị SNCL đƣợc chia thành các nguồn sau:
- Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên: Là nguồn kinh phí nhằm duy trì và bảo đảm sự hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
- Nguồn kinh phí dự án: Ngoài chức năng nhiệm vụ thường xuyên thì các đơn vị SNCL trong từng thời kỳ còn thực hiện các chương trình dự án, đề tài từ trung ương đến địa phương.
- Nguồn kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản là nguồn kinh phí đƣợc sử dụng cho việc xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho đơn vị.
- Nguồn vốn kinh doanh: Ở một số đơn vị SNCL đặc thù ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ do cấp trên, Đảng và Nhà nước giao, các đơn vị này còn tiến hành các hoạt động SXKD riêng nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho viên chức và giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Để tiến hành hoạt động SXKD đơn vị phải có nguồn vốn, nguồn tài chính nhất định.
1.2.2 Quy trình ngân sách
Quy trình ngân sách Nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các nội dung chính nhƣ sau:
a. Lập dự toán thu chi ngân sách Nhà nước
Căn cứ cụ thể vào từng chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ trong năm kế hoạch, quy định về chế độ định mức chi ngân sách, hướng dẫn, thông báo về dự toán ngân sách của cấp có thẩm quyền, các đơn vị lập dự toán theo quy định, đồng thời thuyết minh căn cứ tính toán chi tiết từng nội dung và nhiệm vụ thu chi của đơn vị theo từng nguồn kinh phí.
Thông thường có hai phương pháp lập dự toán được sử dụng là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm khác nhau, ưu điểm, nhƣợc điểm và điều kiện, hoàn cảnh vận dụng khác nhau. Dự toán ngân sách của các đơn vị SNCL phải đƣợc gửi đến các cơ quan tài chính cấp trên để cơ quan tài chính có căn cứ giao dự toán ngân sách cho các đơn vị.
b. Tổ chức chấp hành dự toán thu chi
Căn cứ vào quyết định giao dự toán của cơ quan cấp trên, các đơn vị SNCL tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình chấp hành dự toán chi hoạt động thường xuyên được giao, đơn vị SNCL được điều chỉnh các nội
dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi đƣợc cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị đƣợc chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng. Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên, khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chƣa sử dụng hoặc chƣa sử dụng hết phải thực hiện theo quy định là đƣợc chuyển sang năm sau hoặc hủy bỏ dự toán.
c. Quyết toán ngân sách
Quyết toán ngân sách Nhà nước là nội dung cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Đây được xem như là bước kiểm tra, tổng hợp toàn bộ số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ. Đồng thời là cơ sở để phân tích, kiểm tra đánh giá việc chấp hành dự toán từ đó rút ra những kinh nghiệm cho các kỳ sau. Để thực hiện công tác quyết toán thu-chi, thì cuối năm đơn vị sự nghiệp có thu lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định.
Tóm lại ba nội dung trong công tác quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động trực tiếp đến kết quả sử dụng nguồn lực để hoàn thành tốt các chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao.
Nếu coi dự toán là phương án kết hợp, sử dụng các nguồn lực trong dự kiến để tối ƣu hóa mục tiêu đề ra và là cơ sở để tổ chức chấp hành dự toán thì quyết toán chính là thước đo hiệu quả của công tác lập dự toán.
1.2.3 Cơ ế tài chính áp dụn o đơn vị sự nghiệp
Hiện nay, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập công lập đƣợc tuân thủ theo quy định của Nghị định 16/2015/ND-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về việc “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo đó thì quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đƣợc trao cho đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc thể hiện trong các nội dung nhƣ tổ chức sắp xếp bộ máy công việc, sử dụng nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lƣợng cao cho xã hội; tối đa hóa nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó Nhà nước cũng thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, vận động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN. Mặc dù giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp, nhưng Nhà nước vẫn quan tâm đầu tƣ để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển.
Theo quy định hiện hành, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ về các nội dung sau:
- Tự chủ về các khoản thu và mức thu: Các đơn vị SNCL đƣợc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ nhu cầu chi thực tế phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tƣợng nhƣng không vƣợt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định và phải thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tƣợng chính sách - xã hội theo quy định của Nhà nước ban hành.
- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: Căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc cấp trên giao và khả năng cân đối nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị SNCL được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động sự nghiệp cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quy định; đơn vị quyết định đầu tƣ xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản đƣợc thực hiện theo quy định.
Trên cơ sở quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhân sự và tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập phải tự chịu trách nhiệm trước người sử dụng dịch vụ công, xã hội, Nhà nước và chính bản thân đơn vị trên các mặt sau:
- Trách nhiệm với xã hội: Đơn vị SNCL phải có trách nhiệm đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ nhƣ cam kết và trách nhiệm sử dụng hiệu quả, minh bạch các khoản thu sự nghiệp của người sử dụng dịch vụ công đóng góp và kinh phí ngân sách cấp. Trong từng lĩnh vực cụ thể, để có định hướng đúng đắn và cạnh tranh lành mạnh, mỗi đơn vị sự nghiệp công lập phải chủ động xây dựng chiến lược, định hướng và mục tiêu phù hợp, xây dựng đội ngũ nhân sự và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp để tăng cạnh tranh nhằm thu hút sự đầu tƣ từ Nhà nước cũng như từ các nguồn khác trong xã hội nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực xã hội.
- Trách nhiệm với nhà nước: Đơn vị SNCL có trách nhiệm đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị mình phải tuân theo nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, định hướng phát triển kinh tế-xã hội và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời phải có trách nhiệm sử dụng kinh phí cấp phát của Nhà nước một cách hiệu quả và minh bạch, báo cáo và chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Trách nhiệm đối với chính đơn vị: Đơn vị SNCL có nhiệm vụ phát triển đơn vị mình một cách bền vững, giữ vững và nâng cao uy tín vì quyền lợi của tập thể đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Trong cơ chế tự chủ, uy tín và sự phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập phụ thuộc vào năng lực nhà lãnh đạo, quản lý và chuyên môn của chính đội ngũ cán bộ trong từng đơn vị sự nghiệp công lập. Nhà nước tạo cơ chế thông thoáng và giúp các đơn vị sự nghiệp
công lập thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.