3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận là việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM. Nguồn lực cộng đồng là một khái niệm rộng, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu 04 nhóm nguồn lực cộng đồng sau đây: Tiền; tài sản; sức lao động; sự tham gia ý kiến.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Khóa luận được nghiên cứu tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2016-2018.
3.2. Thời gian thực tập
Thời gian: Từ 20/2/2019 - 20/5/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phú Đô, huyện Phú Lương tác động đến việc thực hiện chương trình xây dựng NTM.
- Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí NTM trên địa bàn xã giai đoạn 2016 - 2018, mục tiêu đến năm 2020.
- Điều tra và phân tích, đánh giá thực trạng việc huy động các nguồn lực thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn xã. Điều tra trực tiếp tại thôn/xóm nghiên cứu: xóm Phú Nam 1; xóm Phú Đô; và xóm Phú Thọ.
- Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong huy động các nguồn lực thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn xã Phú Đô, huyện Phú Lương và mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác huy động nguồn lực phục vụ xây dựng NTM trên địa bàn huyện đến năm 2020.
3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1.Thu thập số liệu nghiên cứu
a) Thu thập số liệu thứ cấp :
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu . - Tìm hiểu hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra các công việc đã và đang triển khai của chương trình xây dựng nông thôn mới có liên quan đến người dân trên địa bàn.
- Thu thập số liệu về cán bộ xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu (Tuổi, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác ...).
- Thu thập số liệu về các hình thức, nội dung, phương pháp, tần xuất tuyên truyền, vận động đã triển khai trên địa bàn nghiên cứu.
b) Thu thập sơ cấp:
Nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM theo quan điểm, ý kiến của những đối tượng trả lời khác nhau:
+ Phỏng vấn cán bộ đoàn thể chính trị - xã hội ở xã Phú Đô (Chủ tịch, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên,….), trưởng ban quản lý xây dựng NTM, trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM, tổng cộng có 22 cán bộ xã được phỏng vấn.
+ Phỏng vấn tất cả cán bộ lãnh đạo cấp thôn (Trưởng Xóm, Phó Xóm, Hội người cao tuổi, Chi Hội Phụ nữ…), tổng cộng có 22 cán bộ lãnh đạo cấp thôn được phỏng vấn.
+ Tiến hành điều tra 3 thôn, mỗi thôn chọn mẫu 15 hộ để điều tra phỏng vấn. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở 3 thôn là 45 hộ.
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 3.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra, qua đó nhận biết tính quy luật. Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như tình hình kinh tế, trình độ văn hoá, mức ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình...qua đó đánh giá được sự huy động nguồn lực của cộng đồng vào xây dựng NTM.
3.4.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
Tiến hành phân tích thực trạng, sự đóng góp của người dân và các doanh nghiệp, HTX... Trong xây dựng NTM. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để phân tích và phản ánh tình hình, những chỉ tiêu này dùng để phản ánh thực trạng về kinh tế hộ, về sản xuất nông nghiệp, tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng công trình có sự tham gia đóng góp của người dân và các hoạt động củachương trình xây dựng NTM. Từ đó xác định hiệu quả có được từ vai trò của người dân nông thôn.
3.4.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.
PHẦN IV