PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Tình hình huy động nguồn lực xấy dựng NTM ở 3 xóm nghiên cứu
4.4.1. Sự hiểu biết của người dân về chương trình
Bảng 4.4: Sự hiểu biết về chương trình xây dựng NTM của các hộ điều tra n = 45
TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Có nghe về chương trình NTM 45 100,00
2 Nắm được các tiêu chí của chương trình
NTM 20 44,44
3 Nắm được 19 tiêu chí về NTM (theo QĐ
491) 12 26,67
4 Vai trò của người dân trong xây dựng NTM 41 91,11 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) Qua bảng 4.4 cho thấy hầu hết người dân ở 3 xóm nghiên cứu đều có biết về chương trình NTM, qua điều tra 45 hộ ở 3 xóm cho thấy 100% số hộ đều đã được nghe về chương trình nông thôn mới. Nhận thức của các hộ được phỏng vấn về Chương trình xây dựng NTM ở mức trung bình 44,44% các hộ được hỏi
cơ bản nắm được mục tiêu của Chương trình, số hộ cơ bản nắm được 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí NTM là 26,67%, đa số hộ dân đều biết được vai trò của mình trong xây dựng NTM , 91,11% số hộ. Có thể thấy, qua nhiều năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM nhận thức của người dân đã có nhiều cải thiện, đặc biệt là họ đã nắm được vai trò chủ thể của mình.
Khi được hỏi về những công việc mà gia đình tham gia vào xây dựng NTM ở địa phương thì thấy được người dân đã tham gia vào các công việc như:
Tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch chung xây dựng ntm của xã; Tham gia bầu ban phát triển thôn; Nhận được các thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn thôn;…. Tuy nhiên tỷ lệ người dân tham gia vào các công việc là khác nhau, song có thể thấy việc triển khai thực hiện Chương trình ở cấp xóm được thực hiện khá dân chủ, các công việc của xóm đều được đưa ra bàn bạc và lấy ý kiến của nhân dân. Thể hiện qua bảng 4.5:
Bảng 4.5: Sự tham gia của người dân trong các công việc triển khai trên địa bàn của các hộ điều tra
n = 45
STT Nội dung Tham gia Không
tham gia 1 Tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch
chung xây dựng NTM của xã 13 32
2 Tham gia bầu ban phát triển thôn 41 4
3 Nhận được các thông tin các công trình xây
dựng trên địa bàn xã 30 15
4 Nhận được các thông tin các công trình xây
dựng trên địa bàn thôn 45 0
5 Tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi
xây dựng các công trình trên địa bàn xã: 4 41 6 Tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi
xây dựng các công trình trên địa bàn thôn 41 4 7 Trực tiếp thi công, thực hiện công trình 25 20
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)
Qua bảng 4.5 cho thấy 13/45 hộ điều tra tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch chung xây dựng NTM của xã, 41/45 hộ tham gia bầu ban phát triển thôn, xóm. 100% các hộ điều tra đều nhận được các thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn thôn và 41/45 hộ tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn thôn. Có 25/45 hộ trực tiếp tham gia vào thi công, thực hiện công trình. Tuy nhiên, các công việc được triển khai ở cấp xã và các cấp lớn hơn người dân lại chưa được biết rõ thông tin và chưa có cơ hội tham gia.
* Nhận thức của người dân về nguồn lực trong xây dựng NTM
Khi được hỏi “xây dựng NTM bằng những nguồn vốn nào?” các hộ điều tra đều cho những ý kiến khác nhau. Thể hiện qua bảng 4.6:
Bảng 4.6: Nhận thức về nguồn lực trong xây dựng NTM của các hộ điều tra n = 45
TT Xây dựng NTM bằng những nguồn vốn nào? số lượng (người)
tỷ lệ (%)
1 Chỉ nhà nước 9 20,00
2 Chỉ nhân dân đóng góp 2 4,44
3 Nhà nước là chủ yếu,nhân dân đóng góp phần nhỏ 28 62,22 4 Nhân dân là chủ yếu, Nhà nước hỗ trợ phần nhỏ 6 13,33
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) Kết quả bảng 4.6 cho thấy khá nhiều người được hỏi cho rằng xây dựng NTM là do Nhà nước đầu tư 100% (9/45 người, chiếm 20%); 62,22% số cho rằng vốn nhà nước là chủ yếu, nhân dân chỉ đóng góp phần nhỏ; 13,33% số cho rằng vốn do nhân dân là chủ yêu, Nhà nước chỉ hỗ trợ phần nhỏ. Và chỉ có 2/45 người cho rằng nguồn vốn chỉ do nhân dân đóng góp, chiếm 4,44%. Ta có thể thấy nhận thức của một bộ phận người dân về nguồn lực trong xây dựng NTM còn hạn chế.
Bảng 4.7. Tổng hợp sự đóng góp kinh phí tiền mặt xây dựng các công trình nông thôn của các hộ điều tra
STT Hoạt động Số hộ tham gia
(n=45) Tỷ lệ (%) Tổng số tiền (VNĐ)
1 Đường giao thông xã 43 95,56 10.100.000
2 Công trình VH, TD, TT 4 8,89 1.400.000
3 Xây dựng trường học 38 84,44 3.800.000
4 Nhà văn hóa thôn 42 93,33 7.600.000
5 Đường GT xóm 44 97,78 40.800.000
6 Đường nội đồng 41 91,11 4.100.000
7 Nghĩa trang nhân dân 4 8,89 650.000
8 Hệ thống thoát nước 5 11,11 1.000.000
(Nguồn: số liệu điều tra 2019)
Qua bảng số liệu 4.7 ta thấy, sự đóng góp kinh phí của người dân trong xây dựng các công trình nông thôn. Người dân đã tích cực tham gia đóng góp kinh phí để xây dựng các công trình nông thôn như xây dựng nhà văn hóa, cải tạo kênh mương, xây dựng đường giao thôn xóm.Cụ thể như sau:
- Đường giao thông của xã trong tổng số 45 hộ được điều tra thì có 43 hộ tham gia đóng góp chiếm 95,56% với tổng số tiền 10.100.000đ.
- Công trình văn hóa, TD, TT, có 4/45 hộ tham gia đóng góp chiếm 8,89% với tổng số tiền là 1.400.000đ.
- Xây dựng trường học có 38/45 hộ tham gia chiếm 84,44% với tổng tiền là 3.800.000đ.
- Đường GT của xóm có 44/45 hộ tham gia chiếm 97,78% với tổng số tiền là 40.800.000đ.
- Đường nội đồng có 41/45 hộ tham gia chiếm 91,11% với tổng số tiền là 4.100.000đ.
- Nghĩa trang nhân dân có 4/45 hộ tham gia chiếm 8,89% với tổng số tiền là 650.000đ.
- Hệ thống thoát nước có 5/45 hộ tham gia chiếm 11,11% với tổng số tiền là 1.000.000đ.
Bảng 4.8. Tổng hợp sự đóng góp ngày công tham gia xây dựng công trình công cộng của các hộ điều tra
n = 45
STT Hoạt động
Số ngày công lao động
(ngày)
Đơn giá (1000đ/ngày)
Thành tiền (triệu đồng)
1 Làm đường giao thông 52 150 7,80
2 Cải tạo, xây dựng mới
kênh mương 45 150 6,75
3 Xây dựng nhà văn hóa 61 150 9,15
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2019)
Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy, việc huy động sự đóng góp sức lao động của người dân vào xây dựng nông thôn mới được người dân tham gia nhiệt tình.
Trong 45 hộ điều tra ta có thể thấy được số công đóng góp vào xây dựng nhà văn hóa là lớn nhất 61 ngày công lao động, tính thành tiền 9,15 triệu đồng. Tiếp đến, là thi công, xây dựng đường giao thông người dân có sự đóng góp công lao động lớn với 52 ngày công, tính thành tiền 7,8 triệu đồng, việc xây dựng đường bê tông được người dân hưởng ứng nhiệt tình vì nó có tác động trực tiếp đến việc đi lại của nguời dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh hoạt, giao lưu, buôn bán, thuận tiện trong quá trình sản xuất của người dân, làm cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn đặc biệt là những ngày mưa, đường làng, ngõ xóm không còn lầy lội, trơn tuột như trước nữa. Cuối cùng, việc xây dựng cải tạo kênh
mương có sự đóng góp ngày công lao động thấp nhất với 45 ngày công, tính thành tiền 6,75 triệu đồng.