CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CHO
2.1. Tổng quát về Agribank Chi nhánh Kon Tum
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum
Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum được thành lập theo quyết định 131/NHNN-QĐ ngày 30/8/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; là đại diện pháp nhân của Agribank, có con dấu riêng, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của Agribank; trụ sở giao dịch tại 88 đường Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 214/QĐ- NHNN ngày 30/01/2011 về chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo đó Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum thay đổi đăng ký kinh doanh vào ngày 05/09/2012 nội dung thay đổi tên Chi nhánh từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum thành tên Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong suốt thời gian qua, nhưng với sự cố gắng nổ lực của Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên Chi nhánh, sự hỗ trợ từ ngân hàng cấp trên và sự phối hợp giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, Chi nhánh đã khẳng định được mình trong cơ chế thị trường đầy biến động, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà và thực thi
có hiệu quả các chính sách tiền tệ tín dụng của Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Uy tín của Chi nhánh từng bước được cũng cố và thực sự trở thành người bạn đồng hành của nông dân.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum
Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum theo phương pháp trực tuyến, thể hiện sự phân định quyền hạn theo chức năng của từng phòng, ban. Ban giám đốc gồm bốn thành viên, đứng đầu là Giám đốc, là người đại diện pháp luật điều hành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh
Bộ máy làm việc của Agribank Kon Tum gồm có 7 phòng chức năng và mạng lưới gồm 8 chi nhánh loại 2 và 2 phòng giao dịch trực thuộc.
a. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Agribank Kon Tum) b. Quyền hạn và nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ máy làm việc của Agribank Kon Tum gồm có các phòng chức năng và mạng lưới các chi nhánh trực thuộc như sau:
- Phòng Tín dụng: Thực hiện công tác thẩm định, cho vay, thu nợ;
nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất giải pháp cho từng loại khách hàng vay; thẩm định các khoản vay vượt quyền
phán quyết và chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng đối với các Agribank loại 3 và Phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn.
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Agribank; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn cũng như điều hòa vốn kinh doanh.
- Phòng Dịch vụ & Marketing: Thực hiện công tác quảng bá, xây dựng và khuếch trương thương hiệu Agribank. Xây dựng và thực thi kế hoạch chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh khiếu nại liên quan đến dịch vụ của Ngân hàng. Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Phát hành thẻ, quản lý và vận hành hệ thống máy ATM của Ngân hàng.
- Phòng Hành chính - Nhân sự: Xây dựng các quy định lề lối làm việc;
Đề xuất định mức tiền lương; Thực hiện công tác quy hoạch đào tạo cán bộ;
Công tác thi đua khen thưởng; Văn thư; Lễ tân và một số công tác hành chính khác liên quan đến cán bộ công nhân viên và tài sản của chi nhánh.
- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của NHNo Việt Nam; giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm an toàn trong hệ thống tiền tệ, tín dụng và hoạt động Ngân hàng; giải quyết đơn thư khiếu tố liên quan đến hoạt động NHNo trên địa bàn.
- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Nhiệm vụ hạch toán kế toán; hạch toán thống kê và thanh toán; thực hiện các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thanh toán, tiết kiệm cho khách hàng; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính; thực hiện các khoản nộp Ngân sách theo luật định; thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.
- Phòng Điện toán: Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh quản lý; bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học; chấp hành chế độ báo cáo thống kê; cung cấp số liệu thông tin báo cáo theo quy định của hệ thống Ngân hàng; xây dựng những chương trình phần mềm ứng dụng có hiệu quả đồng thời hướng dẫn, tập huấn tin học cho CBCNV chi nhánh theo định kỳ.
Mạng lưới các Chi nhánh Ngân hàng trực thuộc bao gồm:
+ Agribank - Chi nhánh huyện ĐăkGlei (Chi nhánh loại 3) + Agribank - Chi nhánh huyện Ngọc Hồi (Chi nhánh loại 3) + Agribank - Chi nhánh huyện ĐăkTô (Chi nhánh loại 3) + Agribank - Chi nhánh huyện Đăk Hà (Chi nhánh loại 3) + Agribank - Chi nhánh huyện Kon Rẫy (Chi nhánh loại 3) + Agribank - Chi nhánh Quyết thắng (Chi nhánh loại 3) + Agribank - Chi nhánh Quang Trung (Chi nhánh loại 3) + Agribank - Chi nhánh huyện Sa Thầy (Chi nhánh loại 3)
+ Agribank - Phòng giao dịch Lê Lợi + Agribank - Phòng giao dịch Thắng Lợi
Các Agribank Chi nhánh loại 3, phòng giao dịch thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam, đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền; hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Agribank; chấp hành báo cáo thống kê theo quy định.
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thương mại tồn tại, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Agribank Kon Tum luôn xác định huy động vốn là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo vững chắc và không ngừng tăng trưởng. Bởi vì muốn cho vay được phải có vốn, muốn có vốn phải huy động là chủ yếu. Như vậy huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay.
Trong những năm qua, Agribank Kon Tum rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm: Huy động để cho vay”, đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.
Điểm mạnh của Agribank Kon Tum là có trụ sở chính và mạng lưới phân phối ở những khu vực kinh tế phát triển tại trung tâm thành phố và các huyện trên địa bàn. Quan điểm của Agribank Kon Tum là tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp huy động và quản lí vốn có hiệu quả, chú trọng khai thác các nguồn tiền gửi có lãi suất thấp. Tăng cường công tác chăm sóc và tiếp thị để ngày càng thu hút được nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng.
Tình hình huy động vốn tại Agribank Kon Tum Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank Kon Tum
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ Tiêu Năm Tăng trưởng
(%) 2015 2016 2017 Năm
2016/
2015
Năm 2017/
2016 Số tiền Số tiền Số tiền
Tổng nguồn vốn huy động
3.723 4.129 4.619 10% 11%
+ Tiền gửi dân cư 3.182 3.568 4.030 12% 9%
+ Tiền gửi các tổ chức 543 561 589 3% 5%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank - Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2015-2017) Tổng vốn huy động của Chi nhánh các năm gần đây vẫn tăng trưởng ổn định với tốc độ cao. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện 31/12/2017 là 4.619 tỷ đồng, so với năm 2016 tăng 490 tỷ đồng, tốc độ tăng là 11%.
Hoạt động cho vay
Cho vay là một hoạt động không thể thiếu trong các hoạt động cơ bản của ngân hàng, vì thế mà Agribank Kon Tum luôn đẩy mạnh công tác cho vay để đảm bảo vốn luôn được lưu chuyển và sử dụng một cách hiệu quả nhất, đảm bảo tính an toàn trong sử dụng vốn, tăng khả năng sinh lời và tạo lợi ích kinh tế cho xã hội một cách tích cực nhất. Hoạt động cho vay của chi nhánh được thể hiện thông qua bảng số liệu sau.
Tình hình cho vay tại Agribank Kon Tum Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Agribank Kon Tum
Đơn vị tính: Ngàn đồng
STT Tên đơn vị 2015 2016 2017
Tỉ lệ tăng trưởng (%)
Năm 2016/
2015
Năm 2017/
2016 I Doanh nghiệp 3.081.290 3.618.218 4.354.497 17.43 20.34
Doanh nghiệp
nhà nước 286.190 225.541 50.244 -21.19 -77.72 Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 2.795.100 3.392.677 4.304.253 21.38 26.87 II
Hộ sản xuất và cá
nhân 3.288.271 4.389.612 5.729.439 33.49 30.52 Tổng Cộng 6.369.561 8.007.830 10.083.936 25.72 25.93
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank - Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2015-2017) Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng năm 2016 và 2017 có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể năm 2017 doanh số cho vay đạt 10.083 tỷ đồng, tăng 25.93% so với năm 2016. Điều đó là do hoạt động kinh doanh năm 2017 phát triển mạnh, nhu cầu tài chính tăng cao nên tình hình kinh doanh cũng phát triển hơn.
Về dư nợ cho vay doanh nghiệp của Agribank Kon Tum tăng đều qua các năm thể hiệnnăm 2016 so với 2015 là mức tăng 17.43%, năm 2017 so với 2016 là mức tăng 20.34%. Tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp duy trì ở mức cao và khá ổn định duy trì hàng năm trên 15%, đạt bình quân từ 500 tỷ đến 700 tỷ đồng.
Doanh nghiệp của chi nhánh hiện nay được phân theo doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó chiếm tỷ trọng lớn vẫn
là doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn: 286 khách hàng, trong đó: Doanh nghiệp tư nhân là 29, Công ty cổ phần là 72, Công ty TNHH là 177, Doanh nghiệp nhà nước là 8.Trái ngược với Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong số lượng khách hàng tại Chi nhánh. Qua đó thể hiện DNNQD ngày càng hoạt động có hiệu quả nên trong quan hệ vay vốn, ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều với đối tượng này hơnthể hiện sự thích nghi của ngân hàng đối với sự thay đổi của môi trường kinh tế. DNNQD năng lực về tài chính ngày càng tốt hơn, linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm ăn hiệu quả ... do vậy khả năng tiếp cần nguồn vốn ngân hàng ngày càng nhiều là hợp lý.
Mặc dù tăng trưởng dư nợ với khách hàng Doanh Nghiệp là ngày một tăng nhưng mức tăng trưởng vẫn còn thấp so với khách hàng cá nhân và hộ sản xuất vì vậy Chi nhánh cần có những chính sách Marketing phù hợp để thu hút khách hàng Doanh Nghiệp.
Thị phần dƣ nợ tại địa bàn tỉnh Kon Tum Bảng 2.3: Thị phần dƣ nợ tại địa bàn tỉnh Kon Tum
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngân hàng
31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017
So sanh dƣ nợ so với năm
trước
Dƣ nợ Tỷ trọng
(%) Dƣ nợ Tỷ trọng
(%) Dƣ nợ Tỷ trọng
Tuyệt đối
Tương đối Ngân hàng
Agribank 6.369 37% 8.007 38% 10.083 40% 2.076 25,9%
Cộng các TCTD khác trên địa
bàn 10.834 63% 13.331 62% 15.405 60% 2.073 15,6%
Tổng cộng 17.203 100% 21.339 100% 25.489 100% 4.149 19,4%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank - Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2015-2017)
Từ bảng số liệu trên ta thấy thị phần dư nợ của Agribank Kon Tum luôn chiếm tỷ lệ cao so với các Ngân hàng khác trên địa bàn và luôn tăng trưởng đều qua các năm. Khẳngđịnh vị thế của Agribank Kon Tum và sự tin tưởng của khách hàng trên địa bàn.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, lợi nhuận càng lớn thì kết quả và hiệu quả hoạt động càng cao và ngược lại.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống Agribank nói chung và Agribank Kon Tum nói riêng luôn phải cạnh tranh với rất nhiều ngân hàng thương mại khác thì hoạt động kinh doanh có hiệu quả càng có ý nghĩa quan trọng. Tối đa hóa lợi nhuận, giảm tối thiểu rủi ro và chi phí là luôn là mục tiêu mà Ngân hàng đề ra.
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội có những biến động bất ổn gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, bằng nổ lực phấn đấu, tinh thần làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức toàn hệ thống đã giúp cho hoạt động của Agribank Kon Tum đạt được hiệu quả ổn định.
Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Kon Tum
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Kon Tum ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm Tăng Trưởng
2015 2016 2017 Năm
2016/2015
Năm 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền
Tổng thu nhập 616 767 989 25% 29%
Tổng chi 496 632 819 27% 30%
Lợi nhuận 120 135 170 13% 26%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank - Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2015-2017)
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing trong cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum