Mục tiêu CVHN của NHCSXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động CVHN tại NHCSXH huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 21 - 37)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NHCSXH

1.2.1. Mục tiêu CVHN của NHCSXH

Mục tiêu lớn nhất của NHCSXH là thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác thoát nghèo bền vững, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

Thực tế cho thấy, hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác rất khó và hầu như không thể tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng thương mại vì không có tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh nhiều rủi ro. NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận chính là kênh cung cấp nguồn vốn chính để giúp các đối tƣợng này có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.

1.2.2. Công t c tổ chức CVHN của NHCSXH

Hiện nay, NHCSXH cho vay theo 2 phương thức: Cho vay ủy thác qua các tổ chức đoàn thể, các trung gian tài chính và cho vay trực tiếp.

Phương thức cho vay ủy thác: NHCSXH ký văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác với các tổ chức hội đoàn thể từ trung ƣơng đến địa phương, trong đó các tổ chức hội đoạn thể được ủy thác một số công việc của quá trình cho vay nhƣ: Tuyên truyền vận động thành lập tổ TK&VV; chủ trì cuộc họp bình xét vay vốn; kiểm tra giám sát tổ và hộ vay; phối hợp đôn đốc thu hồi nợ, đánh giá hoạt động cảu tổ. NHCSXH trả

phí theo hợp đồng đã thỏa thuận. Phương thức cho vay trực tiếp là việc NHCSXH trực tiếp cho vay đến cá nhân, không ủy thác bất kỳ một công đoạn nào cho các tổ chức khác.

Hộ vay là hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tham gia tổ TK&VV đƣợc thành lập theo đơn vị hành chính của xã, đƣợc UBND cấp xã chấp thuận bằng văn bản. Tổ TK&VV thành lập trên cơ sở tự nguyện, có quy ƣớc hoạt động rõ ràng theo quy định của NHCSXH, các thành viên trong tổ TK&VV giúp đỡ nhau cách làm ăn, đôn đốc cùng nhau trả nợ vốn vay của NHCXH theo quy đinh.

Hộ vay đủ điều kiện vay vốn phải đƣợc tổ TK&VV bình xét cho vay, đƣợc UBND cấp xã xác nhận đúng đối tƣợng trên hồ sơ sẽ đƣợc NHCSXH xem xét giải ngân theo thời gian quy định của NHCSXH.

Với quy trình và thủ tục cho vay đơn giản, không tốn bất kỳ chi phí nào góp phần giúp hộ vay tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, nhanh chóng, đó là ưu điểm mà không các ngân hàng thương mại không có được.

1.2.3. C c đối tƣợng đƣợc vay vốn tại NHCSXH a. Hộ nghèo, hộ cận nghèo

Việc xác định Hộ nghèo, hộ Cận nghèo đƣợc căn cứ vào tiêu chí Hộ nghèo, hộ Cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.

b. Hộ mới thoát nghèo

Hộ mới thoát nghèo là các không còn nghèo, đƣợc UBND cấp xã loại ra khỏi danh sách trong vòng 03 năm gần nhất, đƣợc vay vốn hộ mới thoat nghèo theo quy định.

c. Hộ thuộc đối tượng chính sách khác

Bao gồm hộ gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng đƣợc xác nhận của các cấp thẩm quyền.

Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn;

Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;

Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn;

Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.

Hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn.

Căn cứ vào danh sách các đối tượng thụ hưởng chính sách, tùy theo từng chương trình tín dụng của NHCSXH và nguồn vốn phân bổ sẽ được tổ TK&VV họp bình xét cho vay dưới sự chủ trì của hội đoàn thể cấp xã và sự chứng kiến của trưởng thôn. Việc cho vay phải đảm bảo đúng đối tượng, các hộ vay phải có tên trong danh sách đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo từng năm, từng giai đoạn và thời gian có hiệu lực cho vay của chương trình đó.

1.2.4. Một số kh i niệm và thuật ngữ về hoạt động cho vay a. Cho vay

Là một hình thức cấp tín dụng theo đó NHCSXH giao cho người vay sử dụng một khoản tiền đƣợc ký kết theo hợp đồng để sử dụng vào đầu tƣ sản xuất với một khoảng thời gian cụ thể, việc trả nợ tùy vào mục đích sử dụng vốn vay và quy định thời hạn cho vay của NHCSXXH.

b. Thời hạn cho vay, thời gian ân hạn - Thời hạn cho vay:

Được tín từ lúc người vay nhận món vay đầu tiên đến khi trả nợ hết cả tiền gốc và tiền lãi. Việc xác định thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ

sản xuất kinh doanh, mục đích sử dụng vốn vay để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay trả nợ đúng theo quy định. Thời hạn cho vay gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Thời gian ân hạn:

Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến ngày trả nợ gốc và/hoặc lãi lần đầu. Trong thời gian ân hạn, khách hàng có thể không phải trả gốc hoặc không phải trả lãi tùy theo chương trình tín dụng.

c. Kỳ hạn trả nợ

Là khoảng thời gian đƣợc quy định trong hợp đồng đƣợc NHCSXH và hộ vay thỏa thuận với một khoảng thời gian nhất định thì hộ vay phải trả một phần hoặc trả hết nợ vay. Kỳ hạn trả nợ bao gồm trả nợ theo phân kỳ và trả nợ gốc 01 lần khi đến hạn.

d. Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và cho vay lưu vụ

Gia hạn nợ: Khi đến hạn trả nợ theo quy định, hộ vay gặp khó khăn về tài chính, chƣa có khả năng trả nợ, đề nghị NHCSXH kéo dài thời gian trả nợ, nếu đƣợc chấp thuận thì việc gia hạn nợ sẽ đƣợc thực hiện.

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Là việc NHCSXH đồng ý thay đổi kỳ hạn trả nợ theo quy định trong hợp đồng đã ký giữa NHCSXH và người vay, thường là trả nợ theo phân kỳ, kỳ hạn trả nợ thay đổi nhưng thời hạn cho vay không thay đổi.

Cho vay lưu vụ:

Bản chất là thực hiện một món vay mới nhƣng không phải trả gốc, khi người vay chấp hành tốt việc nộp lãi và tiết kiệm, phương án sản xuất kinh doanh đang hiệu quả và muốn tiếp tục sử dụng vốn vào mục đích ban

đầu, người viết giấy đề nghị cho vay lưu vụ và thời gian tối đa bằng thời gian cho vay trước đó.

đ. Loại cho vay: Hiện nay NHCSXH áp dụng 03 loại cho vay sau:

+ Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay ngắn hạn là những khoản vay đến 12 tháng.

+ Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay trung hạn đƣợc tính từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

+ Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.

e. Lãi suất cho vay

Là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi phải trả trên số tiền vốn hay gọi là giá của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian.

Thủ tướng Chính phủ quyết định lãi suất cho vay của NHCSXH tùy theo từng chương trình, từng thời kỳ, lãi suất cho vay của NHCSXH thường thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại, có những chương trình hộ vay không phải tra lãi suất hoặc trả rất thấp.

1.2.5. C c bước triển khai CVHN của NHCSXH a. Xây dựng kế hoạch:

- Căn cứ để xây dựng kế hoạch: Nguồn vốn của Nhà nước huy động và cấp bù cho NHCSXH, nhu cầu vốn đƣợc tổng hợp từ các chi nhánh trên cả nước, các chủ trương trương chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo của Chính Phủ; báo cáo việc thực hiện kế hoạch tín dụng năm trước và ước thực hiện năm liền kề.

- Quy trình và thời gian xây dựng kế hoạch: Kế hoạch tín dụng hàng năm của NHCSXH phải đƣợc xây dựng từ NHCSXH cấp huyện trở lên trên cơ sở tổng hợp nhu cầu tín dụng chính sách của cấp xã. Cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn tham mưu cho UBND cấp xã xác định nhu cầu vay vốn đến từng thôn làng; trên cơ sở đó NHCSXH huyện phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng kế hoạch tín dụng của huyện, trình Trưởng ban đại diện NHCSXH cấp huyện phê duyệt gửi cho NHCSXH cấp tỉnh trước ngày 10/07 hàng năm. NHCXH cấp tỉnh tổng hợp và phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng kế hoạch của chi nhánh, trình Trưởng ban đại diện NHCSXH cấp tỉnh phê duyệt gửi cho NHCSXH cấp trung ương trước ngày 25/07 hàng năm. Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cấp tỉnh và nguồn vốn, NHCSXH cấp trung ƣơng xây dựng kế hoạch tín dụng toàn hệ thống, bảo vệ kế hoạch tín dụng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ tài chính và các cơ quan liên quan. Hoàn thiện kế hoạch tín dụng, báo cáo HĐQT NHCSXH phê duyệt để trình Thủ tướng Chính phủ.

b. Phân bổ nguồn vốn:

Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn trung ƣơng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng giám đốc NHCSXH thông báo giao chỉ tiêu kế hoạch tính dụng cho NHCSXH cấp tỉnh; giám đốc NHCSXH cấp tỉnh báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến NHCSXH cấp huyện; giám đốc NHCSXH cấp huyện báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp huyện giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho cấp xã trên địa bàn;

cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn tham mưu cho UBND cấp xã giao vốn cho

từng thôn làng để bình xét cho vay, làm thủ tục và tiến hành giải ngân theo quy định.

c. Qui trình cho vay:

UBND xã cung cấp danh sách hộ nghèo hàng năm cho NHCSXH để làm căn cứ cho vay, hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương, được UBND xã xác nhận, phải có người đại diện đứng tên để giao dịch với NHCSXH, các thành viên trong hộ gia đình cùng chịu trách nhiệm về khoản vay vốn.

Hộ vay tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn, viết giấy đề nghị xin vay và đƣợc tổ TK&VV bình xét cho vay, lập danh sách gửi UBND cấp xã xác nhận các hộ xin vay đúng đối tƣợng và đang cƣ trú hợp tại xã;

tổ có trách nhiệm gửi hồ sơ tới bên cho vay để xem xét giải quyết.

Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, NHCSXH cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo đúng quy trình, tiến hành thông báo cho UBND cấp xã danh sách đƣợc phê duyệt giải ngân, thời gian và địa điểm giải ngân, bước này không quá 05 ngày làm việc.

d. Kiểm tra vốn vay:

- Kiểm tra trước khi cho vay: Kiểm tra đối tượng được vay vốn có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương, có tên trong danh sách hộ nghèo, mục đích sử dụng vốn vay và tính khả thi của dự án; tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, quá trình tổ chức họp bình xét và lập danh sách hộ vay tại tổ TK&VV.

- Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra hộ khẩu, chứng minh nhân dân và các giấy tờ liên quan, đảm bảo đúng tên trong danh sách đƣợc phê duyệt.

- Kiểm tra sau khi cho vay: Trong thời hạn 30 ngày kể từ lúc giải ngân, hội đoàn thể cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn của hộ vay và báo cáo NHCXH theo quy định. NHCSXH kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết.

Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH, tổ chức hội đoàn thể các cấp kiểm tra theo quy định, ngoài ra còn có các đoàn kiểm tra liên ngành, đoàn kiểm tra kiểm toán của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước...

1.2.6. Hoạt động cho vay đối với c c Hộ nghèo của NHCSXH a. Khái niệm và đặc điểm của Hộ nghèo

* Khái niệm về nghèo đói

Nghèo đói ở mỗi quốc gia khác nhau về mức độ, số lƣợng và thay đối theo thời gian, vì vậy không có định nghĩa duy nhất về nghèo đói. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, khái niệm về nghèo đói càng đƣợc hiểu rộng hơn, sâu hơn và có thể đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể định nghĩa khái quát về nghèo đói nhƣ sau: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ nghèo có mức sống dưới mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.

* Các chuẩn mực đánh giá nghèo đói

Ở Việt Nam, mức chuẩn nghèo quy định theo từng thời kỳ, đến nay theo quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 nhƣ sau:

- Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống là Hộ nghèo.

- Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 900.000 đồng/người/tháng trở xuống là Hộ nghèo.

* Đặc điểm của hộ nghèo

- Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp.

- Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh.

- Phong tục tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hoá của người nghèo cũng tác động đến nhu cầu tín dụng.

- Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ.

* Nguyên nhân nghèo đói:

Nghèo đói có nhiều nguyên nhân, đối với Việt Nam, nghèo đói đƣợc phân thành 3 nhóm nguyên nhân chính:

- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên:

+ Khí hậu khắc nghiệt

+ Hạn hán, thiên tai, dịch bệnh.

+ Địa hỡnh chủ yếu là đồi nỳi chiếm ắ diện tớch, đất đai bạc màu, giao thông khó khăn.

- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo:

+ Đông con.

+ Chây lười lao động.

+ Mắc các tệ nạn xã hội: Cờ bạc, rƣợu chè.

+ Thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu đất sản xuất.

+ Trình độ canh tác lạc hậu, thiếu kiến thức làm ăn.

+ Rủi ro ốm đau.

- Nhóm nguyên nhân do cơ chế chính sách:

+ Đầu tƣ cơ sở hạ tầng không đồng bộ, không đồng đều.

+ Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn không đƣợc quan tâm đúng mức.

+ Thiếu vốn đầu tƣ cho hộ nghèo.

+ Thiếu nguồn lực để đầu tƣ phát triển giáo dục đào tạo, y tế.

+ Thủ tục gải quyết đất đai, định canh định cƣ còn phức tạp.

b. Cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH

Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho người nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi.

Mục tiêu: Tín dụng đối với người nghèo nhằm giúp những người nghèo đói tăng quy mô sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lƣợng dịch vụ.

Nguồn vốn CVHN: Hàng năm Chính phủ trích một phần ngân sách Nhà nước cho NHCSXH để thực hiện cho vay, ngoài ra NHCSXH còn huy động nguồn vốn tại địa phương để cho vay.

Phương thức CVHN: Thực hiện phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn.

Tín dụng đối với người nghèo có vai trò sau:

- Cung cấp vốn tín dụng, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có hộ nghèo sinh sống.

- Tín dụng ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi.

- Giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường.

- Cung ứng vốn cho người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường.

- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới.

c. Đặc điểm của CVHN của NHCSXH

Cho vay đối với người nghèo hoạt động theo những quy định riêng:

- Các quy trình vay vốn và thủ tục vay vốn, về đảm bảo tiền vay, quy định về thời hạn vay vốn, mức đầu tƣ tối đa, quy định về trích lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định của ngân hàng thương mại.

- Vốn vay đƣợc ƣu đãi về thủ tục, về các điều kiện vay vốn, về lãi suất cho vay, thời hạn cho vay...

1.2.7. Tiêu chí đ nh gi kết quả hoạt động CVHN tại NHCSXH Việc đánh giá kết quả CVHN của ngân hàng chính sách có thể đƣợc phản ánh qua 2 tiêu chí sau:

Các tiêu chí phản ảnh kết quả về mặt kinh tế:

(1). Quy mô CVHN: đƣợc thể hiện ở một số chỉ tiêu nhƣ sau:

- Tỉ trọng dƣ nợ CVHN trong hoạt động cho vay của NHCS:

TT(dn) = [DN(1)/DN] * 100%

Trong đó: TT(dn) là tỷ trọng dƣ nợ CVHN/Tổng dƣ nợ của ngân hàng

DN(1): Dƣ nợ CVHN

DN: Tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết dƣ nợ CVHN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dƣ nợ tín dụng của ngân hàng. So sánh chỉ tiêu này của các thời kỳ khác nhau sẽ cho ta thấy sự thay đổi kết cấu dƣ nợ CVHN. Nếu chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động CVHN tại NHCSXH huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 21 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)