Tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong công tác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động CVHN tại NHCSXH huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 63 - 69)

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CVHN TẠI NHCSXH HUYỆN IA GRAI (GIAI ĐOẠN 2016 -2018)

2.3.2. Tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong công tác

a.Tồn tại

- Một số hộ vay còn ỷ lại cơ chế Chính sách của Nhà nước, không chăm chỉ làm ăn, có tâm lý sợ nợ, không dám vay vốn để đầu tƣ dẫn đến tình trạng đã nghèo còn nghèo thêm.

- Hộ nghèo trên địa bàn huyện đa số là những người làm nông, đầu tƣ chủ yếu vào nông nghiệp nhƣng do tình hình giá cả nông sản biến động thường xuyên, tình cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa” thường xuyên xãy ra, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của bà con nông dân, việc hoàn thành nghĩa vụ đối với vốn vay NHCSXH cũng gặp nhiều khó khăn.

- Công tác bình xét cho vay chƣa nghiêm túc dẫn đến một số hộ vay làm ăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ, phát sinh những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, chây lì trả nợ, để nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu CVHN cao hơn các chương trình tín dụng khác.

- Trả nợ theo phân kỳ chƣa đƣợc quan tâm, dẫn đến hộ vay gặp khó khăn khi đến hạn, trả nợ 1 lần cuối kỳ với số tiền lớn, có trường hợp không thể trả nợ.

- Chất lƣợng hoạt động của tổ TK&VV không đồng đều, một số tổ hoạt động không hiệu quả nhƣng chƣa đƣợc cũng cố, kiện toàn kịp thời.

- Chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức và chưa đánh giá đúng tầm quan trọng về vai trò của CVHN trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương, chưa thường xuyên tổ chức tuyền truyền, lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm giúp bà con đầu tư có hiệu quả.

Đặc biệt công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo hàng năm không kịp thời, mang nặng tính hình thức, một số địa phương luân phiên cho bà con đứng tên hộ nghèo để đƣợc vay vốn NHCSXH nên vốn vay không đến đúng đối tượng thụ hưởng.

- Các đơn vị hận ủy thác chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác, kiểm tra vốn vay mang tính hình thức, đưa cho tổ trưởng lấy chữ ký của hộ vay và nộp cho ngân hàng. Một số hội không nắm đƣợc số liệu ủy thác do hội mình quản ly. Không trực tiếp tham gia bình xét cho vay, họp tổ TK&VV theo quy định. Không nắm bắt đƣợc tình hình của hộ vay, một số hộ vay bỏ đi khỏi địa phương nhưng hội đoàn thể không biết và không báo cáo kịp thời cho NHCSXH để có biện pháp xữ lý.

- Việc cho vay còn cào bằng theo địa bàn xã hoặc thôn làng, không đánh giá đúng nhu cầu thực tế về đối tƣợng đầu tƣ của hộ vay. Có sự chênh lệch rất lớn giữa số hộ nghèo và dƣ nợ CVHN giữa các xã trên địa bàn.

- Công tác phối hợp giữa NHCSXH, UBND cấp xã và các đơn vị nhận ủy thác chƣa tốt, dẫn đến tình trạng hộ vay bán tài sản, bỏ đi khỏi địa phương, chuyển hộ khẩu ngày càng tăng, vốn vay không có khả năng thu hồi.

- Dƣ nợ ngày càng tăng, trong khi số lƣợng cán bộ không thay đổi, nên việc quản lý nguồn vốn gặp nhiều khó khăn.

b. Nguyên nhân

- Trình độ dân trí không đồng đều, còn thấp, không biết làm ăn.

- Giá cả các mặt hàng nông nghiệp luôn biến động làm ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của người vay.

- Một số tổ trưởng tổ TK&VV hoạt động không hiệu quả, chưa được củng cố, kiện toàn kịp thời.

- Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác CVHN và chƣa đánh giá đúng vai trò của NHCSXH đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

- Các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác chƣa thực hiện tốt trách nhiệm trong công tác quản lý nguồn vốn, không tổ chức bình xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay mang tính hình thức, dẫn đến nợ xấu tăng, gây thất thoát nguồn vốn.

- Việc phối hợp giữa NHCSXH với chính quyền địa phương, các hội đoàn thể nhận ủy thác chƣa tốt, công tác rà soát hộ nghèo không kịp thời, tình trạng hộ vay bỏ đi khỏi địa phương ngày càng tăng, chưa tích cực lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn bà con đầu tƣ vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.

c. Bài học kinh nghiệm

Những kết quả NHCSXH đạt đƣợc là rất đáng khích lệ, có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội. Một số bài học chủ yếu có thể rút ra qua thực tiễn hoạt động đó là:

Một là: Tranh thủ sự chỉ đạo của Cấp ủy, Chính quyền địa phương các cấp, của Ban đại diện HĐQT NHCSXH, sự phối hợp của các ngành, các tổ chức đoàn thể trong triển khai hoạt động của NHCSXH, chủ động đề xuất kịp thời cho Ban đại diện HĐQT NHCSXH để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động NHCSXH trên địa bàn.

Hai là: Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH, các cơ quan quản lý nhà nước, ban ngành đoàn thể, chính quyền cơ sở, các Tổ chức chính trị - xã hội và Tổ TK&VV tạo thành mô hình quản lý kênh tín dụng chính sách có hiệu quả và bền vững, lồng ghép các chương trình tín dụng chính sách với các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, chương trình xây dựng nông thôn mới, khuyến nông, khuyến lâm, giải quyết việc làm…

Ba là: Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát của các cấp, các ngành, công tác tự kiểm tra, qua kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng phải chú trọng nâng cao chất lƣợng tín dụng, tập trung xử lý nợ tồn đọng, ngăn chặn tình trạng thất thoát vốn, đảm bảo hoạt động NHCSXH phát triển an toàn, hiệu quả.

Bốn là: Phải thường xuyên quan tâm đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm huyết, trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. Xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong tập thể CBCNVC, kết hợp chặt chẽ với Công đoàn, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, phát động phong trào thi đua thiết thực, toàn diện trong quần chúng, động viên CBCNV nỗ lực phấn đấu vươn lên tạo khí thế sôi nổi thực hiện nhiệm vụ kế hoạch nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng CVHN tại NHCSXH huyện Ia Grai trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018, trong đó các nội dung đƣợc đề cập đến gồm:

+ Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai, định hướng phát triển cơ cấu ngành nghề, cây trồng, vật nuôi để phù hợp với điều kiện của địa phương.

+ Diến biến CVHN qua các năm, nguồn vốn cho vay, dƣ nợ bình quân, tỷ lệ nợ xấu; phân tích và so sánh số liệu về tình hình CVHN giữa các xã/thị trấn trên địa bàn huyện nhằm đánh giá những tồn tại, hạn chế để có giải pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng.

+ Luận văn đã đƣa ra những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân về công tác CVHN trên địa bàn huyện, làm cơ sở để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động CVHN trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động CVHN tại NHCSXH huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)