CHƯƠNG 3. CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN IA GRAI, GIA LAI
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHCSXH VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC CVHN TẠI
3.4.2. Đối với chính quyền địa phương các cấp
- Triển khai tốt Chỉ thị số 40–CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hàng năm trích ngân sách địa phương chuyển qua cho NHCSXH để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Ngoài ra, cần có giải pháp để UBND xã/phường trích nguồn ngân sách của địa phương chuyển qua cho NHCSXH nhằm thể hiện vai trò của địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo, tăng tin thần trách nhiệm trong việc quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước.
- UBND các xã, phường cần quan tâm hơn nữa hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn nhƣ: Tạo điều kiện để NHCSXH đặt các bảng hiệu tuyên truyền, hòm thư góp ý ở những vị trí dễ quan sát nhất về các chương trình tín dụng cho người dân trên địa bàn; ưu tiên bố trí hội trường vào những ngày có lịch giao dịch xã; cử lực lƣợng công an xã, dân quân xã bảo vệ phiên giao dịch diễn ra an toàn.
- Đề nghị UBND cấp huyện, cấp xã quan tâm chỉ đạo các ban ngành khi thực hiện các chương trình dự án có liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân cần phối hợp với NHCSXH tại địa phương để lồng ghép giữa khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, hỗ trợ kỹ thuật với đầu tƣ vốn để nâng cao hiệu quả chương trình.
- Chỉ đạo cán bộ xóa đói giảm nghèo, trưởng thôn trong công tác bình xét hộ nghèo phải nghiêm túc, đúng đối tƣợng, tránh tình trạng lợi dụng chính sách, vay vốn nhưng không sử dụng mà cho vay lại để hưởng
chênh lệch lãi suất, hoặc vay giúp cho người người thân, bạn bè. Cung cấp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo kịp thời, chính xác để NHCSXH làm căn cứ cho vay đúng đối tƣợng.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, chỉ đạo các hội đoàn thể các cấp thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm trong nhiệm vụ ủy thác với ngân hàng, báo cáo kịp thời tình hình thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn cho lãnh đạo Đảng ủy, UBND.
KẾT LUẬN
NHCSXH ra đời trong bối cảnh Đất nước còn nhiều khó khăn, mức sống của người dân còn thấp, trải qua 16 năm hình thành và phát triển, tín dụng chính sách trở thành “điểm sáng” trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
Ia Grai là một huyện được thành lập hơn 20 năm với tuổi đời tương đối non trẻ, đƣợc tách từ huyện Chƣ Păh, tỉnh Gia Lai, hộ đồng bào DTTS chiếm 43,2% tỷ lệ dân số của toàn huyện, dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhƣng với sự đoàn kết, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cùng sự chung sức chung lòng của các cấp, các các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện đã góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện tiếp tục phát triển ổn định.
NHCSXH huyện Ia Grai đã bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, tập trung nguồn vốn, mở rộng cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác từ việc gieo những vạt cà phê, trồng tiêu đến những chương trình tín dụng hỗ trợ người dân vùng khó khăn phát triển SXKD, xây dựng các công trình cung cấp nước sạch và xây nhà vệ sinh bảo đảm môi trường, thay thế nhà tranh tre nứa lá, để người dân vừa tạo sinh kế vừa đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Trong quá trình thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, NHCSXH huyện Ia Grai đã có những thành tựu nổi bất, góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế
chƣa đƣợc khắc phục. Vì vậy, đề tài đƣợc nghiên cứu và đƣa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo trên địa bàn, đồng thời có một số kiến nghị đối với NHCSXH và các cấp chính quyền địa phương. Đề tài đã đƣa ra một số nội dung cơ bản nhƣ sau:
1/ Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH: Giới thiệu về NHCSXH và các hoạt động CVHN của NHCSXH, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến CVHN.
2/ Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Ia Grai: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Ia Grai, tình hình cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác của NHCSXH huyện Ia Grai, những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại.
3/ Các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Ia Grai, tỉnh Gia Lai: Mục tiêu của huyện Ia Grai và NHCSXH huyện giai đoạn 2016 – 2018, đƣa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVHN tại NHCSXH huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, xin cảm ơn thầy Nguyễn Thành Đạt đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Đề tài nghiên cứu chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót.
Kính mong thầy cô nhận xét và chỉnh sữa để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn, mang tính thực tiễn cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Minh Anh (2018), “Tín dụng Chính sách xã hội: Kết quả triển khai và giải pháp”. Tạp chí tài chính, 08-2018.
[2]. Trần Quang Điệp (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh tỉnh Đắk Nông”.
Luận văn Thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.
[3]. Phạm Huệ (2019), “NHCSXH: Điểm tựa cho nhiều hộ thoát nghèo”. Tạp chí ngân hàng, 03-2019.
[4]. Nguyễn Thành Tài (2019), “Hoàn thiện hoạt động CVHN tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Nam Giang, chi nhánh Quảng Nam”. Luận văn Thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.
[5]. Lê Văn Thanh (2014), “Phân tích tình hình CVHN tại NHCSXH huyện Ea Súp”. Luận văn Thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.
[6]. Trần Huỳnh Thảo (2018), “Hoàn thiện hoạt động CVHN tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”. Luận văn Thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.
[7]. Đặng Công Thức (2018), “Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”. Tạp chí ngân hàng, 02-2018.
[8]. Trần Văn Thường (2015), “Hoàn thiện hoạt động CVHN tại NHCSXH tỉnh Đăk Nông”. Luận văn Thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.
[9]. Ban chấp hành Trung ƣơng (2014), Chỉ thị 40 CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
[10]. Ngân hàng Chính sách Xã hội (2003), Hướng dẫn 316/NHCS-KH 02 tháng 05 năm 2003 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo.
[11]. Ngân hàng Chính sách Xã hội (2007), Hướng dẫn 676/NHCS-TD ngày 22 tháng 04 năm 2007 về sửa đổi một số điểm trong văn bản 316/NHCSXH-KH về cho vay đối với hộ nghèo.
[12]. Ngân hàng Chính sách Xã hội (2011), Hướng dẫn 720/NHCS-TDNN- HSSV ngày 29 tháng 03 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ CVHN và các đối tƣợng chính sách khác.
[13]. Ngân hàng Chính sách Xã hội (2011), Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 27 tháng 01 năm 2011 về ban hành quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH.
[14]. Ngân hàng Chính sách Xã hội (2013), Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 05 tháng 03 năm 2013 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.
[15]. Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12, Luật các Tổ chức Tín dụng.
[16]. Quốc hội (2015), Luật số 91/2015/QH13, Bộ luật dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
[17]. Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 quy định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
[18]. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội.
[19]. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 16/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2003 về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH.