CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.3. CÁC NHÂN TỐ CHUNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO
1.3.1. C c nhân tố bên trong NHCSXH - Chiến lƣợc hoạt động:
Đóng vai trò quan trọng đến việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH. Tập trung vào vấn đề tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đề ra mục tiêu tăng trưởng hàng năm và theo từng giai đoạn; phát triển nguồn vốn hoạt động bằng nhiều hình thức để tăng trưởng dư nợ, đáp ứng nhu cầu nguồn vốn của khách hàng.
- Chính sách tín dụng:
NHCSXH hoạt động hướng đến lợi ích của người nghèo trong khuôn khổ bảo đảm sự bền vững về nguồn vốn, vì vậy cần đơn giản hóa các thủ tục và quy trình nghiệp vụ để khách hàng dễ dàng tiếp cận, đảm bảo sự công bằng trong bình xét cho vay; điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất huy động phù hợp với từng thời kỳ; xác định thời gian cho vay, đảm bảo vốn vay có hiệu quả, khách hàng có tư liệu sản xuất tương đương, có khả năng trả nợ khi đến hạn.
- Nguồn lực của NHCSXH:
+ Cơ sở vật chất: Là nhân tố rất quan trọng giúp NHCSXH mở rộng mạng lưới, các loại hình dịch vụ, các kênh thông tin tuyên truyền nhằm quảng bá hình ảnh của NHCSXH đến với người dân. NHCSXH cấp huyện đã có trụ sở khang trang hơn, có phương tiện di chuyển đến từng xã trong huyện, đƣợc UBND cấp xã bố trí địa điểm làm việc an toàn, phù hợp.
+ Trình độ công nghệ thông tin: Hiện nay, việc giao dịch với khách hàng chủ yếu tập trung ở trụ sở UBND cấp xã, vì vậy, việc trang bị các
thiết bị có trình độ tiên tiến giúp NHCSXH phục vụ kịp thời, nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng chờ đợi, lãng phí thời gian của khách hàng. Giúp cho cán bộ NHCSXH thao tác nhanh chóng, xữ lý các công việc trong nội bộ tốt hơn. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ tốt kết hợp với thông tin kịp thời, chính xác sẽ giúp các nhà quản lý theo dõi và phân tích các số liệu, đánh giá hiệu quả của chính sách tín dụng và đƣa ra các giải pháp, chiến lƣợc phù hợp, giảm thiểu đƣợc rủi ro trong công tác quản lý vốn tín dụng.
- Chất lƣợng nguồn nhân lực:
+ Cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng: Là những người phải có đầy đủ trình độ năng lực, đƣợc đào tạo bài bản, có sức khỏe tốt, có tin thần tận tụy phục vụ nhân dân, có đạo đức tốt, thấu hiểu những khó khăn, phải gần gũi và biết lắng nghe nguyện vọng của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phải hiểu đƣợc vai trò, tầm quan trọng của NHCSXH trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đất nước. Đây là nhân tố quyết định thành công của NHCSXH.
+ Đối với cán bộ lãnh đạo: Phải có tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển đúng đắn, bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn đƣợc đào tạo.
Nâng cao vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát vốn vay tại cơ sở để phát hiện những sai sót và can thiệp kịp thời tới các mãng hoạt động.
1.3.2. C c nhân tố bên ngoài
Bao gồm các nhân tố: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách nhà nước, bản thân hộ nghèo.
- Điều kiện tự nhiên:
Khách hàng của NHCSXH là Hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác thường đầu tư sản xuất kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn và miền núi với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, địa hình chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn nên rủi ro cao, tác động khả năng thu hồi vốn của Nhà nước.
- Điều kiện kinh tế:
Nếu Đất nước giàu mạnh, trình độ phát triển cao, có nguồn tích lũy sẽ thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo nhanh hơn, việc huy động vốn để thực hiện chính sách xã hội sẽ dễ dàng hơn để bổ sung vào nguồn vốn CVHN; Chính phủ cũng có nguồn thu dồi dào từ thuế và các khoản thu khác để cấp bù lãi suất, tăng trưởng nguồn vốn cho NHCSXH. Khi kinh tế phát triển, trình độ công nghệ cao sẽ giúp hộ nghèo đƣợc tiếp cận và tăng năng suất lao động, hiểu quả làm việc.
- Điều kiện xã hội:
Với một xã hội phát triển, các cá nhân và doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn trong việc thể hiện trách nhiệm với xã hội; trình độ dân trí cao thì việc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh sẽ có hiệu quả và ít rủi ro hơn; tính cộng đồng cao cũng sẽ giúp các hộ nghèo cùng nhau phát triễn, hỗ trợ lẫn nhau trong đầu tƣ phát triển sản xuất và cùng nhƣng chia sẽ khó khăn.
- Chính sách của Nhà nước:
Nhà nước có những chính sách đúng đắn, kịp thời hỗ trợ người nghèo trong sản xuất và việc tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn vốn đúng lúc, đúng đối tƣợng sẽ giúp hộ nghèo tiếp cận đƣợc nguồn vốn, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội.
- Bản thân hộ nghèo:
Hộ nghèo thường là những người có trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, không định hướng được mục đích vay vốn để làm gì, chi phí sản xuất cao, dẫn đến nguồn vốn sử dụng ít hiệu quả và khả năng trả nợ thấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn đã khái quát về khái niệm, quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH, từ đó nêu bật những thành tựu đạt đƣợc đối với cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của NHCSXH trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đất nước. Qua 16 năm hoạt động cho vay tín dụng chính sách, cùng với các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của các ban ngành, các hội đoàn thể, NHCSXH đã góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt của xã hội từ nông thôn đến thành thị, từ vùng núi đến miền đồng bằng. Các chương trình cho vay của NHCSXH giúp hơn 5 triệu hộ vượt qua đƣợc ngƣỡng nghèo; trên 34 triệu lƣợt hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đƣợc tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi; hơn 3,6 triệu lao động đƣợc tạo việc làm. Số học sinh sinh viên đủ điều kiện và đƣợc vay vốn là 3,6 triệu và hơn 118.000 hộ được vay vốn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài...
Trong chương này, tác giả cũng đi sâu tìm hiểu hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH, trong đó mục tiêu của CVHN là nhằm thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác thoát nghèo bền vững, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và gắn liền với xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ CVHN, cần có công tác tổ chức triển khai cho vay hiệu quả, thủ tục quy trình vay vốn đơn giản, tạo điều kiện cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. Đối tƣợng mà NHCSXH nhắm đến là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
Nhằm đánh giá kết quả CVHN, luận văn đã nêu lên các tiêu chí về mặt kinh tế - xã hội, từ những căn cứ đó, tác giả vận dụng và phân tích tính hiệu quả nguồn vốn cho vay của NHCSXH trong chương tới, đặc biệt quan tâm đến tỷ trọng CVHN, mức dƣ nợ bình quân, chất lƣợng tín dụng...
Kết quả của việc thực hiện CVHN có hiệu quả hay không thì vấn đề cần thiết là phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay, bao gồm những những nhân tố bên trong NHCSXH và nhân tố bên ngoài, từ đó có những giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH.
CHƯƠNG 2