Nâng cao mức vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động CVHN tại NHCSXH huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 74 - 83)

CHƯƠNG 3. CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN IA GRAI, GIA LAI

3.3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN IA GRAI, GIA LAI

3.3.2. Nâng cao mức vay

Phát triển nông nghiệp nông thôn luôn là một trong những trọng tâm ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trong suốt những năm qua, đây cũng là lĩnh vực đƣợc ngành ngân hàng quan tâm và có nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển. vì vậy, NHCSXH cần cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho lĩnh vực này; tiết giảm thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp đặc thù sản xuất nông nghiệp và trình độ của người dân khu vực nông thôn nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn vay của người dân. Với nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật đƣợc áp dụng nhiều hơn trong quá trình sản xuất, chi phí đầu tƣ ngày càng lớn, giá cả đầu vào tăng cao nên việc nâng cao mức vay đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác là rất cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay, nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn vốn cho người dân đầu tƣ sản xuất kinh doanh.

3.3.3. Xây dựng hệ thống kiểm tra, gi m s t có hiệu quả

Cần xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ gắn với trách nhiệm cụ thể. Phải coi đây là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Việc kiểm tra hiện nay còn mang tính hình thức, chƣa phát hiện nhiều sai sót, chƣa quyết liệt trong xữ lý sai phạm; cán bộ đƣợc phân công làm công tác kiểm tra, giám sát phần lớn thời gian cho công việc chuyên môn, chƣa có nhiều thời gian đầu tƣ, nghiên cứu tài liệu liên quan đến công

tác kiểm tra, giám sát, chƣa đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng về nghiệp vụ nên công tác kiểm tra giám sát chƣa hiệu quả.

Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cần đƣợc công khai, dân chủ hơn, kiểm tra, giám sát có kết luận, thông báo kết quả kiểm tra, giám sát cụ thể, rõ ràng,

Nội dung kiểm tra gồm công tác cho vay, bình xét đối tƣợng vay vốn, phân tích các khoản nợ quá hạn, nợ khoanh; hộ vay đi khỏi địa phương...; kiên quyết xử lý tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng, vay nhờ, nợ lãi tồn đọng...Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao tại UBND các cấp.

Cử bán bộ theo dõi thường xuyên chương trình KT740 trên hệ thống để phát hiện sai sót và xữ lý kịp thời việc cho vay chồng chéo giữa các chương trình, cho vay vượt quy định, cho vay nhiều thành viên trong cùng một gia đình, khách hàng vay ở 02 tổ TK&VV khác nhau, gia hạn vƣợt thời gian cho phép…

3.3.4. Tăng cường công t c huy động vốn tại địa phương thông qua Tổ TK&VV và c c tổ chức c nhân

Thực tế hiện nay, NHCSXH trong thực tế suy nghĩ của người dân là ngân hàng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, vay vốn phát triển sản xuất nhằm thoát nghèo bền vững. Do đó bên cạnh nghiệp vụ cho vay thì việc triển khai huy động tiết kiệm tại các tổ vay vốn và cộng đồng dân cƣ cần đƣợc tích cực tuyên truyền và đẩy mạnh thực hiện. Với ý nghĩa nhân văn về công tác huy động tiết kiệm nhằm dùng số tiền huy động này để cho vay đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo và các

đối tƣợng chính sách khác nên thời gian gần đây hoạt động này nhận đƣợc sự hưởng ứng từ các tổ chức hội đoàn thể và người dân trên địa bàn.

Bên cạnh việc tuyên truyền, quảng bá, phân tích những ích lợi từ việc gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH (thông qua mạng lưới là chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH, các Tổ TK&VV, thậm chí là chính các khách hàng của NHCSXH) để các cá nhân, tổ chức mạnh dạn mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng.

Cán bộ tín dụng hàng tháng xuống cơ sở chủ yếu kiểm tra tình hình sử dụng vốn mà chƣa quan tâm đến công tác tuyên truyền huy động tiền gửi tiết kiệm, vì vậy trong thời gian tới cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm, đẩy mạnh công tác huy động tiền gửi với suy nghĩ “năng nhặt chặt bị” vì khách hàng chủ yếu là hộ nghèo nên số tiền huy động tương đối thấp, có tâm lý ngại đến gửi tại các ngân hàng do số tiền không lớn; cần giải thích cho khách hàng ý nghĩa của việc gửi tiết kiệm là không chỉ tạo ý thức cho tổ viên, người nghèo có ý thức tiết kiệm mà còn tạo điều kiện cho các hộ vay có một phần trả nợ gốc hoặc lãi khi đến hạn, hình thức gửi tương đối đa dạng, từ tiết kiệm có kỳ hạn đến không kỳ hạn, người dân không phải đi xa, chỉ cần đến trụ sở xã là có thể thực hiện giao dịch. Gửi ở trụ sở xã nhƣng khi có nhu cầu, có thể rút tiền ở xã hoặc rút tại trụ sở NHCSXH huyện đều đƣợc.

Các sản phẩm và dịch vụ huy động tiền gửi cần phải đa dạng, minh bạch với tất cả các khách hàng, lãi suất tương đương các ngân hàng thương mại, có tính linh hoạt trong lãi suất và kỳ hạn, đƣợc Chính phủ bảo đảm khả năng năng thanh toán, không phải mua bảo hiểm tiền gửi.

Tham mưu cho chính quyền các cấp chỉ đạo các ban ngành ưu tiên gửi tiền nhàn rỗi vào NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, tăng nguồn vốn, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

3.3.5. Tăng cường mối quan hệ và phối kết hợp với c c tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy th c

Việc giao ban giữa NHCSXH và các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác cần phải được quan tâm hơn và được duy trì thường xuyên, trong báo cáo hội đoàn thể định kỳ cần phải nêu chi tiết những mặt làm đƣợc, những tồn tại và khó khăn tại cơ sở của từng hội để hội đoàn thể cấp trên nắm bắt và từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, đồng thời đề ra nhiệm vụ thời gian tới.

NHCSXH phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể tìm giải pháp nhằm cũng cố, nâng cao chất lƣợng tín dụng, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn.

Đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin về chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy định của ngân hàng về các chương trình chính sách tín dụng, cách thức tiếp cận vốn vay; quan tâm quy trình bình xét cho vay vốn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định.

Tuyên truyền, cảnh báo các thủ đoạn của các đối tƣợng, tổ chức cho vay nặng lãi cũng nhƣ những hệ lụy nặng nề mà tín dụng đen gây ra.

Việc nhận ủy thác cho vay, thu nợ của NHCSXH giúp cho các hội đoàn thể có thêm kinh phí để hoạt động, việc sinh hoạt hội cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn.

3.3.6. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của UBND cấp xã trong hoạt động của NHCSXH ở địa phương.

Cần phải khẳng định rằng: Ở đâu chính quyền địa phương quan tâm, ở đó công tác tín dụng chính sách triển khai hiệu quả góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Sự tận tâm, tận lực của chính quyền xã với người dân cùng nguồn vốn tín dụng góp phần giúp thay đổi tư duy phát triển kinh tế của người dân sang kinh tế hàng hóa, tích lũy đất đai, mở rộng sản xuất.

Hiện nay, chủ tịch UBND cấp xã là thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện nên cần chú trọng triển khai các nghị quyết, văn bản của BĐĐ HĐQT kịp thời đến người dân; chỉ đạo hội đoàn thể và các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế, chính trị và công cuộc xóa đói, giảm nghèo của xã.

Phân bổ nguồn vốn không nên cào bằng mà cần tập trung ở các xã có nhiều đối tƣợng đƣợc vay, các xã có chất lƣợng tín dụng tốt. Chú trọng công tác bình xét hộ nghèo để nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, thực hiện đúng mục tiêu cho vay người nghèo, đồng thời tránh tình trạng bà con trông chờ, ỷ lại. UBND xã cần cử cán bộ có tâm huyết với người nghèo trực tiếp xuống thôn làng để tuyên truyền vận động công tác chính sách, nắm bắt nhu cầu của hộ nghèo, hướng dẫn bà con cách đầu tư có hiệu quả và kiểm tra việc sử dụng vốn nhằm mục đích phát huy vai trò của

nguồn vốn tín dụng chính sách trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Tuyên truyền người dân thay đổi tư duy tự cung, tự cấp theo kiểu

“mƣa dầm thấm đất” cho đến việc hỗ trợ bà con lựa chọn hình thái kinh tế, nguồn vốn để thoát nghèo. Ai có sức, có đất thì chính quyền và NHCSXH định hướng vào trồng cà phê, cao su, hồ tiêu...

Lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn người dân hướng đầu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách. Nguyên nhân sâu xa, gốc rễ của tình trạng kém phát triển, đói nghèo là do trình độ dân trí của người dân còn thấp nên khả năng nhận thức, vận dụng vào thực tế rất khó khăn. Vì vậy, nâng cao nhận thức đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt là đồng bào DTTS là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, để họ hiểu đƣợc rằng, việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của chính mình, chứ không chỉ là của cơ quan Nhà nước.

Kêu gọi các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn hỗ trợ kinh phí, chính sách và giải pháp về thị trường, đầu ra cho người nghèo; tránh tính trạng ép giá, cung cấp hàng hóa, vật tƣ sản xuất với giá cao.

3.3.7. Các hội đoàn thể nhận ủy th c cần nâng cao tr ch nhiệm trong quản lý vốn vay và tuyền truyền tín dụng chính s ch trên địa bàn.

Đối với hội đoàn thể nhận ủy thác, cần phải tập huấn cho đội ngũ cán bộ Hội phụ trách hoạt động uỷ thác về kiến thức, kỹ năng cơ bản về

quản lý tín dụng chính sách, tăng cường kiểm tra giám sát nhằm phát hiện và phòng ngừa rủi ro, ngăn chặn kịp thời hiện tƣợng xâm tiêu, vay ké, lợi dụng nguồn vốn tín dụng chính sách.

Hướng dẫn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn vay đúng mục đích, áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để đạt hiệu quả đồng vốn, bảo toàn nguồn vốn.

Chú trọng nâng cao chất lƣợng tín dụng, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các Tổ TK&VV, cũng cố, kiện toàn các tổ TK&VV hoạt động yếu kém.

Phải duy trì công tác giao dịch tại xã, tham gia họp giao ban với NHCSXH để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nắm bắt chủ trương, chính sách mới để tuyên truyền kịp thời tới người dân.

Thực hiện bình xét công khai dân chủ, có sự giám sát của chính quyền, của cộng đồng xã hội để tạo đƣợc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và NHCSXH.

Báo cáo Đảng ủy, UBND các cấp về tình hình thực hiện nhiệm vụ ủy thác với NHCSXH, những khó khăn, vướng mắc để các cấp thẩm quyền có ý kiến chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp cần thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nghiêm túc và có trách nhiệm đúng quy định, theo văn bản liên tịch và hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm với NHCSXH. Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát kịp thời và đúng thời gian cho NHCSXH.

3.3.8. Xây dựng đội ngủ tổ trưởng tổ TK&VV có năng lực trình độ và có uy tín tại c c thôn, làng

Tổ TK&VV phải đƣợc thành lập trên cơ sở Ban giảm nghèo cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ) và Trưởng thôn đứng ra tuyên truyền, vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác gia nhập Tổ theo địa bàn dân cƣ thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

Cuộc họp thành lập Tổ phải đƣợc lập thành Biên bản để báo cáo UBND cấp xã chấp thuận và cho phép hoạt động. Biên bản họp phải đảm bảo các nội dung về: danh sách tổ viên, bầu Ban quản lý Tổ, Quy ƣớc hoạt động của Tổ.

Tổ trưởng phải là người được tổ viên tin tưởng, có trình độ, có uy tín, nhận thức đƣợc vai trò của mình trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương, gương mẫu để các thành viên trong tổ học tập và noi theo.

Thường xuyên nghiên cứu và nắm chắc các quy trình nghiệp vụ của NHCSXH, đảm bảo bình xét cho vay đúng quy trình, đúng đối tƣợng, thường xuyên theo dõi và hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Đảm bảo việc thu lãi, thu tiết kiệm và thu hồi nợ đến hạn theo quy định của NHCSXH. Khi thu lãi, thu tiết kiệm phải giao biên lai đầy đủ, không để chênh lệch số tiền nộp của hộ vay, gây ra tâm lý bức xúc, mất tin tưởng cho hộ vay.

Tổ trưởng cần giúp các tổ viên trong Tổ TK&VV từng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng và tài chính.

Hạn chế tối đa việc lựa chọn tổ trưởng là cán bộ hội, làm việc theo nhiệm kỳ vì việc đào tạo được một tổ trưởng có năng lực, có tâm huyết đối với công tác tín dụng chính sách mất rất nhiều thời gian và công sức của NHCSXH, nên nếu tổ trưởng tổ TK&VV là chi hội trưởng của các hội đoàn thể cấp xã hết nhiệm kỳ thì phải bầu lại tổ trưởng mới, ảnh hưởng đến chất lƣợng hoạt động của tổ TK&VV.

Cần ghi chép biên lai, sổ sách sạch sẽ, chính xác, tham gia các buổi giao ban đầy đủ để nắm bắt các thông tin tín dụng chính sách để phổ biến kịp thời, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho hộ vay.

3.3.9. Nâng cao vai trò, tr ch nhiệm của Ban giảm nghèo cấp xã Hiện nay, việc cán bộ xóa đói giảm nghèo tham gia giao ban hầu nhƣ không có hoặc rất ít, vì vậy ban giảm nghèo cấp xã cần tham gia giao ban định kỳ hàng tháng với NHCSXH vào ngày giao dịch tại xã để đánh giá kết quả thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn, có những đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay của NHCSXH ở cơ sở.

Nghiên cứu và nắm rõ các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác để triển khai kịp thời cho các hội đoàn thể, các tổ TK&VV, tham mưu cho UBND cấp xã trong công tác cho vay.

Có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu vay vốn, lập kế hoạch gửi Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện để tổng hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động CVHN tại NHCSXH huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)