Phân tích môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho sản phẩm BIDV smart banking tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 46 - 67)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MARKETING CHO SẢN PHẨM BIDV

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO SẢN PHẨM

2.2.2. Phân tích môi trường kinh doanh

- Phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế

Việt Nam đang và đã xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới cụ thể là gia nhập Khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) điều đó sẽ tạo nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước cũng có những chính sách thích hợp để phát triển tất cả các thành phần kinh tế nhằm duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và liên tục trong những năm sắp tới.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 luôn được nhà nước giữ vững và ổn định ở mức 5-7%, với GDP bình quân đầu người 1.100-1.300 USD. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các Doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Gia Lai nói riêng có điều kiện để phát triển.Từ năm 2012 đến nay, nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng vẫn phát triển ổn định, tăng trưởng ở mức hợp lý, lạm phát đã dần được kiềm chế.

Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm đạt trên 5%, cao nhất là năm

2018, mức tăng trưởng 7,08%, của năm 2017 là 6,81% nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý trong năm, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

(Nguồn: Niên giám thống kê 2018) Hình 2.1.Tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2010 -2018

Dự báo giai đoạn 2019 -2022 GDP Việt Nam tăng dần từ 6,7% đến 7,2% đây là cơ hội cho sự phát triển mảng sản phẩm BIDV Smart Banking nói riêng và sự phát triển của BIDV Nam Gia Lai nói chung.

- Phân tích ảnh hưởng của lạm phát

Bảng 2.3. Lạm phát của Việt Nam 2010 – 2018

(Đơn vị: %)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dự báo 2019 – 2022

11,75 18,13 6,81 6,04 1,84 0,63 2,66 3,53 3,54 Tăng dần từ 3,5- 4,7 (Nguồn: Niêm giám thống kê, 2018)

0 2 4 6 8

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6.78

5.89

5.03 5.4 5.98 6.68 6.21 6.810 7.080

Hình 2.2. Lạm phát của Việt Nam từ năm 2010 -2018

(Nguồn: Niêm giám thống kê, 2018) Theo công bố sáng 28/12/2018 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,01% so với tháng 12/2017 và tăng đạt3,54%. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, từ năm 2017, Việt Nam sẽ chính thức dùng mức tăng của CPI bình quân cả năm này để xác định chỉ số lạm phát. Do đó mà mức lạm phát 2017 -2018 đã được kiểm soát ở mức 3,5% và giữ ổn định trong 2 năm.

Như vậy, nếu áp dụng cách tính mới ngay từ năm 2016, lạm phát cả năm nay chỉ là 2,66% thay vì 4,74%. Cả 2 mức này đều thấp hơn giới hạn được Quốc hội cho phép là 5%. Cũng nhờ những kết quả này, 2016 được coi là năm thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá cả nhiều mặt hàng do Nhà nước quản lý tiệm cận dần thị trường, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê.

Dự báo giai đoạn 2019 -2022 lạm phát Việt Nam tăng dần từ 3,5% đến 4,3% đây là cơ hội cho sự phát triển mảng sản phẩm BIDV Smart Banking nói riêng và sự phát triển của BIDV Nam Gia Lai nói chung, bởi việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp sẽ vẫn thúc đẩy được sự phát triển kinh tế mà vẫn giữ ổn định các yếu tố khác, và giúp người dân nâng cao đời sống, tăng chi tiêu và tiêu dùng đặc biệt sản phẩm không dùng tiền mặt là sản phẩm BIDV

11.75

18.13

6.81 6.04

1.84

0.63

2.66 3.53 3.54 0

5 10 15 20

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Smart Bankingcủa BIDV Nam Gia Lai.

- Phân tích sự ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất và tỷ giá Bảng 2.4. Tỷ giá hối đoái qua các năm 2010 – 2018

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dự báo

2019 – 2022

18,93 20,69 20,85 21,04 21,41 21,24 22,18 22,74 23,02 Tăng dần từ 23,03- 23,5

(Nguồn: Niêm giám thống kê, 2018) Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của TGHĐ giữa USD với Euro, giữa USD/JP cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Khi TGHĐ biến động theo chiều hướng không thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện nhiều giải pháp như: nới rộng biên độ +/-5% (3/2009); hạ biên độ xuống +/- 3% (2/2010), đồng thời với việc điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng 3,36% ; 4/2010 NHNN yêu cầu các Tổng Ngân hàng. Trong giai đoạn 2012-2018 tỷ giá hối đoái được NHNN giữ ổn định chỉ tăng nhẹ 3 -5% mỗi năm. Sang năm 2018 tăng cao nhất là 23,02% do biến động và những bất ổn nền kinh tế thế giới.

Dự báo giai đoạn 2019 -2022 tỷ giá hối đoái Việt Nam tăng dần từ 22,3 đến 23,5 đây là thách thức cho sự phát triển mảng sản phẩm BIDV Smart Banking nói riêng và sự phát triển của BIDV Nam Gia Lai nói chung.

(Đơn vị: 1.000 VND)

Hình 2.3. Tỷ giá hối đoái năm 2010 -2018

(Nguồn: Niêm giám thống kê, 2018) Gần đây nhất vào ngày 18/8/2018, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên hơn 3% (từ 18.544VND/USD lên 23.020 VND/USD) và giữnguyên biên độ. Với những giải pháp này, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước lành mạnh hóa các giao dịch vốn trong xã hội.

Việc biến động của tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng khá nhiều đến các sản phẩm tín dụng của BIDV Nam Gia Lai trong đó có sản phẩm BIDV Smart Banking.

Bảng 2.5. Lãi suất tiền gửi của Ngân hàng 2010 – 2018và dự báo 2022 Lãi suất

(% / năm) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dự báo 2019 – 2022 Không kỳ

hạn 6 2 1 1 1 1,1 1,2 1,2 Tăng dần từ

1,3- 2,5 Kỳ hạn 6

tháng 14 7 6,5 5,4 6,2 6 6,4 6,5 Tăng dần từ 6,3- 7,5 Kỳ hạn 12

tháng 17 9 7,5 6,2 7,2 6,5 7,2 7,5 Tăng dần từ 7,0- 8,5 (Nguồn: Niêm giám thống kê, 2018)

18.93 20.69 20.85 21.04 21.41 21.24 22.18 22.74 23.02

0 5 10 15 20 25

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Hình 2.4. Biểu đồ lãi suất Việt Nam 2010 -2018

(Nguồn: Niêm giám thống kê, 2018) Qua bảng 2.5 và hình 2.4 ta thấy lãi suất tiền gửi của Việt Nam tăng cao nhất năm 2010 – 2011, đây là thời ký phát triển nóng của Việt Nam. Đến những năm 2012 -2018 thì giảm dần qua các năm.

Đầu năm 2011, trước nguy cơ lạm phát cao bùng nổ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợphát triển, góp phần chống suy giảm kinh tế, khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ và dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất trong năm 2011 lần lượt là 20% và 16%.

Dự báo giai đoạn 2019 -2022 lãi suất tiền gửi không kỳ hạn Việt Nam tăng dần từ 1,3% đến 2,5% đây là những thách thức cho sự phát triển mảng sản phẩm BIDV Smart Banking nói riêng và sự phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai nói chung, bởi việc thay đổi lãi suất tiền gửi giảm có thể làm khách hàng giữ nhiều tiền mặt hơn và sản phẩm BIDV Smart Bankingcủa BIDV Nam Gia Lai khó triển

3.00

6.00

2.00

1.00 1.00 1.00 1.100 1.2 1.2 11.400

14.00

7.00 6.500

5.400 6.200 6.00 6.4 6.5 11.650

17.00

9.00

7.500

6.200 7.200

6.500 7.2 7.5

.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Không kỳ hạn Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 12 tháng

khai hơn do khó tiếp cận khách hàng.

- Ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp

Bảng 2.6. Tỷ lệ thất nghiệp 2010 – 2018 và dự báo 2022

(Đơn vị: %)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dự báo

2019 – 2022

Tỷ lệ thất nghiệp

2,88 2,27 1,99 2,2 2,08 2,31 2,23 2,24 2,01 Tăng dần từ 2,25- 3,0

(Nguồn: Niêm giám thống kê, 2018) (Đơn vị: %)

Hình 2.5. Tỷ lệ thất nghiệp 2010 – 2018

(Nguồn: Niêm giám thống kê, 2018) Qua bảng 2.6 và hình 2.5: ta thấy Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2,31% (năm 2013 là 2,18%; năm 2014 là 2,10%). Năng suất lao động mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2,31% (năm 2013 là 2,18%; năm 2014 là 2,10%), trong đó khu vực thành thị là 3,29% (năm 2013 là 3,59%; năm 2014 là 3,40%); khu vực nông thôn là 1.83% (năm 2013 là 1,54%; năm 2014 là 1,49%).

2.88

2.27

1.99 2.2 2.08 2.31 2.23 2.24

2.01

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 2016 ước tính là 2,23%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3,96%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/4/2016 ước tính là 54.4 triệu người, tăng 1,4% so với cùng thời điểm năm 2015. Đến thời điểm trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 47,8 triệu người, tăng 0,2% so với cùng thời điểm năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý 01/2016 ước tính là 53,3 triệu người.Năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ 0,01% so với năm 2016 đạt 2,24%

và năm 2018 tỷ lệ thất nghiệp đạt 2,01% giảm 0,23% so với năm 2017.

Dự báo giai đoạn 2019 -2022 tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam tăng dần từ 2,35% đến 3,7% đây là những bất lợi cho sự phát triển mảng sản phẩm BIDV Smart Banking nói riêng và sự phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai nói chung, bởi tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ làm giảm số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm Smart Banking của BIDV Nam Gia Lai.

b. Môi trường chính trị - pháp luật

Những định hướng chính sách rõ ràng về phát triển hệ thống điện tử và Ngân hàng số của Đảng và nhà Nước Việt Nam sẽ là cơ hội để sản phẩm BIDV Smart Bankingtại BIDV Nam Gia Lai có điều kiện phát triển hơn nữa.Hệ thống hành lang pháp luật ngày một cải thiện chặt chẽ hơn. Nhiều bộ luật được sửa đổi bổ sung theo hướng tích cực, môi trường pháp lý được cải thiện đáp ứng nhu cầu hội nhập cũng như phù hợp với các cam kết của các tổ chức quốc tế.

c. Môi trường văn hóa xã hội

Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề xoá đói giảm ngh o; lao động và việc làm; giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá mới đã được Đảng và Nhà nước

quan tâm thích đáng. Theo báo cáo phát triển con người năm 2018 do Tổ chức Chương trình Phát Triển Liên Hợp Quốc UNDP công bố, Việt Nam xếp thứ 116/189 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI), thuộc nhóm các nước có chỉ số phát triển con người trung bình.

Văn hóa trong kinh doanh: Người Việt Nam luôn quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng, lại vừa có phần hơi rụt rè và khi xem xét các vấn đề giữa “lý và tình” thì có phần thiên về tình cảm hơn. Những đặc nét đặc trưng văn hóa này khiến cho trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tổ chức, với khách hàng thì các bên tham gia đều rất coi trọng đến việc giao tiếp, xây dựng và duy trì quan hệ; và có thói quen “lobby” trong quá trình triển khai các dự án.

Những vấn đề này vừa gây dễ, vừa khó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành; đồng thời có thể tạo ra các cạnh tranh thiếu sự lành mạnh và chung thực. Những doanh nghiệp hoạt động lâu năm, có mối quan hệ sâu rộng, và đã hiểu nhau thì dễ bề triển khai các công việc kinh doanh, “thắng thầu” với sự tin tưởng cao; còn các doanh nghiệp trẻ vì thế cũng khó “chen chân” vào được; hoặc nếu có cần “Lobby” rất mạnh gây tăng các chi phí đầu vào của triển khai dự án và có thể dẫn tới thiếu hiệu quả trong triển khai.

Tóm lại, các yếu tố văn hóa – xã hội vừa mang tính cơ hội, vừa mang tính nguy cơ ảnh hưởng tới kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lainói riêng. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải xem xét cẩn trọng yếu tố này để có được sự thích ứng càn thiết phục vụ cho công việc kinh doanh.Tuy nhiên với văn hóa phương Đông luôn coi trọng các giá trị truyền thống, tâm lý ngại thay đổi thói quen, nề nếp cũng là một rào cản lớn cho việc tham gia các dịch vụ giá trị gia tăng trong công việc cũng như trong lĩnh vực giải trí.

d. Môi trường khoa học công nghệ

Trong 10 năm qua, số lượng công bố của các nhà khoa học Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 2/5 của Malaysia( Nguồn: cơ sở dữ liệu Scopus, truy cập ngày 7/1/2019). Hơn nữa, ở nhiều lĩnh vực, phần lớn những nghiên cứu này là do hợp tác với nước ngoài, tức còn phụ thuộc vào “ngoại lực” quá nhiều. Trước thực trạng đó Nhà nước, Chính phủ đã xây dựng các cơ chế khuyến khích các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong nước; các Ngân hàngphát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng đã nhận ra vấn đề của mình và không ngừng đầu tư đổi mới về công nghệ, trình độ nhân sự nhằm nắm bắt các cơ hội, tận dụng các ưu đãi của Chính Phủ và chủ động trong kinh doanh bằng các sản phẩm nội chất lượng cao.

Nhu cầu công nghệ ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, và sản phẩm dịch vụ ngân hàng là không thể thiếu với xã hội sẽ làm cho nhu cầu đối với ngành gia tăng.Với một đất nước với trên 90 triệu dân và sự phát triển nhanh chóng của các ngành – lĩnh vực trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì việc đi tắt, đón đầu và giải pháp công nghệ luôn là các lựa chọn tối ưu.

Nghị quyết số 13 -NQ/TƯ, ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đã xác định: Công nghệ thông tin là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, vừa là ngành kinh tế - kỹ thuật, vừa là ngành hạ tầng mềm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền số. Cùng với nghị quyết đó hàng loạt các ý tưởng, kiến nghị, giải pháp đã được triển khai sâu rộng trong các ngành, lĩnh vực và đời sống kinh tế xã hội và từ đó tạo ra nhu cầu ngàn càng lớn và không ngừng gia tăng của lĩnh vực này.

Môi trường khoa học công nghệ với cơ sở hạ tầng mạng của Việt Nam ngày càng phát triển và đáp ứng được các đòi hỏi về thông tin và bảo mật của

các tập đoàn lớn như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, đây là điều kiện thuận lợi cho sản phẩm BIDV Smart Bankingphát triển.

e. Môi trường quốc tế, toàn cầu

Ngành ngân hàng Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với quốc tế và khu vực, cụ thể Việt Nam đã hội nhập kinh tế và nhiều ngân hàng quốc tế toàn cầu đã vào Việt Nam:

- Ngân hàng quốc tế HSBC - Ngân hàng CitiBank - Ngân hàng ANZ

- Ngân hàng Shinhan Bank - Ngân hàng Hong Leong Bank - Ngân hàng Standard Chartered

Bảng 2.7. Phân tích yếu tố môi trường vĩ mô

Các yếu tố môi trường

Mức độ quan trọng

Tác động đối với Ngân hàng

Tính chất tác

động

Điểm

1. Yếu tố kinh tế

- Tốc độ tăng GDP 2 2 + 4

-Tỷ lệ lạm phát 3 2 - -6

- Thay đổi lãi suất 3 2 + 6

- Tốc độ tăng CPI 2 3 - -6

2. Yếu tố chính trị

- Chính sách thuế 3 3 - -9

- Mức độ ổn định chính trị 3 3 + 9

- Hội nhập quốc tế 3 2 + 6

3. Yếu tố xã hội

- Nhu cầu ngày càng tăng 3 2 + 6

- Dân số tăng 2 2 + 4

- Tỷ lệ thất nghiệp 3 2 - -6

Các yếu tố môi trường

Mức độ quan trọng

Tác động đối với Ngân hàng

Tính chất tác

động

Điểm

4. Yếu tố tự nhiên

- Vị trí địa lý 2 2 - -4

- khí hậu thời tiết 2 1 - -2

- Các yếu tố môi trường 2 1 - -2

5. Yếu tố công nghệ 3 3 + 9

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua bảng tổng hợp ta thấy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai có nhiều cơ hội để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh và cũng có một số điểm cần hạn chế đó là:

Cơ hội:

- Tăng trưởng GDP - Ổn định chính trị - Hội nhập quốc tế

- Nhu cầu người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền tăng - Dân số tăng

- Lãi suât tăng - Công nghệ Nguy cơ:

- Tỷ lệ lạm phát

- Tỷ lệ thất nghiệp tăng - Tốc độ tăng CPI - Chính sách thuế

f. Môi trường cạnh tranh

Thị phần tín dụng trên địa bàn tiếp tục giữ ổn định và tăng trưởng nhẹ.

Tính đến 31/12/2018, tín dụng trên địa bàn đạt 87.532 tỷ đồng,

tăng9.361 tỷ đồng, tương đương tăng12%. Trong đó, BIDV Nam Gia Lai tăng13,4%, cao hơn mức tăng bình quân các Ngân hàng trên địa bàn, thị phần tín dụng đạt 10,2%, tăng0,13% so với năm 2017. Về quy mô tín dụng, BIDV Nam Gia Lai tiếp tục xếp thứ 5. Chi tiết thị phần tín dụng các ngân hàng trên địa bàn đến 31/12/2018:

Bảng 2.8. Thị phần tín dụng các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Gia Lai

TT Ngân hàng TH

2017

TH 31/12/2018 Tăng trưởng so với 2017

Số dư

Thị phần

(%)

+/- thị phần so

2017

Số dư

Tỷ trọng

tăng trưởng

%Tăng trưởng so

2017

Tổng 78.171 87.532 100 9.361 100% 11,98%

1 BIDV Gia Lai 12.280 12.435 14,2% -1,50% 155 1,7% 1,26%

2 Vietcombank 12.607 13.076 14,9% -1,19% 469 5,0% 3,72%

4 Vietinbank 11.141 12.145 13,9% -0,38% 1.004 10,7% 9,01%

5 Agribank Đông Gia

Lai 8.737 10.263 11,7% 0,55% 1.526 16,3% 17,47%

6 BIDV Nam Gia Lai 7.865 8.919 10,2% 0,13% 1.054 11,3% 13,40%

7 Agribank Gia Lai 7.623 8.651 9,9% 0,13% 1.028 11,0% 13,49%

8 BIDV Phố Núi 2.845 3.442 3,9% 0,29% 597 6,4% 20,98%

9 Sacombank 1.921 2.251 2,6% 0,11% 330 3,5% 17,18%

10 NH Quân Đội (MB) 1.542 1.576 1,8% -0,17% 34 0,4% 2,20%

11 NH An Bình 1.300 1.546 1,8% 0,10% 246 2,6% 18,92%

12 ACB 1.170 1336 1,5% 0,03% 166 1,8% 14,19%

13 SHB 1.132 1285 1,5% 0,02% 153 1,6% 13,52%

14 NH BĐ Liên Việt 1.123 1172 1,3% -0,10% 49 0,5% 4,36%

15 SCB 692 732 0,8% -0,05% 40 0,4% 5,78%

16 15 TCTD khác 6.193 6.880 7,9% -0,06% 687 7,3% 11,09%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính)

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho sản phẩm BIDV smart banking tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 46 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)