CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2.1. Quy trình quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình
Bộ phận một cửa thuộc Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (TT&HT) nhận hồ sơ khai thuế (Tờ khai đăng ký thuế, Hồ sơ giảm trừ gia cảnh…), kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp; vào chương trình, ký nhận hồ sơ, viết giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp thuế; chuyển hồ sơ Phòng kê khai và kế toán thuế (KK&KTT).
Phòng KK&KTT là nơi tiếp nhận hồ sơ, xử lý các vấn đề phát sinh, xử lý số liệu, thông tin do người nộp thuế nộp lên.
Hàng quý, tổ chức, cá nhân có phát sinh chi trả thu nhập hoặc phát sinh thu nhập chịu thuế thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế để kê khai, nộp vào Ngân sách Nhà nước; hoặc tự kê khai, tự nộp vào Ngân sách Nhà nước (đối với cá nhân tự quyết tóan thuế TNCN).
Kết thúc năm Ngân sách, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN đã kê khai, trích nộp trong năm gửi tới cơ quan thuế (phòng KK&KTT và phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân (QLT TNCN).
Sau khi hết thời hạn nộp thuế, phòng QLT TNCN thực hiện công tác kiểm tra việc tự khai, tự nộp thuế TNCN của các tổ chức, cá nhân.
NNT thực hiện nộp thuế thông qua hệ thống nộp thuế điện tử, hoặc nộp tiền mặt tại KBNN.
Có thể miêu tả quy trình quản lý thuế TNCN theo sơ đồ chi tiết sau:
Hình 2.3. Quy trình quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình
DỰ TOÁN - TỔNG HỢP
TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ, BỘ PHẬN
MỘT CỬA -Tuyên truyền chính sách thuế;
- Cung cấp thông tin tham khảo cho các ĐTNT;
- Nhận các hồ sơ, thủ tục thuế.
QUẢN LÝ NỢ VÀ CƢỠNG CHẾ NỢ
THUẾ - Phân tích nợ - Ra thông báo nợ - Áp dụng biện pháp thu nợ
- Cƣỡng chế thu nợ KÊ KHAI VÀ KẾ
TOÁN THUẾ
-Đăng ký thuế;
- Lưu giữ thông tin NNT;
-Xử lý tờ khai;
- Kế toán thuế, - Tính nợ;
- Xử lý việc hoàn thuế và khấu trừ thuế.
THANH, KIỂM TRA
& TNCN
- Hồ sơ ĐTNT - Kiểm tra kê khai - Phân tích rủi ro - Lựa chọn hồ sơ thanh, kiểm tra - Lập hồ sơ thanh, kiẻm tra
- Quản lý hồ sơ
KHO BẠC NGƯỜI NỘP
THUẾ
2.2.2. Tổ chức công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.
a. Tình hình thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình
Dự toán thu thuế TNCN của Cục Thuế Quảng Bình đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở dự báo tăng trưởng kinh tế năm tới đối với từng ngành, từng lĩnh vực thu, các cơ sở kinh tế của từng địa bàn để đảm bảo tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo đúng các luật thuế, chế độ thu. Trên cơ sở đó, đánh giá đầy đủ kết quả thực hiện năm trước; yêu cầu phấn đấu năm lập dự toán đã được thông báo, tổ chức xây dựng và báo cáo dự toán thu hàng năm theo đúng biểu mẫu quy định.
Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNCN giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 đƣợc thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả thu thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dự toán Thực hiện Tổng thu ngân sách
Thực hiện so với dự toán (%)
Thực hiện so với tổng thu NS (%) 2016 64.000 65.472 3.122.265 102,300 2,096 2017 75.000 78.299 3.478.101 104,399 2,251 2018 85.000 124.071 3.855.681 145,966 3,218 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế, Cục Thuế Quảng Bình)
Năm 2016: Triển khai công tác thuế năm 2016 trong bối cảnh kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, tốc độ tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu đề ra; tại tỉnh nhà sự cố môi trường biển do Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, nắng nóng kéo dài và 2 trận lũ lụt xảy ra liên tiếp trong tháng 10… đã làm giảm tốc độ tăng trưởng và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ thu ngân sách. Trực tiếp là thu nhập của dân cư cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên ngành thuế Quảng Bình nói chung và cán bộ công chức thuế làm công tác quản
lý thuế TNCN đã nỗ lực bám sát, thực hiện đúng nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra để gặt hát kết quả là vƣợt số thu dự toán thuế TNCN năm với tỷ lệ vƣợt dự toán là 102,3%.
Năm 2017: Thực hiện kế hoạch năm 2017 trong điều kiện tỉnh Quảng Bình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả sự cố ô nhiễm môi trường biển còn tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình kinh tế-xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, bão số 10 gây thiệt hại lớn về người và tài sản... tuy nhiên, với sự quyết tâm cao để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề và trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng khởi sắc trở lại, ổn định về mặt vĩ mô, lạm phát đƣợc kiềm chế, ngành thuế tỉnh nhà đã hoàn thành và vƣợt kế hoạch dự toán đề ra trong năm 2017 là 104,4%.
Năm 2018: mặc dù tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức do vẫn còn ảnh hưởng hậu quả của thiên tai, bão lũ của những năm trước nhưng nhờ tác động tích cực từ năm 2017 và sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh nằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội cả năm 2018 của tỉnh Quảng Bình ghi nhận những kết quả tốt như tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch đề ra, sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp phát triển toàn diện, sản lƣợng cao, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng cao... từ đó góp phần thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách với kết quả vƣợt kế hoạch đề ra, trong đó thu thuế TNCN vƣợt đáng kể dự toán pháp lệnh là 145,96%.
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân, ngay từ khi Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành (2009), nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố: cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đảm bảo an sinh xã hội; trong đó có chính sách về thuế, nhất là miễn, giảm về thuế TNCN, một trong những biện pháp kích cầu cho nền kinh tế. Chính vì điều này đã làm cho mức thu từ thuế
TNCN trong thực hiện dự toán thu luôn chiếm tỷ lệ thấp, đồng thời làm tăng thêm khối lượng công việc về theo dõi, quản lý chặt chẽ từng trường hợp, từng đối tượng được hưởng để tránh lợi dụng gây thất thu ngân sách nhà nước.
(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán, Cục Thuế Quảng Bình) Hình 2.2. Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2018
Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.1 cho thấy, về tổng thể, hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2018, tỷ trọng số thu thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu Ngân sách tỉnh. Năm 2016 là 2,096%, đến năm 2018 là 3,218%. Nhƣng tỉ lệ vƣợt dự toán tăng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2018 chứng kiến sự tăng mạnh từ 104,4% năm 2017 đến 145,96% năm 2018. Nguyên nhân đến từ những yếu tố khách quan như sự tăng trưởng ổn định về kinh tế của tỉnh Quảng Bình, dẫn đến thu nhập của người dân, hộ kinh doanh cũng tăng theo và đóng góp vào nguồn thu ngân sách từ thuế TNCN.
Ngoài thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, thuế thu nhập còn được tính trên thu nhập phát sinh từ các hoạt động khác nhƣ: Chuyển nhƣợng bất động sản, chuyển nhượng vốn, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng...
Bảng 2.4. Tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Quảng Bình theo từng nhóm thu nhập
Đơn vị tính: Triệu đồng Loại thu nhập Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Kinh doanh 28.463 33.008,5 40.540
2. Tiền lương 22.253 27.805,5 35.448
3. Đầu tƣ vốn 5.765 7.227,0 22.368
4. Chuyển nhƣợng vốn 1,121 3,132 101,40
5. Chuyển nhƣợng BĐS 4,543 7,047 23,5
6. Nhƣợng quyền TM - - -
7. CN bản quyền - - -
8. Trúng thưởng 498 535,6 3.589
9. Thừa kế, quà tặng 4.690 5.098,8 9.880,5
10. Khác 3.798 4.613 12.121
Tổng cộng 65.473 78.299 124.071
Dự toán 55.000 65.000 79.000
Tỷ lệ hoàn thành/dự toán (%) 119,0 120,5 157,1
So với năm trước (%) 123,3 119,6 158,5
(Nguồn: Báo cáo số thu năm 2016 – 2018 Cục Thuế Quảng Bình).
Theo bảng 2.4, trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, số thuế thu đƣợc từ thu nhập từ kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến thu nhập từ tiền công, tiền lương; thấp nhất là số thu từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng, từ đầu tư, từ chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng bất động sản và các thu nhập khác, riêng chuyển nhượng bản quyền và chuyển nhượng quyền thương mại không phát sinh trường hợp nào trong suốt năm năm qua trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá về công tác lập dự toán qua các năm tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho thấy, công tác lập dự toán còn mang tính chủ quan, chỉ tập trung nghiên cứu các diễn biến phát triển kinh tế, chỉ tập trung phân tích các nhân tố làm tăng giảm nguồn thu nhƣng chƣa có sự tổng hợp một cách có hệ thống thông tin về những khó khăn của hộ kinh doanh, thông tin về khả năng biến động giảm thu nhập của người dân để làm cơ sở thực tế khi xác định tiềm năng của nguồn thu. Việc lập dự toán còn bị ảnh hưởng bởi dự toán phấn đấu hơn là
xuất phát từ thực trạng sản xuất kinh doanh. Chính vì lý do trên nên dự toán liên tục tăng trong nhiều năm tạo áp lực cho Quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh.
Mặt khác, trên dự toán thu thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình không chi tiết theo 10 loại thu nhập chịu thuế do một số loại thu nhập ít phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Đối với thu nhập từ hộ, cá nhân kinh doanh có căn cứ để dự báo là kết quả kết quả thu thuế hàng năm; thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản cũng như từ tiền lương, tiền công có thể căn cứ vào số thu thực tế phát sinh hàng năm để dự báo cho tương lai; các khoản thu nhập còn lại do không phát sinh hoặc có nhưng quá thấp nên thường bỏ qua, cơ quan thuế ít quan tâm các khoản thu nhập này, vì vậy không đƣợc chi tiết trong dự toán thu.
b. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Thứ nhất, công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách thuế:
Giai đoạn 2016 - 2018, Cục Thuế Quảng Bình đã triển khai đồng bộ, theo kế hoạch các biện pháp tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền, hỗ trợ NNT đa dạng bao trùm luật thuế, các dự án cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá ngành thuế.
Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, cơ quan thông tấn, báo chí (nhƣ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện ủy, Đài phát thanh và truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình) để thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách thuế, trọng tâm là tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, với nội dung tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, nâng cao tính chủ động, tự giác, tự khai, tự nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Tuyên truyền về quyền, trách nhiệm của cơ quan thuế, quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; Tuyên truyền nội dung các Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, Luật thuế TNCN, công tác thu nợ; Tuyên truyền kết quả cải cách thủ tục hành chính thuế, về cải cách, hiện đại hoá ngành thuế; Tuyên truyền việc ngành thuế triển khai 03 dự án lớn hỗ trợ NNT gồm: Nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng internet (iHTKK), hiện đại hoá thu NSNN, triển khai hệ thống Kiosk thông tin thuế; giải đáp vướng mắc thuế qua điện thoại.
Thứ hai, công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế:
Công tác hỗ trợ người nộp thuế là một trong những nội dung rất quan trọng trong việc thực hiện mô hình quản lý thu thuế theo chức năng. Tổ chức tốt hoạt động của bộ phận giao dịch “một cửa”, bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp mọi vướng mắc về thuế cho các tổ chức, cá nhân. Cung cấp miễn phí các loại văn bản, ấn phẩm thuế đến mọi đối tƣợng, giúp họ hiểu rõ chính sách thuế, tự giác thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế.
Cung cấp và hướng dẫn cho NNT các phần mềm kê khai thuế, tạo điều kiện để NNT kê khai nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí. Kết quả thực hiện công tác TT&HTNNT thể hiện bảng 2.5:
Bảng 2.5. Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế TNCN giai đoạn 2016 - 2018
TT Hình thức tuyên truyền,
ĐVT Năm
hỗ trợ 2016 2017 2018
I Tuyên truyền CS thuế
1 Phát sóng truyền thanh,
truyền hình Buổi 12 13 15
2 Bài đăng báo, tạp chí Bài 16 21 24
3 Biển quảng cáo, panô, áp
phích Biển 7 7 8
4 Văn bản, biểu mẫu, ấn
phẩm Bản 5.000 5.830 6.540
A - Cung cấp văn bản cho
NNT Bản 1.800 2.100 2.500
B - Cung cấp biểu mẫu Bản 2.800 3.200 3.400 C - Cung cấp ấn phẩm tuyên
truyền Bản 400 530 640
II Hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế 1 Giải đáp vướng mắc trực
tiếp Lượt 3.100 3.260 4.320
2 Trả lời bằng văn bản VB 102 209 256
3 Giải đáp qua điện thoại Lượt 1.400 1.900 2.500
4 Tổ chức tập huấn cho DN Lượt 7 8 8
5 Hội nghị đối thoại DN Buổi 2 2 2
6 Cung cấp tài liệu hỗ trợ
NNT Bộ 730 860 980
(Nguồn: Phòng Tuyên truyền hỗ trợ - Cục Thuế tỉnh Quảng Bình)
Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT đã có sự chuyển biến tích cực qua từng năm. Các hình thức tuyên truyền và hỗ trợ đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng yêu cầu của NNT nhƣ: Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình, phát tờ rơi ấn phẩm, giải đáp thắc mắc qua điện thoại.
Tổ chức các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp về luật thuế TNCN kết hợp phổ biến một số chính sách thuế TNCN mới cho NNT, đồng thời trao tặng Giấy khen, Bằng khen của các cấp cho NNT chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế đƣợc thực hiện đều đặn hàng năm; cung cấp trên hàng nghìn ấn phẩm (tờ rơi) tuyên truyền về thủ tục kê khai thuế, nộp thuế điện tử, quy định về quyết toán thuế TNCN cho người nộp thuế.
c. Công tác tổ chức, đăng ký cấp mã số thuế
Từ năm 2009, năm đầu tiên thi hành Luật thuế, thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cấp mã số thuế cho tất cả các cá nhân làm công hưởng lương qua tổ chức trả thu nhập, đồng thời tổ chức chi trả thu nhập thực hiện đăng ký cấp mã số thuế cho cá nhân qua mạng điện tử đến cơ quan thuế.
Số lƣợng mã số thuế TNCN cấp cho các tổ chức, cá nhân có thu nhập đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 2.6.
Bảng 2.6. Tình hình cấp mã số thuế cá nhân trên địa bàn tỉnh từ năm 2016-2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Người % Người % Người %
Tổng cá nhân đƣợc
cấp MST 4.241 100 3.915 100 3.195 100
- Cá nhân có thu
nhập từ kinh doanh 1.525 36 1.636 41,8 1.304 40,8 - Cá nhân có thu
nhập từ tiền lương, tiền công
2.311 54,5 1.978 50,5 1.603 50,2 - Cá nhân có các thu
nhập khác 405 9,5 301 7,7 288 9
(Nguồn: Báo cáo tình hình cấp MST năm 2016-2018 Cục Thuế Quảng Bình)
Số lƣợng mã số thuế đƣợc cấp mới năm 2016 là 46.457 (bao gồm mã số thuế cấp cho các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cấp cho cá nhân), trong đó cấp cho cá nhân là 4.241 mã số thuế, chiếm tỷ trọng 9,12%.
Tính đến năm 2018, tổng số lƣợng mã số thuế là 93.856, tăng 102% so với thời điểm năm 2016, trong đó số lƣợng mã số thuế cấp cho cá nhân là 3.195 mã số thuế giảm 24,66% so với năm 2018.
Nhờ việc triển khai cấp mã số thuế, cơ quan thuế sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thu nộp thuế của từng đối tƣợng nộp thuế cũng nhƣ ngăn chặn một số đối tƣợng nộp thuế trốn thuế đƣợc vì họ đều chịu sự quản lý của cơ quan thuế thông qua hệ thống ứng dụng quản lý. Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký thuế của NNT đƣợc thực hiện theo đúng quy định.
Số lƣợng cá nhân đăng ký thuế để đƣợc cấp mã số thuế ngày càng lớn, khối lƣợng công việc và dữ liệu cơ quan thuế phải xử lý sẽ phức tạp hơn và tăng gấp nhiều lần. Do vậy, cơ quan Thuế đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể là việc tổ chức cho các cá nhân, hộ cá nhân kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế trực tiếp tại trang tncnonline.com.vn. Từ đó đã giảm bớt thời gian giao dịch hành chính cho người nộp thuế, đồng thời giảm nhẹ công việc xử lý và cấp mã số thuế của cơ quan thuế.
Để quản lý chặt chẽ người nộp thuế, yêu cầu đặt ra là phải cấp mã số thuế cá nhân cho mọi công dân. Đặc biệt, việc các cá nhân phụ thuộc (đối tƣợng để người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh) không có mã số thuế dẫn đến khe hở và khó kiểm soát chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, từ đó, gây thất thu thuế TNCN. Việc kê khai giảm trừ gia cảnh chủ yếu là dựa vào ý thức của đối tƣợng nộp thuế. Điều này đã tạo ra khe hở trong việc kê khai số người phụ thuộc. Ví dụ: cùng 1 đối tượng là ông X là bố đẻ của anh A và anh B, nhưng cả 2 người con ở 2 địa phương khác nhau đều cùng kê khai và chính quyền địa phương sở tại đều xác nhận. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều địa