Khuyến nghị với các cơ quan, tổ chức liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh đăk lăk (Trang 101 - 110)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

3.2.4. Khuyến nghị với các cơ quan, tổ chức liên quan

Luật thuế TNCN là luật thuế hết sức nhạy cảm và rất khó thực thi, tác động mạnh tới tâm lí, thu nhập của mọi người dân trong xã hội. Vì vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác của tất cả các chủ thể: cơ quan thuế vụ, người dân (là chủ thể quan trọng nhất), các thiết chế tài chính, ngân hàng, cơ quan chi trả thu nhập, các tổ chức chính quyền và phải có lộ trình đối với một số khoản thuế thu nhập đánh vào đối tƣợng nhất định thì phần nào mới có thể đạt đƣợc mục tiêu đặt ra của loại thuế này. Thêm vào đó, các chế tài pháp luật cũng cần phải đủ mạnh để áp dụng đối với những trường hợp vi phạm pháp luật thuế của các chủ thể nêu trên. Do đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan, tổ chức liên quan:

Thứ nhất, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn

Muốn thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế thì việc kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác là điều không thể xem nhẹ.

Cục Thuế Quảng Bình cần phối hợp chặt chẽ với các Sở Tƣ pháp, Sở giáo dục - đào tạo, Sở văn hóa thông tin, Ban tuyên giáo,... để tăng cường công tác tuyên truyền về thuế. Cụ thể:

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ trong việc cung cấp thông tin đăng ký kinh doanh phục vụ quản lý thuế.

+ Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc cung cấp danh sách lao động tại các doanh nghiệp; danh sách người nước ngoài đã được cấp Giấy phép lao động tại địa bàn thành phố phục vụ công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.

+ Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng để kiểm soát việc chuyển nhƣợng nhà, đất nhằm thu thuế thu nhập cá nhân trong lĩnh vực này.

+ Phối hợp với Sở Công Thương để nhờ lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, xử lý nghiêm các cá nhân thực tế có kinh doanh, nhƣng không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và quản lý tổ chức, cá nhân làm việc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh, thương nhân nước ngoài tại thành phố.

+ Phối hợp với Công an thành phố và các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế hoặc không chấp hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời cũng phối hợp để xác minh số ngày cƣ trú tại Việt Nam của cá nhân người nước ngoài; đình chỉ xuất cảnh các trường hợp nợ thuế thu nhập cá nhân theo thẩm quyền, sau đó đối chiếu dữ liệu trong danh chỉ bản chứng minh nhân dân của cá nhân khi có yêu cầu.

+ Phối hợp với Sở Tƣ pháp trong việc xác nhận thông tin về hộ tịch và người phụ thuộc.

+ Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền chính sách liên quan đến thuế thu nhập cá nhân cho các trường, trung tâm trên địa bàn thành phố; cung cấp danh sách, thông tin về các trung tâm đào tạo, tổ chức giáo dục nước ngoài có chương trình đào tạo liên kết với các tổ chức trong nước, danh sách các giảng viên người nước ngoài giảng dạy tại thành phố thuộc phạm vi quản lý.

+ Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc cung cấp

thông tin, quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đối với ca sĩ (trong nước và ngoài nước), vận động viên thể thao; cung cấp bản sao giấy phép đã cấp các chương trình biểu diễn của ca sĩ (trong và ngoài nước), các tổ chức sản xuất băng đĩa nhạc, phim, ảnh, các chương trình quảng cáo. Từ chối cấp phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật thuộc thẩm quyền với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật thuế theo đề nghị của cơ quan thuế.

Xây dựng cơ chế giám sát đồng bộ phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc quản lý đối tƣợng lao động cũng nhƣ kết hợp trong công tác xử lý vi phạm là điều hết sức cần thiết. Các đơn vị cần có nghĩa vụ chỉ đạo các đơn vị thuộc quản lý mình thực hiện nghiêm túc khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả.

Sở lao động thương binh xã hội, Sở kế hoạch đầu tư có trách nhiệm thông báo chính xác số lao động ở các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện... Công an tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan thuế trong việc xử lý các trường hợp vi phạm có hành vi chống đối lại cơ quan thuế, không chịu thực hiện các thông báo xử phạt của cơ quan thuế... Việc này không chỉ giảm bớt gắng nặng cho cơ quan thuế mà còn nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai, khuyến khích việc thanh toán qua ngân hàng.

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ những biện pháp của ngân hàng và Kho bạc nhà nước nhằm giảm chi tiêu tiền mặt cũng là một nhân tố hết sức quan trọng đối với hiệu quả của việc quản lý thu thuế TNCN của cơ quan thuế. Hiện nay, chúng ta chi dùng, giao dịch bằng tiền mặt quá lớn là một trong những điều kiện thuận lợi cho hành vi gian lận thuế. Quản lý thu nhập là biện pháp có ý nghĩa nhất trong việc thu đúng, thu đủ. BTC và ngân hàng cần tìm biện pháp nắm chắc thu nhập của gia đình và cá nhân.

Ngành Ngân hàng nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu nhập, trước hết là đối với công chức nhà nước, phải áp dụng công nghệ dùng thẻ tín dụng thanh toán để từng bước hạn chế giao dịch bằng tiền mặt.

KBNN tỉnh đôn đốc các đơn vị thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các khoản chi trả cho cá nhân.

Hệ thống dịch vụ ngân hàng phải đƣợc cải tiến nâng cao chất lƣợng phục vụ đế cho các pháp nhân và cá nhân có thể sử dụng thuận tiện và lợi ích đƣợc hưởng cao hơn thì mới khuyến khích người dân sử dụng. Giảm thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng rộng rãi thanh toán qua tài khoản không chỉ phục vụ cho hoạt động quản lý thu nhập của dân cƣ trong việc kê khai và nộp thuế TNCN mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho xã hội.Vì vậy, chúng ta cần cố gắng sớm có những quy định và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích thanh toán qua tài khoản.

Hiện nay, cùng với cả nước, Cục Thuế đã triển khai cho các tổ chức, cá nhân khai và nộp thuế qua mạng. Tuy nhiên, hình thức thu qua ngân hàng thường được áp dụng chủ yếu cho các cơ quan chi trả thu nhập. Vì vậy, Cục Thuế Quảng Bình cần nghiên cứu giải pháp cho việc thu thuế với những lao động tự do thông qua hệ thống ngân hàng. Cụ thể nhƣ sau:

Mỗi lao động tự do đều có bổn phận mở tài khoản cá nhân tại một ngân hàng nào mà có cung cấp dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Trong đó, ngân hàng sẽ phát hành cho họ 2 số tài khoản chính:

- Tiền Việt Nam - Tiền ngoại tệ

Và hai mã tài khoản phụ là

- Tiền Việt Nam - Thuế thu nhập cá nhân - Tiền ngoại tệ - Thuế thu nhập cá nhân

+ Tài khoản chính: là tài khoản mà cá nhân đó có thể dùng để bỏ tiền tiết kiệm. Tài khoản này thì cá nhân có thể đƣa tiền vào và rút tiền ra tùy ý.

+ Tài khoản phụ: là tài khoản tạm ứng thuế thu nhập cá nhân.

Tiền tạm ứng thuế thu nhập cá nhân sẽ do một đơn vị nào đó trả cho người lao động đƣợc trích ra 10% sẽ đƣợc nộp cuối tháng vào tài khoản tạm ứng thuế thu nhập cá nhân. Đơn vị này sẽ phát hành biên nhận do bộ tài chính ban hành cho người lao động và khi báo thuế sẽ chứng minh số tiền này đã được thanh

toán qua ngân hàng. Người lao động có thể kiểm tra tài khoản của mình và nếu có sai sót có thể khiếu nại đơn vị phải thanh toán cho ngân hàng đúng thời gian.

Ngoài ra, có thể sử dụng thanh toán qua ngân hàng đối với lao động trong đoàn thể nhƣ công nhân, giáo viên, các nhân viên làm trong các doanh nghiệp, sở ban ngành…

Ngân hàng sẽ xây dựng bảng kê khai phát cho các doanh nghiệp, ban ngành…Bảng kê lương, tên họ, tiền thuế thu nhập phải nộp có thể chuyển đổi thành mã vạch.

Cuối tháng, các đơn vị sẽ đem danh sách và số tiền tương ứng nộp cho ngân hàng. Có thể nhập số liệu thông qua trang web. Tiền này sẽ bị khóa tại các tài khoản riêng của từng nhân viên trong ngân hàng đó và được hưởng lãi theo định kỳ theo quy định của ngân hàng. Ngân hàng sẽ cấp biên nhận cho các đơn vị, các đơn vị sẽ báo thuế hàng tháng kèm theo tường trình này. Nếu hàng tháng doanh nghiệp không báo phần này thì sẽ bị phạt hành chính, phạt lãi ngân hàng…

Nhƣ vậy, việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng đã tiết kiệm đƣợc thời gian của người nộp thuế cũng như giúp cho cán bộ quản lý thuế giảm tải được một số việc vào cuối năm nhƣ: xem hồ sơ hoàn thuế của các cá nhân, thu thập các biên lai, xác nhận không phải đóng thuế thu nhập cá nhân hoặc tính toán phải đóng thêm… Sau đó, cán bộ thuế còn phải chuyển hồ sơ đến kho bạc mới lĩnh được tiền và với số lượng người xin lĩnh ra cũng như người đóng thêm vào cũng rất lớn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thu thuế TNCN tại Cục Thuế Quảng Bình đã phân tích ở chương 2, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cần thực hiện trong thời gian sắp đến đối với Cục Thuế tỉnh Quảng Bình và các cơ quan, tổ chức liên quan như: hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện công tác lập dự toán thuế thu nhập cá nhân, nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, tăng cường sự phối hợp các cấp các ngành trong việc tổ chức quản lý thu thuế nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

KẾT LUẬN

Quản lý thuế TNCN là vấn đề lớn, rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình” đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã hệ thống hóa, kế thừa các vấn đề lý luận về quản lý thuế TNCN nói chung và tại mô hình cấp tỉnh nói riêng đƣợc đề cập trong các tài liệu và các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan.

Phân tích thực trạng quản lý thuế TNCN trên địa bàn, cho chúng ta thấy mỗi địa phương, loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, điều kiện quản lý thuế khác nhau. Tuy nhiên việc áp dụng và thực hiện nó trước hết phải tuân thủ với nguyên tắc chung của pháp luật thuế, các quy trình quản lý của ngành Thuế và phù hợp điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Qua nghiên cứu cũng đã chỉ ra đƣợc những kết quả, các hạn chế chủ yếu của công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.

Mặc dù đã tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài một cách hết sức nghiêm túc, khoa học nhƣng do điều kiện, trình độ của tác giả và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài vẫn còn nhiều vấn đề thiếu sót. Kính mong các thầy, cô giáo góp ý giúp đỡ và tôi hy vọng rằng, các quan điểm, định hướng, giải pháp về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đƣợc trình bày trong luận văn nếu đƣợc thực hiện sẽ góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện thắng lợi chính sách thuế của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như trên cả nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện luật Thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập xá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.

[2] Bộ Tài chính (2015), Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cƣ trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và nghị định số 12/2015/NĐ- CP ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế.

[3] Bộ Tài chính (2016), Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế

[4] Lê Quốc Công (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại tỉnh Kon Tum”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[5] Chính phủ (2013), Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN.

[6] Cục Thuế Quảng Bình (2017), “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2016; Nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2017”.

[7] Cục Thuế Quảng Bình (2018), “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2017; Nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2018”.

[8] Cục thuế Quảng Bình (2019), “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2018; Nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2019”.

[9] Nguyễn Thị Mỹ Dung (2017), “Quản lý thuế ở Việt Nam: Hoàn thiện và đổi

mới”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 7(17) – tháng 11-12/2017.

Nguyễn Thu Hà (2018), “Một số trao đổi về chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tài chính, Số ra tháng 8/2018.

[10] Trịnh Thị Thu Hiền (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[11] Trương Thi Như Ngọc (2017), “Quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Cục thuế tỉnh Quảng Bình”, Đại học Kinh tế Huế [12] Trần Thị Nhàn (2016), “Quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế

Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, Học viên Hành chính Quốc gia.

[13] Nguyễn Thị Hoàng Phương (2018), “Quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[14] Quốc hội (2007), Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

[15] Quốc hội (2012), Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN.

[16] Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 về quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế.

[17] Quyết định số 329/QĐ-TCT ngày 27/3/2014 về quy trình đăng ký thuế.

[18] Quyết định số 1041/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 về quy trình quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế.

[19] Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 về quy trình hoàn thuế.

[20] Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về quy trình kiểm tra thuế [21] Quyết định số 749/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về quy trình miễn thuế, giảm

thuế

[22] Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 về quy trình thanh tra thuế.

PGS.TS Sử Đình Thành, Bùi Thanh Trung, Trần Trung Kiên (2015), “Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết hội nhập quốc tế đến năm 2020”, Tạp chí Phát triển kinh tế số 3 năm 2015.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh đăk lăk (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)