Kết quả hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 80 - 85)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

2.2.2. Kết quả hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với

a. Biến động cơ cấu nhóm nợ và mức giảm tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

Bảng 2.7: Phân nhóm nợ cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013

Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % 1. Tổng dƣ nợ 982 100,00 1.237 100,00 1.336 100,00

Nợ nhóm 1 946 96,31 1.185 95,80 1.261 94,39

Nợ nhóm 2 16 1,63 32 2,59 55 4,12

Nợ nhóm 3 19 1,93 17 1,37 20 1,50

Nợ nhóm 4 - - 2 0,16 - -

Nợ nhóm 5 1 0,13 1 0,08 - -

2. Nợ xấu 20 2,06 20 1,62 20 1,50

3. Nợ từ nhóm 2- 5 36 3,69 52 4,20 75 5,61 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đắk Lắk ) Qua số liệu thống kê tỷ trọng các nhóm nợ có sự thay đổi rõ rệt trong 3 năm.

Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 có xu hướng tăng trong các năm 2011, 2012, 2013;

Nợ nhóm 1 mặc dù số tuyệt đối tăng trong các năm 2011, 2012, 2013 nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm dần trong tổng dư nợ trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp (Từ 96,31% năm 2011; 95,8% năm 2012 và còn 94,39% năm 2013).

Năm 2011, 2012 và 2013 tỷ trọng nợ nhóm 2 và nhóm 3 đều tăng, trong khi nhóm 4 tăng và nhóm 5 giảm và đến năm 2013 xuống còn 0%. Qua đó

cho thấy do BIDV Đắk Lắk đã tích cực thu hồi và xử lý nợ xấu nhóm 4, nhóm 5 phát sinh có hiệu quả; tuy nhiên tiềm ẩn RRTD vẫn gia tăng thể hiện ở việc phát sinh tăng nợ nhóm 2, nhóm 3. Đây là dấu hiệu mà BIDV Đắk Lắk cần quan tâm hơn nữa đến công tác hạn chế RRTD nếu muốn đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

Bảng 2.8: Tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013

Chênh lệch (12/11)

Chênh lệch (13/12) Số tiền TĐ % Số

tiền TĐ %

Tổng dƣ nợ 982 1237 1336 255 26 99 7

Nợ từ nhóm 2 – 5 36 52 75 16 43 23 31

Tỷ lệ dƣ nợ từ nhóm

2-5 (%) 3,69% 4,20% 5,61% 0,51% 1,41%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đắk Lắk ) Nhìn vào bảng 2.5, tỷ lệ dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của khoản vay ngắn hạn đối với DN đã tăng trong 03 năm qua từ 3.69% năm 2011 lên thành 4.2% năm 2012, năm 2013, tỷ lệ này khá cao so với các năm còn lại, đạt 5.61%. Việc phát sinh thêm khoản nợ quá hạn của KH xuất phát từ việc thẩm định thiếu chính xác hiệu quả của phương án kinh doanh, dự án vay vốn, nguồn trả nợ của KH, việc kiểm tra giám sát vốn vay chƣa chặt chẽ nên không phát hiện sớm RRTD và có biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã có những tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của một số công ty, dẫn đến làm ăn thua lỗ, khả năng trả nợ giảm sút và nợ quá hạn, nợ xấu tăng.

b. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013

Chênh lệch (12/11)

Chênh lệch (13/12) Số tiền TĐ % Số tiền TĐ % Tổng dƣ nợ 982,25 1.237 1.336 254,75 26 99 7

Nợ xấu 20,25 20 20 -0,25 -1 0 0

Tỷ lệ nợ xấu 2% 1,62% 1,5% -0,44% -0,12%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đắk Lắk ) Qua các bảng số liệu trên, nợ xấu về số tuyệt đối thì không tăng qua các năm 2011, 2012, 2013. Tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ giảm dần:

Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 1,5% đây là mức thấp nhất trong 03 năm (2011- 2013). Số liệu cho thấy biến động nợ xấu trong cho vay ngắn hạn ít, mức giảm tỷ lệ nợ xấu qua các năm là do qui mô dƣ nợ tăng qua các năm.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu chủ yếu là do các các công ty TNHH, DNTN đã sử dụng vốn vay sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, một số DN gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, làm ăn thua lỗ không thu đƣợc tiền hàng, dẫn đến không trả nợ đƣợc cho NH. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,62%, năm 2013 tỷ lệ này còn 1,5% đây là kết quả của việc tăng qui mô dƣ nợ, ngoài ra một số khoản nợ xấu đƣợc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất cho vay cùng với các biện pháp trước đó như đôn đốc thu hồi nợ, gặp gỡ KH để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất, phát mãi TSBĐ, nhờ đó nợ xấu cuối năm 2013 ở mức 20 tỷ đồng (chỉ có nợ nhóm 3), tương ứng với tỷ lệ nợ xấu là 1,5%, giảm đi 0,12% so với năm 2012.

c. Về tỷ lệ xóa nợ ròng

Bảng 2.10: Mức giảm Tỷ lệ xóa nợ ròng

ĐVT: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013

CL (12/11) CL (13/12) Số

tiền

%

Số tiền

% 1. Dƣ nợ xóa trong

bảng 0,89 2,25 0 1,36 152,81 -2,25 -100

2. Thu hồi nợ xóa 0,3 1,5 0 1,20 400,00 -1,50 -100 3. Các khoản xóa nợ

ròng 0,59 1,8 0 1,21 205,08 -1,80 -100

4. Tổng dƣ nợ 982,25 1237 1336 254,75 25,94 99,00 8,00 5. Tỷ lệ xóa nợ ròng

(%)

0,06 0,15 0,00 0,09 -0,15 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đắk Lắk ) Nhìn vào bảng số liệu, tỷ lệ xóa nợ ròng tăng 1,21 tỷ đồng trong năm 2012 tương ứng tỷ lệ tăng là 205,08% so với năm 2011. Chứng tỏ trong năm này NH đã thực hiện xóa nợ trong bảng đối với các DN kinh doanh thua lỗ, không còn khả năng trả nợ vay và chuyển sang ngoại bảng để xử lý tiếp; Năm 2013 NH không có nợ xấu nên tỷ lệ xóa nợ ròng giảm 100% so với 2012.

Điều này cho thấy các biện pháp hạn chế RRTD trong cho vay ngắn hạn đối với DN của chi nhánh đã từng bước có hiệu quả, tình hình thu hồi nợ xóa qua từng năm của chi nhánh cũng đạt đƣợc những kết quả đáng khả quan, cụ thể năm 2011 là 300 triệu đồng, đến năm 2012 đã tăng lên 1.500 triệu đồng. Đó là nhờ NH đã kiên quyết áp dụng mọi biện pháp để tận thu, hơn nữa hầu hết các khoản vay DN đều có TSBĐ và các KH phát sinh các khoản nợ xấu vẫn ý thức tốt trong việc nỗ lực trả nợ NH nên làm giảm các khoản xóa nợ ròng.

d. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng

Bảng 2.11: Tỷ lệ trích lập dự phòng

ĐVT : Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1.Trích dự phòng rủi ro 12,22 15,28 15,77

2.Tổng dƣ nợ 982,25 1237,00 1336,00

3.Tỷ lệ trích dự phòng (%) 1,24 1,24 1,18

(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đắk Lắk ) Từ bảng số liệu trên có thể thấy, tính từ năm 2011 tỷ lệ trích lập dự phòng của chi nhánh duy trì trong năm 2012 và giảm trong năm 2013 (năm 2011 là 1,24%, năm 2012 là 1,24%, năm 2013 là 1,18%). Nguyên nhân là do chi nhánh đã giảm khoản nợ xấu bằng cách xử lý từ quỹ DPRR để làm trong sạch bảng cân đối kế toán. Đồng thời, sự giảm xuống của DPRR chứng tỏ nợ xấu trong năm 2013 đã giảm đi và chi nhánh đã hạn chế khá tốt rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với DN, qua đó giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro gây ra.

e. Mức giảm lãi treo

Bảng 2.12: Tình hình lãi treo

ĐVT : Tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013

Chênh lệch 12/11

Chênh lệch 13/12 Số tiền TĐ % Số tiền TĐ % 1. Lãi treo phát sinh 5,44 6,24 6,75 0,80 14,76 0,51 7,56 2. Lãi treo thu đƣợc 3,14 3,12 2,84 (0,02) (0,64) (0,29) (10,05) 3. Tồn lãi treo 2,30 3,12 3,92 0,82 35,80 0,80 20,31 (Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đắk Lắk )

Qua số liệu trên, ta thấy tồn lãi treo tương đối lớn điều này sẽ làm cho Chi nhánh không thực hiện đƣợc kế hoạch lợi nhuận kỳ vọng, nhất là trong năm 2013 tồn lãi treo 3,92 tỷ đồng và năm 2012 tồn lãi treo là 3,12 tỷ đồng.

Nhƣ vậy nguy cơ xảy ra rủi ro cho vay ngắn hạn đối với những khách hàng Doanh nghiệp ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)