CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
2.2.3. Đánh giá chung thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk
a. Thành tựu
Giai đoạn từ năm 2011-2013 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk đã từng bước đi vào hoạt động ổn định, phát triển và đã đƣợc một số kết quả nhất định. Song song với việc duy trì tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đối với Doanh nghiệp, Chi nhánh luôn quan tâm chú trọng đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp, kết quả đạt đƣợc của mặt công tác này cụ thể nhƣ sau:
- Tuy dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tăng qua các năm nhƣng BIDV Đắk Lắk vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ xấu luôn ở mức thấp, tỷ lệ trích lập dự phòng có xu hướng giảm.
- Chi nhánh đã đánh giá đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và đã thực hiện nghiêm túc các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng RRTD, cơ cấu thời hạn trả nợ, quy chế giảm, miễn lãi vay đối với KH vay vốn, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện rủi ro từ các khoản cho vay.
Đồng thời đã xây dựng chính sách tín dụng, quy trình cho vay, quy trình thẩm đinh chặt chẽ rõ ràng và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
- Đã tạo lập được thị trường và mở rộng thị phần tín dụng, đồng thời xây dựng gắn kết đƣợc mối quan hệ và uy tín với nhiều thành phần khách hàng nhất là khách hàng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Chất lƣợng khoản vay ngày càng đƣợc nâng cao là nhờ vào việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của từng khách hàng kịp thời. Kiên quyết không hạ thấp các tiêu chuẩn và nới lỏng điều kiện tín dụng.
Nhìn chung, BIDV chi nhánh Đắk Lắk đã thành công trong công tác hạn chế rủi ro cho vay ngắn hạn đối với DN trong những năm qua, các biện pháp đã áp dụng có ảnh hưởng tích cực đến công tác Hạn chế rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp.
b. Những vấn đề tồn tại
- Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có khuynh hướng giảm nhưng nguyên nhân là do qui mô dƣ nợ ngắn hạn tăng, trong khi giá trị tuyệt đối là không giảm.
- Mặc dù BIDV Đắk Lắk đã có cố gắng trong việc đầu tƣ vào hệ thống thông tin phục vụ tín dụng, tuy nhiên mảng thông tin chuyên ngành, phân tích chuyên sâu, mang tính chất dự đoán, cảnh báo (đặc biệt tập trung vào các mặt hàng/ngành ngề có tỷ trọng dư nợ lớn) chưa được tăng cường. Ngoài ra, chất lƣợng các thông tin đầu vào chƣa đƣợc chú trọng đúng mức đã làm cho BIDV Đắk Lắk mất đi cơ hội giảm thiểu đƣợc các quyết định cấp tín dụng mang tính rủi ro cao.
- Khả năng phân tích triển vọng ngành/lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh còn rất yếu, ảnh hưởng rất lớn đến việc thẩm định tín dụng để có căn cứ chính xác trong việc ra quyết định cho vay, đặc biệt là khả năng phân tích các ngành nghề/lĩnh vực và mặt hàng mới. Do đó, tồn tại tình trạng không cho vay các phương án sản xuất/ kinh doanh ngắn hạn mới có mức
độ rủi ro thấp, mà lại cho vay vào các Doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh mặt hàng quen thuộc nhƣng có mức độ rủi ro cao hơn.
- Cấp tín dụng có biểu hiện ỷ lại vào tài sản thế chấp, nhƣng công tác đánh giá lại tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng một cách thường xuyên;
việc đánh giá lại tài sản đảm bảo đôi khi mang tính hình thức, không cập nhật phản ánh được thực trạng dẫn đến nhiều trường hợp giá trị tài sản giảm xuống thấp nhƣng giá trị định giá lại không thay đổi, điều này tiềm tàng lớn rủi ro tín dụng.
- Các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng của NH còn mang tính chất định tính, chỉ có duy nhất phương pháp "chấm điểm tín dụng" là mang tính định lƣợng. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm tín dụng của NH còn có nhiều yếu tố “động”, có xu hướng biến động nhiều trong thực tế.
- Công tác kiểm tra giám sát tín dụng đôi khi còn hình thức, chƣa thực sự chặt chẽ, sát sao và liên tục.
c. Nguyên nhân của những tồn tại
* Nhân tố bên trong:
- Hệ thống thông tin: Mặc dù triển khai đƣợc nhiều ứng dụng công nghệ phục vụ cung cấp thông tin, tuy nhiên việc kiểm soát chất lƣợng thông tin chƣa cao, đôi khi xuất hiện nhiều thông tin trái triều gây tranh cãi. Chƣa có sự chia sẻ, trao đổi thông tin khách hàng lẫn nhau với các tổ chức tín dụng khác.
Đối với các thông tin nhận đƣợc từ trung tâm tín dụng CIC của NHNN thì không đƣợc cập nhật kịp thời. Vì vậy, CB QHKH phải tự thu thập thêm thông tin thông qua các mối quan hệ cá nhân nên rất vất vả, hiệu quả không cao.
- Trình độ của đội ngũ nhân sự chƣa đồng đều, chƣa đƣợc đào tạo một cách đầy đủ và có hệ thống. Các kỹ năng về phân tích đánh chuyên gia nhƣ Phân tích ngành, phân tích xu hướng ... còn nhiều hạn chế.
- Mặc dù quy trình tín dụng đƣợc xây dựng rất chi tiết và cụ thể nhằm bảo đảm cho hoạt động cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp đƣợc an toàn và sinh lợi, nhƣng đối với những khoản vay không lớn, khoản vay có TSBĐ tốt hoặc khoản vay vì mục đích lôi kéo khách hàng ... thì việc tuân thủ quy trình đôi khi chƣa đầy đủ.
- Chƣa thực sự chú trọng đến công tác đánh giá lại tài sản đảm bảo, chƣa đáp ứng được yêu cầu cập nhật thường xuyên giá trị thị trường hợp lý, tình trạng tài sản kịp thời.
- Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV Đắk Lắk còn mang tính định tính, chủ quan của cá nhân CB QHKH: nhiều yếu tố đầu vào chi phối đến kết quả xếp hạng của khách hàng chƣa chính xác; thông tin đôi khi còn thiếu và chƣa đầy đủ; không phản ánh thay đổi kịp thời đã làm cho đầu ra của công tác xếp hạng nội bộ sai lệch.
- Công tác giám sát và quản lý vốn vay đƣợc thực hiện còn chƣa thực sự chặt chẽ, kịp thời, đặc biệt đối với các Doanh nghiệp vay vốn nhiều Ngân hàng, Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nông sản, vàng ... làm nảy sinh nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất cao.
- Việc bố trí nhân sự, phân phối nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác phát triển nhân viên, tuyển dụng còn chậm không theo kịp tốc độ phát triển qui mô, đặc biệt là nhân viên khối QHKH (đây là lực lƣợng chủ đạo tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng nhƣng số lƣợng còn quá ít). Do đó nhân viên khối QHKH luôn trong tình trạng quá tải công việc, không có đủ quỹ thời gian để bám sát khách hàng cũng nhƣ nắm bắt thông tin kịp thời.
* Nhân tố bên ngoài:
- Môi trường pháp lý và các thay đổi về cơ chế chính sách - Các nhân tố từ môi trường kinh tế
Trong những năm qua hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm điều
kiện thiên nhiên bất ổn, thiên tai dịch bệnh bùng phát (bão lụt, dịch cúm trên người và gia cầm...) đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều Doanh nghiệp.
- Điều kiện kinh tế cũng có nhiều biến động, Chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm, thắt chặt chi tiêu công
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu
- Khách hàng DN trên địa bàn phần lớn còn yếu về năng lực quản trị điều hành; Năng lực tài chính Doanh nghiệp còn yếu việc thiếu minh bạch tài chính kết hợp với những khó khăn kinh tế vĩ mô trong giai đoạn vừa qua dẫn đến nhiều Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản, giải thể.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, trọng tâm của luận văn là đánh giá, phân tích thực trạng của công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại BIDV Đắk Lắk. Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn đã tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:
- Đánh giá phân tích thực trạng triển khai các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại BIDV Đắk Lắk trong thời gian vừa qua.
- Phân tích kết quả hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại BIDV Đắk Lắk thông qua các tiêu chí đánh giá kết quả hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp đã nêu ở chương 1.
- Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại BIDV Đắk Lắk trong thời gian qua và phân tích nguyên nhân của những hạn chế nói trên.
- Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để đề xuất các giải pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 3