CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN TỚI
CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chiến lƣợc của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 NHTM hiện đại có chất lƣợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 3 khâu đột phá chiến lƣợc là:
- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Phát triển nhanh nguồn lực chất lƣợng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh NH tạo ra khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tín lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
Trong giai đoạn 2011-2015, BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ƣu tiên nhƣ sau:
(1). Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển Tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam.
(2). Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lƣợng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững.
(3). Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nổ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.
(4). Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.
(5). Phát triển hoạt động NH bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dƣ nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.
(6). Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, tăng năng suất lao động.
(7). Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, lực lƣợng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.
(8). Phấn đấu trở thành NH đƣợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.
(9). Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tƣ tập trung và lĩnh vực kinh doanh chính.
(10). Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi. Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp và phát triể thương hiệu BIDV.
Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ƣu tiên và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quả trị điều hành tại BIDV. Cụ thể :
- Tín dụng : Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng, đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lƣợng tín dụng.
- Huy động vốn : Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cƣ, các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế.
- Đầu tư : Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tƣ góp vốn và đầu tƣ vào các công ty trực thuộc.
- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh odanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển NH bán lẻ: Tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực danh cho hoạt động NH bán lẽ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH bán lẽ, đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp.
- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế.
- Nguồn nhân lực – Mô hình tổ chức : Xây dựng độ ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính NH.
- Công nghệ : Cũng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dich vụ NH.
Mỗi cấu phần kể trên đều đƣợc xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến cá đơn vị triển khai thực hiện.
3.1.2. Định hướng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk
Căn cứ vào định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và bối cảnh hoạt động cụ thể của Chi nhánh, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk xác định mục tiêu trong thời gian tới là tăng trưởng kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững, hiện đại, chuyên nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh do Trung Ƣơng giao.
Về các định hướng hoạt động tín dụng, Chi nhánh xác định trong năm 2014, tiếp tục vẫn là thời gian khó khăn với thị trường tài chính Ngân hàng Việt Nam, Chi nhánh đặt mục tiêu phấn đấu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở đảm bảo an toàn, bền vững. Tiếp tục tìm kiếm những khách hàng mới trên địa bàn thành phố, mở rộng cho vay khách hàng các huyện lân cận, nhiều tiềm năng nhƣ huyện Cƣ Mgar, Cƣ Kuin, ... để mở rộng tín dụng và khai thác triệt để tiềm năng của khu vực.
Về các định hướng lớn trong công tác hạn chế RRTD trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp:
- Quan điểm cơ bản của Chi nhánh Hạn chế RRTD không đồng nghĩa với việc hạn chế tăng trưởng tín dụng, mà phải cân nhắc đầy đủ sự đánh đổi giữa hai mục tiêu tăng trưởng tín dụng và hạn chế RRTD. Phấn đấu trong thời gian tới đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng nhưng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đồng thời không hạ thấp các điều kiện tín dụng và lãi suất.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp có tính chất tình thế trong giai đoạn hiện nay. Theo dõi tình hình để có những chỉ đạo linh hoạt, kịp thời, phù hợp với những thay đổi trong môi trường hoạt động, không cứng nhắc. Phải phân
biệt giữa các biện pháp có tính giai đoạn và tình thế với những biện pháp cơ bản, lâu dài.
- Quản lý tốt những khách hàng truyền thống hiện có tại hội sở, chú trọng tìm kiếm cho vay các khách hàng có tài chính mạnh, an toàn; từng bước giảm quy mô tín dụng đối với những khách hàng yếu kém, không đáp ứng được các điều kiện tín dụng theo quy định hiện hành, tăng cường thu hồi nợ đã xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng, đẩy mạnh việc thu lãi, lãi treo, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.
- Xây dựng danh mục cho vay các ngành nghề đa dạng, ƣu tiên cho vay các ngành nghề có khả năng sinh lời cao, đang hoạt động ổn định và là thế mạnh của địa phương (như: cà phê, cao su, mật ong, xây lắp, dược phẩm, ...) nhƣng phải phù hợp với cơ cấu về thời hạn nguồn vốn huy động của chi nhánh; Tuy nhiên danh mục cho vay phải đảm bảo nguyên tắc không tập trung quá nhiều vào một nhóm ngành nghề/khách hàng.
- Chú trọng đến công tác cán bộ và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ tín dụng.
- Triển khai ISO có hiệu quả
- Tuân thủ các chỉ tiêu giới hạn tín dụng, phân quyền phán quyết tín dụng kết hợp với việc xây dựng chính sách tín dụng, chính sách lãi suất hợp lý, đổi mới phong cách tín dụng.
- Nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường năng lực tự kiểm tra giám sát rủi ro tín dụng, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế chính sách của ngành và của NHNN, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.