CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
3.3.3. Đối với Hội sở chính
Để tạo điều kiện cho chi nhánh có thể thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, kiến nghị BIDV TW quan tâm các vấn đề sau:
a. Quan tâm hơn đến vấn đề quản trị rủi ro danh mục tín dụng
Xu hướng của quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới là chuyển từ quản trị rủi ro tín dụng của từng khoản tín dụng riêng biệt sang quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục. Trong khi đó, tại BIDV và kể cả một số NHTM Việt Nam xu hướng này vẫn chưa thật rõ. Phần lớn các chi nhánh, do chƣa đƣợc hiểu rõ, chƣa đƣợc trang bị kỹ năng nên quản trị rủi ro danh mục tín dụng vẫn còn xa lạ. Vì vây, để khắc phục BIDV TW cần tiến hành công tác đào tao, tập huấn, ban hành tiêu chuẩn, tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục tín dụng để các chi nhánh có cơ sở thực hiện.
b. Quan tâm đến các trang bị công nghệ cho chi nhánh
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đƣợc hổ trợ rất nhiều bởi các công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, theo dõi, phân tích, đánh giá, phân loại các khoản nợ, và khách hàng.
Tuy nhiên, đầu tƣ vào hệ thống công nghệ là các quyết định thuộc thẩm quyền của BIDV TW. Do đó, kiến nghị BIDV TW tiếp tục đầu tƣ mạnh mẽ
cho các trang, thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh NH nói chung và hoạt động hạn chế RRTD trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp nói riêng.
c. Thường xuyên rà soát lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Để có những điều chỉnh cho phù hợp về phương pháp chấm điểm, về hệ thống chỉ tiêu, về các trọng số. BIDV TW cần định kỳ thu thập ý kiến của các chuyên gia, của các cán bộ ở cơ sở để điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ cho ngày càng hợp lý hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, trọng tâm của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác hạn chế RRTD trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk.
Luận văn đã căn cứ vào định hướng của BIDV Đắk Lắk về công tác tín dụng nói chung và hạn chế RRTD trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp nói riêng để đề xuất một hệ thống các giải pháp.
Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp, luận văn cũng đã đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước Việt nam và với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ mà mục tiêu nghiên cứu đề ra. Cụ thể, luận văn đã giải quyết đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về hạn chế RRTD trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp của NHTM.
- Đánh giá, phân tích thực trạng của công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk. Luận văn đã tiến hành đánh giá phân tích thực trạng triển khai, các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và phân tích kết quả hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại Chi nhánh qua đó, tổng kết về những thành tựu và hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại Chi nhánh trong thời gian qua đồng thời phân tích nguyên nhân của những hạn chế nói trên.
- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD trong cho vay ngắn hạn đối với DN tại chi nhánh. Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp, luận văn cũng đã đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước Việt nam và với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào vào việc giúp BIDV Đắk Lắk nâng cao hơn nữa công tác hạn chế RRTD trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp, kiểm soát đƣợc các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện đƣợc sớm những rủi ro tín dụng để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển bền vững.
Đề tài nghiên cứu sẽ không tranh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Lâm Chí Dũng, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.