Đặc tính kỹ thuật của dịch vụ thông tin di động

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng dịch vụ di động tại trung tâm kinh doanh VNPT quảng trị (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG DỊCH VỤ DI ĐỘNG

1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG

1.2.2. Đặc tính kỹ thuật của dịch vụ thông tin di động

Dịch vụ thông tin di động được cung cấp trên một mạng liên kết của

nhiều thiết bị kĩ thuật, gọi là mạng điện thoại di động. Mạng điện thoại di động có cấu trúc kỹ thuật rất phức tạp. Tuy nhiên để có một khái niệm tổng quát về mạng trên cơ sở đó quản lý và kinh doanh dịch vụ thông tin di động có hiệu quả. Một mạng di động có các thành phần cơ bản như sau:

Hình 2.1. Mô hình tổng quan mạng thông tin di động

Tại Việt Nam, mạng thông tin di động tương tự (Analog) với tên gọi Calling của VNPT khai thác tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 1994 - 2002 sử dụng công nghệ AMP (hiện đã ngừng kinh doanh). Hai mạng điện thoại di động toàn quốc của VNPT là Mobifone và VinaPhone đều sử dụng công nghệ GSM

a. Trạm di động (MS – Mobistation)

“Định nghĩa kỹ thuật trạm di động MS là chiếc máy điện thoại di động mà khách hàng sử dụng. Trong nhiều trường hợp người ta cũng gọi thiết bị này là thiết bị đầu cuối khách hàng (CPE). MS có thể là thiết bị đặt trong ôtô hay thiết bị xách tay hoặc thiết bị cầm tay. Loại thiết bị nhỏ cầm tay là trạm di động phổ biến nhất. MS thực hiện chức năng giúp người sử dụng kết nối tới mạng điện thoại di động (qua môi trường vô tuyến). Ngoài ra cũng cung cấp các giao diện với người sử dụng (micro, loa, màn hiển thị, bàn phím...)

hoặc giao diện với một số thiết bị khác (giao diện với máy tính cá nhân, FAX, camera...)”.

b. Trạm thu phát gốc (BTS – Base Transceiver Station)

Trạm BTS là trạm thu phát sóng điện thoại di động, cung cấp vùng phủ sóng. Độ cao trung bình của trạm BTS là 35 – 45m. Mỗi trạm BTS phát sóng trong phạm vi lớn nhất là 4Km2. Sô lượng trạm BTS dày thì chất lượng dịch vụ thông tin di động càng tốt do vùng phủ sóng càng lớn.

c. Bộ điều khiển trạm gốc (BSC - Base Station Controller):

Mỗi BSC thực hiện chức năng điều khiển một nhóm các trạm BTS và kết nối BTS đến các trung tâm chuyển mạch MSC.

d. Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động (MSC - Mobile Services Switching Center): Có chức năng liên kết người gọi đến người nhận cuộc gọi, chuyển mạch cũng như quản lý cuộc gọi đó.

Như vậy, về cơ bản mạng điện thoại di động gồm có 4 bộ phận chính như đã mô tả ở trên. Từ đặc điểm kỹ thuật trên cho thấy Chất lượng dịch vụ thông tin di động phụ thuộc vào một số chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản sau:

- Độ rộng của vùng phủ sóng và chất lượng vùng phủ sóng (nghĩa là phủ có liên tục hay không, và sóng có đủ “mạnh” hay không. Vùng phủ hẹp thì sẽ có nhiều nơi khách hàng di chuyển đến không sử dụng được dịch vụ (không có sóng). Chất lượng phủ sóng kém thì cuộc gọi dễ bị “rớt” hoặc “âm thoại” kém, khó nghe.

- “Dung lượng vô tuyến” lớn hay nhỏ. Mỗi BTS có dung lượng “vô tuyến” nhất định cho phép một số lượng nhất định các thuê bao thực hiện cuộc gọi một lúc. Nếu có quá nhiều thuê bao trong “ô” của BTS cùng gọi đi thì sẽ có các thuê bao không thực hiện được cuộc gọi (theo ngôn ngữ khách hàng là gọi nhiều lần mới được một lần).

“Dung lượng chuyển mạch” của MSC càng lớn thì thực hiện được càng

nhiều kết nối nghĩa là nhiều người hơn có thể gọi cùng một lúc.”

Tại Việt Nam, mạng thông tin di động tương tự (Analog) với tên gọi Calling của VNPT khai thác tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 1994 - 2002 sử dụng công nghệ AMP (hiện đã ngừng kinh doanh). Hai mạng điện thoại di động toàn quốc của VNPT là Mobifone và VinaPhone đều sử dụng công nghệ GSM, hiện nay ở nước ta cũng có một số mạng nhỏ sử dụng công nghệ CDMA như là mạng di động S-Fone và EVN Telecom.

Thế hệ thứ nhất (1G) – Hệ thống thông tin di động tế bào tương tự - Hệ thống thông tin tế bào tương tự: ra đời tháng 12/1971 tại Mỹ, được đưa vào hoạt động từ năm 1973 và triển khai dịch vụ thương mại bắt đầu từ năm 1983. Hệ thống này đã phát triển kỹ thuật thông tin tế bào và di động trên nhiều phương diện, đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trở thành tiêu chuẩn quốc gia của hệ thống thông tin tương tự của Mỹ - AMPS, hệ thống truyền dẫn dựa trên công nghệ FDMA (Đa truy nhập phân chia theo tần số).

- Hệ thống thông tin di động Bắc Âu (NMT): chủ yếu được phát triển các quốc gia Bắc Âu.

- Hệ thống truyền thông truy nhập tổng thể (TACS): được giới thiệu Anh vào năm 1985, dựa trên công nghệ AMPS.

Thế hệ thứ ha (2G) – Hệ thống tế bào số

Hệ thống này được phát triển từ cuối thập niên 80 không chỉ số hoá vô tuyến điều khiển mà còn số hoá ở tín hiệu thoại. Mục đích của việc số hoá là đưa ra được các dịch vụ mới với chất lượng cao và tăng dung lượng thiết bị, giảm kích thước và giá thành thiết bị. Trong thông tin số, trước khi truyền tín hiệu thoại và các thông tin phi thoại như fax, dữ liệu, hình ảnh sẽ được chuyển thành tín hiệu số. Việc truyền thông tin số đảm bảo độ tin cậy cao hơn và mức quản lý quy hoạch tốt hơn rất nhiều so với công nghệ FDMA.

- Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM): GSM là hệ thống tế bào só đầu tiên. GSM được phát triển ở Châu Âu vào năm 1985. GSM sử dụng công nghệ TDMA (Đa truy nhập phân chia theo thời gian). Công nghệ này được các nước Châu Âu và rất nhiều quốc gia trên thế giới triển khai.

- TDMA IS-136: công nghệ này được Hiệp hội Công nghệ Viễn thông (ITA) nghiên cứu vào năm 1988. Hệ thống TDMA IS-136 được phát triển để cải thiện chất lượng của hệ thống điện thoại di động thế hệ tương tự (AMPS) đang được triển khai tại Mỹ.

- Hệ thống thông tin di động PDC: được RCR phát triển vào năm 1990, do đặc tính tương thích với hệ thống điện thoại di động thế hệ tương tự đang được triển khai tại Nhật Bản nên nó nhanh chóng được chào đón và nay vẫn là hệ thống chính phát triển tại Nhật.

- CDMA IS-95: vào những năm đầu của thập kỷ 90, khi nhu cầu thông tin di động tế bào tăng cao (đặc biệt là ở Mỹ) đòi hỏi cần có một kỹ thuật mới để có thể cung cấp dung lượng cao hơn. Hiệp hội công nghệ viễn thông TIA đã xây dựng một tiêu chuẩn khác áp dụng cho hệ thống thông tin di động tế bào dựa trên kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) và đưa ra chuẩn tế bào (800MHz) cho dịch vụ băng rộng (chuẩn TIA- IS 95) hỗ trợ máy di động hoạt động cả ở hai chế độ: CDMA và tương tự. Trong hệ thống này máy di động có thể chuyển từ mạng CDMA sang mạng tương tự nếu có lệnh chuyển vị từ trạm gốc đến máy di động. Hiện nay CDMA được triển khai ở nhiều khu vực trên thế giới.

Thế hệ 2,5G

GPRS là một trong những bước chuyển tiếp từ thế hệ thứ hai (2G) sang thế hệ thứ ba (3G), đây được coi là thế hệ 2,5G. GPRS là giải pháp cho phép truyền tải và thực hiện các dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao trên mạng thông tin di động. GPRS thích hợp cho các dịch vụ truyền dữ liệu dạng gói như tải

Web, truyền tải dữ liệu hoặc hình ảnh. GPRS có đặc tính cho phép người sử dụng đặt chế độ kết nối liên tục, như người sử dụng dùng các dịch vụ e-mail hay Internet. Theo các nhà chuyên môn, GPRS là bước chuyển tiếp thích hợp từ công nghệ GSM lên công nghệ 3G và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Giai đoạn tiếp theo của GPRS là EDGE và tiến tới phát triển công nghệ 3G trong tương lại. EDGE có thể coi là một lớp vật lý chung giữa hau thế hệ 2G và 3G đã được đề xuất từ năm 1997 cho hệ thống GSM đang chiếm tuyệt đối tại Châu Âu và nhiều nước trên thế giới.

Thế hệ thứ ba (3G) – Công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ ba Công nghệ 3G liên quan đến những cải tiến trong lĩnh vực truyền thông không dây cho điện thoại và dữ liệu thông qua bất kỳ chuẩn nào đang áp dụng hiện nay. Công nghệ này sẽ nâng cao chất lượng thoại, và dịch vụ số liệu sẽ hỗ trợ việc gửi nội dung video và multimedia đến các thiết bị cầm tay và điện thoại thông minh. Hai chuẩn chính của 3G là CDMA 2000 và WCDMA.

- Hệ thống CDMA: hệ thống này ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của dịch vụ thông tin di động tế bào. Hệ thống CDMA có nhiều ưu điểm như chất lượng thoại cao hơn, dung lượng hệ thống tăng cao và tính bảo mật rất cao. CDMA đưa ra các giải pháp kỹ thuật cải thiện được chất lượng dịch vụ, đặc biệt là khả năng kiểm soát chất lượng thông tin kênh truyền, giảm ảnh hưởng của can nhiều đến chất lượng thông tin.

- WCDMA - Phương thức đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng:

h thống này là một trong nhiều công nghệ chủ đạo của mạng thông tin di động. Nó cũng được biết đến là một công nghệ truy nhập. Giao diện vô tuyến WCDMA hình thành kết nối giữa thiết bị di động của người dùng với mạng lõi. Công nghệ CDMA tạo nên mạng lưới có hiệu quả cao với công suất lớn, trong khi vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thoại cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng dịch vụ di động tại trung tâm kinh doanh VNPT quảng trị (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)