Kinh nghiệm của Korea Telecom tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng dịch vụ di động tại trung tâm kinh doanh VNPT quảng trị (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG DỊCH VỤ DI ĐỘNG

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VỤ THÔNG

1.3.2. Kinh nghiệm của Korea Telecom tại Hàn Quốc

Dịch vụ thông tin di động sử dụng công nghệ CDMA bắt đầu được đưa vào sử dụng năm 1996. Thị trường dịch vụ thông tin di động đã có nhưng bước tăng trưởng đột biến, số thuê bao di động vượt qua cả số thuê bao cố định, tỷ lệ thuê bao di động và cố định trên thị trường Hàn Quốc là 58% và 42%. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động trong dân số chiếm 78%, trong đó độ

tuổi từ 10 dến 80 chiếm 79%.

Từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990, dịch vụ vô tuyến tại Hàn Quốc chỉ tập trung vào dịch vụ nhắn tin giá rẻ và dịch vụ điện thoại giá cao trên xe hơi. Trong khi đó dịch vụ nhắn tin khai trường vào năm 1982 và tồn tại tới năm 1993 với hơn 1 triệu thuê bao. Dịch vụ này trở thành phổ biến sau khi chính phủ cho phép cạnh tranh. Số thuê bao trên thị trường này lên tới 15 triệu trong năm 1997. Còn dịch vụ điện thoại trên ôtô được đưa vào sử dụng năm 1984 với việc cung cấp công nghệ dịch vụ AMPS và có tới 1 triệu khách hàng trong 10 năm đến 1995.

Tại thị trường viễn thông Hàn Quốc, dịch vụ thông tin di động bao gồm các dịch vụ sau: dịch vụ di động tế bào, PCS, dịch vụ nhắn tin mất đi và thay thế bằng các dịch vụ thông tin di động với hơn 32 triệu thuê bao trong năm 2002 sử dụng công nghệ tiên tiến là IS-95AB và CDMA 2000-1x thông qua nền tảng của CDMA 2000-1xEV-DO. Số lượng thuê bao di động trong năm 2003 là 36,4 triệu (tăng thêm 10,6%), qua đó thấy được tỉ lệ tăng trưởng so với dân số Hàn Quốc chiếm hơn 76%.

Nguy cơ về sự bão hòa thuê bao trên thị trường nhưng số lượng thuê bao vẫn tăng với tốc độ 10%/năm (tổng số 30 triệu thuê bao/2002; 33 triệu thuê bao/2003 và 40,8 triệu thuê bao vào thời điểm cuối năm 2005). Thị trường thông tin di động tại Hàn Quốc đã trải qua 3 giai đoạn lịch sử phát triển.

Từ năm 1984 tới 1994, trên thị trường thông tin di động Hàn Quốc chỉ có công ty Korea Mobile Telecom Inc cung cấp dịch vụ AMPS, giai đoạn từ 1994 đến 2001 có thêm 5 nhà cung cấp là SK Telecom, Shinsegi Telecom, KT Freetel, Hansol PCS và LG Telecom, trong đó chủ yếu cạnh tranh giữa 3 nhà cung cấp là SKT (dịch vụ di động tế bào), KTF (dịch vụ PCS) và LGT (dịch vụ PCS). Mặt khác dịch vụ Internet di động đã bắt đầu với SMS và SMS tăng cường vào cuối năm 1990 và đến năm 2000 được nâng cấp hoàn thiện

như các dịch vụ “NTop”, “N016” và “EZWeb”. Các dịch vụ này cho phép tải xuống máy điện thoại âm thanh, hình ảnh với tốc độ từ 9,6Kbps tới 64Kbps, trong khi đó có sự cạnh tranh nhằm nâng cao dịch vụ như WAP (SKT và LGT) và ME(KTF) vào đầu năm 2000. Đến cuối năm 2002, các thiết bị cá nhân như PDA và điện thoại di động hỗ trợ WAP (chiếm 66% thị phần) và ME (34% thị phần) đối với Internet di động.

Nhờ nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng cường cung cấp dịch vụ di động, việc kinh doanh di động (M-business) có thể đáp ứng cho chính phủ và các ngành công nghiệp. Từ năm 2002 dịch vụ M-business đưa vào nhiều ứng dụng như:

hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) áp dụng cho các ngành vận tải, bưu chính; hệ thống bán hàng tự động SFA (Sale Force Automation)/ FFA (Field Force Automation) áp dụng cho tài chính, sản xuất.

Dịch vụ thương mại di động đã được tích hợp vào các ứng dụng dịch vụ thông qua việc tích hợp dịch vụ tài chính có áp dụng công nghệ thông tin. Với một vài dịch vụ: dịch vụ thẻ di động cho việc thanh toán mua bán, dịch vụ ngân hàng di động cho việc chuyển tiền và thanh toán séc, dịch vụ thông tin tài chính về giá cố phiếu, dịch vụ e-shopping cho cả thông tin vô tuyến và cố định, đặt chỗ xe du lịch, kết quả sổ số điện tử, xem phim trực tuyến. Đầu năm 2002, MONETA và K-merce đã chính thức đưa vào sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Đây sẽ là hình thức kinh doanh thương mại nhiều tiềm năng.

Ngành thông tin di động của Hàn Quốc đã phát triển một cách vượt bậc do chính sách giá cước hợp lý và có sự khuyến khích cạnh tranh của chính phủ.

Đây chính là động lực thúc đẩy phát triển thuê bao khiến số thuê bao phát triển không ngừng. Ngoài ra, do cơ sở hạ tầng mạng viễn thông khá hiện đại mà việc áp dụng các hình thức kinh doanh thương mại, cũng như dịch vụ mạng rất phát triển khiến người sử dụng không thể thiếu được điện thoại di động.

Korea Telecom - Doanh nghiệp chủ đạo về viễn thông của Hàn Quốc, giữ độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực điện thoại nội hạt; đối với dịch vụ điện thoại đường dài, Korea Telecom vẫn chiếm thị phần lớn là 91,3%. Song trong lĩnh vực dịch vụ điện thoại quốc tế và điện thoại di động, Korea Telecom bị chia sẻ thị trường và chịu áp lực cạnh tranh.

Korea Telecom đã và đang thực hiện một số chính sách để duy trì được vị trí dẫn đầu ngành viễn thông Hàn Quốc như sau:

Hướng tới khách hàng: bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển đều phải quan tâm đến khách hàng, Cũng như vậy, Korea Telecom đã thực hiện một chương trình năm 1999 là “Năm của Khách hàng” và thực hiện các hoạt động Marketing phù hợp để đem lại hiệu quả tối ưu hơn cho khách hàng.

Các trung tâm chăm sóc khách hàng của Korea Telecom đều được kết nối thống nhất với nhau. Vì vậy, chỉ với một cuộc gọi, các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng sẽ được giải đáp. Tuy nhiên, nếu một thắc mắc hay yêu cầu nào của khách hàng không giải quyết được trong ngày hôm đó thì khách hàng sẽ được bồi thường.

Mở rộng thị trường: để hợp tác trên toàn thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, Korea Telecom đang hết sức nỗ lực nhằm xây dung thành một công ty viễn thông phù hợp toàn cầu. Trước mắt, Korea Telecom sẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như các khu vực khác có tiềm năng phát triển cao. Korea Telecom thực hiện chiến lược liên minh với các công ty viễn thông khác trên thế giới và tham gia hoạt động với các tổ chức thông tin quốc tế như ITU và APT.

Mặt khác, Korea Telecom cũng mở rộng thị trường của mình bằng cách mua lại các công ty viễn thông khác. Tháng 6/2000, Korea Telecom mua lại hãng Hansol M.com. Korea Telecom hợp nhất hoạt động của Hansol với Korea Telecom Freetel công ty khai thác dịch vụ thông tin di động trực thuộc

Korea Telecom, với hi vọng tạo ra một nhà khai thác dịch vụ thông tin di đọng lớn thứ nhì Hàn Quốc với 25% thị phần (sau SK Telecom khi SK Telecom mua lại Shinsegi Telecom khiến cho SK Telecom trở thành nhà khai thác điện thoại di động lớn nhất Hàn Quốc với 60% thị phần). Vụ mua bán này của Korea Telecom được coi là sẽ chấm dứt việc sắp nhập các mạng di động tại Hàn Quốc.

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D): đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của Korea Telecom đã tăng nhanh tới mức 2 con số trong tổng chi phí hàng năm. Bằng việc phát triển một loạt hệ thống các tổng đài TDX, tổng đài ATM, các dịch vụ đa phương tiện và thiết bị truyền dẫn F/O, phát triển hệ thống IMT-2000 và bản đồ hệ thống thông tin DBMS, Korea Telecom đã năng cấp công nghệ viễn thông của Hàn Quốc. Korea Telecom sẽ liên tục thực hiện và quan tâm đến nghiên cứu và phát triển để duy trì vị trí của mình trong việc phát triển công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng dịch vụ di động tại trung tâm kinh doanh VNPT quảng trị (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)